Vượt lên trên bệnh tật trở về với cuộc sống

Thứ ba - 22/09/2015 05:12

Vượt lên trên bệnh tật trở về với cuộc sống

Tôi muốn chia sẻ với tất cả quý vị và các bạn, trước hết là về một phần cuộc sống của một người bệnh, rất đau khổ và tuyệt vọng. Thật may mà tôi có cơ duyên để đến với môn Trường Sinh học, chứ nếu không thì không biết cuộc đời tôi đang ở đâu. Qua đây tôi chỉ mong muốn quý vị và các bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, hãy đến với Trường Sinh học để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.

       Tôi muốn chia sẻ với tất cả quý vị và các bạn, trước hết là về một phần cuộc sống của một người bệnh, rất đau khổ và tuyệt vọng. Thật may mà tôi có cơ duyên để đến với môn Trường Sinh học, chứ nếu không thì không biết cuộc đời tôi đang ở đâu. Chỉ cách đây vài tháng thôi, ngay cả việc ăn tôi còn không ăn nổi, có nằm mơ tôi cũng chả dám mơ rằng mình còn ngồi đây tập tọe máy tính. Qua đây tôi chỉ mong muốn quý vị và các bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, hãy đến với Trường Sinh học để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.


Môn sinh Vũ Thị Thư

 
       Nhật ký học thiền của mèo hen
       Trước khi kể về hành trình để đến được với môn học Thiền Trường Sinh học, tôi xin phép được nói qua về mình, về những căn bệnh mà tôi đã mang trong mình. Tôi bị các chứng thận yếu, huyết áp thấp, hở van tim ba lá và thoát vị đĩa đệm. Đó là những căn bệnh của trước đây. Còn bây giờ tôi đang vật lộn với bệnh ung thư!
       Trước khi bị K, dù là rất nhiều bệnh như vậy nhưng tôi vẫn sống và làm việc bình thường, dù là mệt mỏi và đau đớn! Nhưng vì cuộc sống và mưu sinh nên tôi vẫn gắng gượng làm việc. Tới một ngày cách đây hơn hai năm, thấy có gì đó bất ổn trong cơ thể, tôi đi tới bệnh viện để khám. Kết quả tôi bị K cổ tử cung giai đoạn 4. Thu xếp công việc tạm ổn tôi vào viện điều trị; cả hóa trị và xạ trị đồng thời! Ngay mũi hóa chất đầu tiên đã như lấy hết sinh lực của tôi. Gắng gượng lắm tôi cũng vượt qua được hết đợt hóa trị và xạ trị. Lúc đó kinh phí cạn kiệt, sức khỏe suy yếu nên tôi đề nghị bác sĩ cho tôi xuất viện.
       Kể từ đó cho tới khoảng 5 tháng gần đây tôi dùng thuốc Nam. Suốt thời gian đó tôi sống khá lạc quan và vô tư. Cho tới cách nay mấy tháng nội tạng của tôi bắt đầu bị phá hủy. Tôi không ăn được, uống được bất cứ loại đồ ăn hay thức uống nào. Bất kể là thứ gì đưa vào bụng đều bị phản ứng dữ dội, cồn cào vật vã và đớn đau,… Tiếp đến là chứng chảy máu, máu chảy rất nhiều ở cả hậu môn lẫn phần phụ. Lúc này mọi cố gắng, mọi sự kiên cường và lạc quan của tôi đều tiêu tan hết. Tôi ngày đêm chỉ còn biết ôm bụng vật vã với các cơn đau ngay một dày hơn.
       Rồi một ngày đang u ám, tôi đang chăm sóc mẹ tôi trong phòng cấp cứu ở bệnh viện. Bỗng chuông điện thoại đổ dồn, một số lạ hoắc. Em có phải là Thư không? Dạ đúng ạ! Chị là Phương đây, người nằm bên cạnh giường em ở K Thanh Nhàn đây, em nhớ không? Rồi chị nói như súng liên thanh, giọng chị trong và vui vẻ. Đại loại chị kể cho tôi về chị về Thiền, về môn học mà theo chị là nhờ nó mà chị mới được như bây giờ! Mặc dù mọi điều chị nói với tôi đều rất thuyết phục, song chẳng nghĩ nhiều, tôi tìm lời từ chối lòng nhiệt thành và sự tốt bụng của chị. Vì lúc đó mẹ tôi đang nằm viện, với lại trước đây vô tình đọc trên báo hoặc nghe trên ti-vi người ta đã nói về tác dụng tuyệt vời của việc ngồi Thiền. Tôi thường nghĩ, trông họ ngồi đẹp và ngay ngắn như tượng thế kia thì mới Thiền đúng mà thu năng lượng để nâng cao sức khỏe và chữa bệnh chứ. Còn mình cong vẹo cột sống, ngồi ăn cơm còn không xong thì làm sao có thể ngồi Thiền đẹp và lâu như vậy được!
       Vào một ngày đẹp trời cách đây vài tháng, chị Phương lại gọi điện thuyết phục tôi. Chị nói có người phải nhờ người thân khiêng đến lớp mà bây giờ họ cũng ngồi đươc rồi đấy. Em cố lên đi nhé! Vậy là vừa cảm động với lòng nhiệt tình của chị và cũng chả còn biết bấu víu vào đâu, tôi khăn gói lên đường trước hẹn một ngày, vì sức yếu nên tôi tới nhà chị bạn ở Hà Nội xin ở qua đêm lấy sức hôm sau lên Sơn Tây để đi học Thiền!
       Vật vã 2 chặng đường vượt gần 200 km với khoảng hơn 4 giờ đồng hồ trên xe và hơn 1 ngày 1 đêm, cuối cùng tôi cũng đến được nơi cần đến với tâm trạng vừa háo hức vừa âu lo. Chị Phương sắp xếp nơi ăn chốn ở cho tôi ngay tại lớp học. Vợ chồng anh chị chủ nhà, mà sau đó tôi được biết họ cũng chính là người đã có công đưa môn học về Sơn Tây. Ấn tượng của tôi về họ rất đặc biệt, nhất là 3 cháu nhỏ con của anh chị ấy. Các bé hoàn toàn không hề tỏ ra có ai là người lạ trong nhà. Ngay bữa cơm đầu tiên tôi đã được mọi người chuyện trò tự nhiên như người quen đã lâu và lẽ tự nhiên tôi hòa nhập và như thành viên chính thức trong gia đình vậy!
       Buổi học đầu tiên diễn ra bình thường, sau khi nghe thầy giảng huấn giới thiệu về nguồn gốc môn học và các Luân xa quan trọng trên cơ thể con người. Sau đó chị lớp trưởng (chính là chị chủ nhà nơi tôi ở nhờ) tay cầm một tập danh sách dày cộp, lần lượt đọc tên từng học viên vào ghế ngồi để được thầy giảng huấn khai mở luân xa. Tiếp đó, mọi người được một vị “phụ lớp” dẫn đến đúng vị trí ngồi và hướng dẫn cách ngồi cũng như các bước thực hành. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và tự hỏi: Sao mọi người phụ trách trong cái lớp học này ai cũng như thiên thần hết vậy? Họ hồn nhiên tươi cười và tỷ mỷ kiên nhẫn hướng dẫn từng người một, cho dù cũng có người chậm hiểu phải hướng dẫn nhiều lần. Rồi sau đó, từ chị lớp trưởng cho tới toàn bộ đội ngũ các anh chị áo trắng, họ là những người đi trước, học trước chúng tôi, trong đó cũng có những người mang trọng bệnh nhờ tu Thiền mà họ đã khỏi bệnh nên giờ họ là những tình nguyện viên trợ giúp đắc lực cho mỗi lớp học. Tất cả các anh chị ấy ra trợ giúp “phụ bệnh” cho chúng tôi, những học viên mới và đặc biệt là tôi.
       Tôi là một học viên mới và là người bệnh nặng nhất, yếu nhất và ở xa nhất (tận Nam Định) so với các học viên còn lại trong lớp học. Có lẽ vậy, tôi luôn được gọi tên sớm hơn và luôn được những người có “thâm niên” trong môn học hỗ trợ “phụ bệnh” giúp, khiến không ít các ánh mắt tò mò ngưỡng mộ. Vài ngày đầu tập cách ngồi, cách khoanh chân, “vật lộn” mãi tôi cũng chỉ ngồi được chừng 15 – 20 phút. Sau đó toàn thân tôi đau nhức, hai bên mông gầy như sắp dùi thủng nền nhà, hai bên cẳng chân đau tê dại, lưng như muốn vụn ra từng đốt xương. Tôi đi đứng không vững, lê từng bước chậm rãi đầy đau đớn! Tới bữa, tôi nuốt từng muỗng cơm, nhạt phèo, đắng ngắt.
       Cho dù mọi người khích lệ tôi và trong thâm tâm tôi cũng cảm nhận được hơi ấm tình thương, tình người trong căn nhà rộng chừng 90m2 dành cho mình. Tôi cảm nhận rằng mình đang là trung tâm của cái không gian đó. Từ vợ chồng anh chị lớp trưởng, 3 cháu nhỏ con của anh chị ấy và cả chị Phương, người dìu dắt tôi đến với môn học nữa. Ai cũng khích lệ tôi, động viên tôi, theo sát tôi từng bước. Tôi từ một người nặng tới 56kg to khỏe, mạnh mẽ,… bây giờ gầy yếu, bé nhỏ mong manh như con mèo hoang nhỏ dại rớt xuống nước run rẩy tới tội nghiệp! Mỗi ngày với tôi nặng nề và mệt mỏi cộng với đớn đau. Dường như tất cả mọi bệnh tật, mọi đớn đau về thể xác đồng lõa chống lại mọi cố gắng của tôi. Những cơn đau dài vô tận hành hạ tôi bất kể ngày đêm. Rất nhiều lần tôi như lịm đi trên sàn tập và không ít lần thầy giảng huấn phải hỗ trợ luân xa cấp cứu cho tôi. Lúc đó, toàn thân tôi rũ xuống như tàu lá héo, dù cố gắng cách mấy tôi cũng không thể đứng lên được.
       Tới khoảng buổi tập thứ tư tôi hoàn toàn kiệt sức, ngoài việc toàn thân đau đớn ra thì máu từ phần phụ ra rất nhiều, thậm chí có những cục máu đông như chỗ gà cắt tiết, bụng tôi đau buốt như có cục gai trong đó. Vào lớp, tôi luôn chọn vị trí ngồi gần nhà vệ sinh nhất chỉ để mấy phút vào đó ôm bụng vật vã và tháo được cục nợ đang vần vũ dưới bụng mình. Các bạn học viên cùng lớp nhìn tôi bằng ánh mắt vừa cảm thông vừa ái ngại.
       Ngoài giờ học thì mọi sinh hoạt như ăn uống đều do gia đình anh chị lớp trưởng chăm lo săn sóc. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận sâu sắc hơi ấm tình thương, tình người. Sự quan tâm săn sóc tận tình của những người mà mới cách đó vài hôm với tôi còn hoàn toàn xa lạ, cả những ánh mắt trìu mến, những nụ cười thân thiện của các chị trong khu lớp Thiền, của các anh chị phụ lớp cho tới các bạn học chung lớp, tất cả như đang dành mọi điều tốt đẹp đến với tôi. Tôi cứ vô tư vật vã, nhăn nhó, thoải mái mà lê la, thì mọi người vẫn thật lòng khích lệ tôi. Lần đầu tôi vật vã trong vòng tay những người xa lạ mới quen mà lòng xúc động và hạnh phúc vô bờ.
       Tôi thấy được câu nói: “Trong đớn đau bất hạnh vẫn tìm thấy ánh sáng của niềm tin và hy vọng…” Tôi thầm nghĩ cho dù cái phao tình người này không đủ giúp tôi vượt qua được số phận, không đủ dành lại tôi từ tay của tử thần, tôi vẫn tự hào mình là người quá hạnh phúc và may mắn. Ông trời đã quá ưu ái mà đưa tôi tới đây, một nơi mà chỉ có tình người chan chứa, không có bon chen, không có vụ lợi nào. Một nơi khác hẳn với ngoài song cửa kia, đầy rẫy những xáo trộn, ganh đua. Cái cảm giác xa quê, nhớ con, thương mẹ già phần nào lắng dịu. Tôi thấy yêu mến nơi đây, gắn bó nơi đây.
       Tôi thấy nhớ bất kỳ ai trong căn nhà này mỗi khi họ vắng mặt. Tôi quen với tiếng gọi ngọt ngào của chị Hoa ''Thư ơi! Xuống ăn cơm. Thư ơi xuống chị phụ cho,…” Tôi như kẻ lười biếng hơn, tôi như một cô nhóc con út chuyên dựa cớ làm nũng để nhận được nhiều hơn. Những lời nói sao chân thành tới từng mạch máu li ti như đang muốn ngừng chảy của tôi. Ôi! Một gia đình, gia đình của tôi. Lớp học, lớp học tình thương. Tất cả xung quanh đây vầng hào quang thân thương của tình người bao phủ, vừa ấm áp, ngọt ngào đang dần ngấm vào tim tôi. Từng đường gân, mạch máu tôi chắc sẽ là động lực giúp tôi vượt qua được đớn đau bệnh tật dày vò. Tình thương ấy giúp tôi đủ tự tin và nghị lực để học hành, nâng cao thể lực, chống chọi lại với những con bệnh tấn công cơ thể tôi như bão tố chỉ chực chờ quấn phăng tôi đi như tro tàn cát bụi. Nhưng chẳng sao, vì tôi có 2 gia đình yêu thương tôi. Một nơi tôi được sinh ra và được nuôi lớn và được yêu thương suốt cuộc đời. Còn gia đình thứ hai đó chính là lớp học Thiền, nơi tôi đang theo học và được đùm bọc bảo vệ và thương yêu.
       Tôi sẽ vì thế mà sẽ phải cố gắng tu luyện, chống chọi và chiến đấu với bệnh tật. Để không phụ công, phụ lòng yêu thương săn sóc của mọi người dành cho mình. Trong đó có thầy tôi – Thầy Tư Điều – đã không ít lần toát mồ hôi hột để cứu tôi. Vợ chồng chị Hoa anh Xuyên và các cháu nhỏ đáng yêu con của anh chị; chị Phương và rất nhiều các anh chị em khác trong lớp học tình thương đã quan tâm hết mình đối với tôi. Có anh tình nguyện đèo tôi ra bến xe, còn trả luôn cả tiền cước xe. Có anh chị mua cả những loại thực phẩm quý giá tặng tôi và các học viên nhà nghèo bệnh trọng khác. Khi tôi nói lời cảm ơn, họ đều xua tay nói cười xởi lởi ''là anh em mà'' so đo gì chứ. Thật không còn biết nói thế nào để lột tả được tâm trạng của tôi cho đúng.
       Khi ở lớp là như vậy, còn hơn tháng sau khi gặp tôi ngoài đường không ít bạn học phải thốt lên vì sự thay đổi thể trạng của tôi. Nhiều hôm ra chợ tôi bỗng thấy mình như một ngôi sao, vì mấy người từng gặp tôi trong lớp học họ cứ túm lấy tôi mà hỏi han về sức khỏe và sao hồi phục nhanh vậy. Tôi nói đùa là vì cơm ở Sơn Tây ngon nên mới vậy!
       Lại nói về chuyện mỗi khóa học chỉ học có 6 buổi, trong 1 tuần, mà sao cả hơn tháng trời tôi vẫn ở Sơn Tây. Chuyện này chắc phải hỏi chị Hoa ấy. Thấy tôi quá yếu và đau đớn gầy mòn, hết tuần học chị xin thầy giảng huấn cho tôi theo lên Thái Nguyên dự lớp để hưởng lực và nhờ thầy “phụ bệnh” cho mau khỏe. Vì một số lý do và cả vì sức khỏe tôi quá yếu không đi xe đường dài được, cuối cùng chị bảo tôi ở lại nhà chị để chị phụ cho. Lúc đó tôi muốn đi về nhà, phần vì nhớ nhà, phần vì ngại, mình ăn ở sinh hoat đủ thứ còn chưa kể những thứ không thể quy ra tiền thì mình đã nợ họ quá nhiều rồi. Tôi còn chưa kịp nói ra quyết định thì chị Hoa đã nói một tràng: Chê chị không đủ trình độ năng lực để phụ bệnh chứ gì, sức khỏe thì yếu, bệnh nặng như vậy mà không chăm lo cho mình đi thì không ai lo cho mình đâu. Mà chị nói bướng không nghe là chị ghét lắm. Nếu cố tình về nhà, bệnh trở nặng ai phụ cho. Bấy giờ có lên chị cũng không nhận nữa, mà về rồi đừng có gọi điện cho chị. Chị không nghe đâu. Tôi chỉ còn biết răm rắp nghe lời và thế là hết tuần này lại tới tuần khác chị có đủ lý do có lợi cho tôi để thuyết phục tôi ở lại. A! Tuần này thầy về giảng đấy, em ở lại vừa hưởng lực lớp, chị nhờ thầy phụ bệnh cho nhanh hồi phục đúng không? v.v,… mà lý do nào cũng chính đáng, cũng thuyết phục. Thế là tôi như một hộ khẩu mới của ngõ 2.


Môn sinh Vũ Thị Thư đang ngồi tập thiền.

 
       Tính tới hôm nay (08-9-2015) tôi đã học Thiền được 1 tháng 18 ngày rồi. Bây giờ chị Hoa đã chính thức khai trương Câu lạc bộ. Các học viên đều có thẻ đeo, vừa chứng minh họ là học viên của Câu lạc bộ, mặt kia ghi bệnh tình của họ để những người hỗ trợ nhìn vào đó để biết mà phụ bệnh. Không như hồi tôi học, mỗi học viên tự viết bệnh của mình vào một tờ giấy để trước mặt được kê dưới mỗi viên sỏi xinh xinh. Sau khi thiền xong lại tự mình cất mảnh giấy ấy đi mai dùng tiếp.
       Bây giờ tôi đã về bên gia đình và sức khỏe đã khá ổn. Chỉ duy có cái lưng thoát vị đĩ đệm là cản trở duy nhất khiến tôi không ngồi được lâu. Nếu không, cho dù là bệnh K cũng không còn gì đáng sợ nữa. Một điều duy nhất khiến tôi luôn suy nghĩ và trăn trở mỗi khi nghĩ đến chị Hoa, phải nói rằng chị luôn ngự trị trong lòng tôi, chị ở trong suy nghĩ của tôi nhiều nhất, khi thì chị đang ngồi Thiền, thật kiên nhẫn cho đủ thời gian rồi chị lần lượt phụ bệnh qua luân xa cho từng người một. Lúc nào chị cũng nhẹ nhàng, dịu dàng như người mẹ trong mọi câu chuyện cổ. Xong rồi lại tất tả cắm cơm, một phần chị mang theo ra chợ ăn để bán hàng, còn lại cho mọi người trong nhà ăn sáng. Khi thì chị đội mưa đi mua bánh cuốn hoặc bún cho mọi người, còn mình lại vội vàng đi chợ bán. Nhìn chị luôn tất tả vất vả vì mọi người, dù chị chưa từng than vãn lời nào, song trong lòng tôi luôn xa xót. Xót vì chị quá nhân từ và độ lượng, chị vẫn phải tất tả mưu sinh mà không hề một chút đắn đo hay ngần ngại khi chìa tay cứu giúp người khác. Chị đang mệt mỏi mà vẫn lo người khác có khỏe hơn không và khi từ chợ về vừa bước chân vào phòng trong mà chưa thấy tôi ngồi bên mâm cơm là chị gọi tôi ngay.
       Rồi những ngày có lớp là cả tuần chị thiếu ngủ triền miên vì bao việc phải sắp xếp, phải lo toan. Rồi những hư hao tốn kém điện, nước,… rồi nuôi mang chăm bẵm những bệnh nhân ốm yếu nghèo hèn như tôi và rất nhiều học viên mà cũng là bệnh nhân khác. Tôi luôn ao ước có một phép màu, có ai đó có điều kiện về kinh tế cùng chung tay với chị ấy để Câu lạc bộ có cơ sở vật chất khang trang hơn, có thể nhận được nhiều học viên hơn, cứu giúp được nhiều người hơn. Tôi mong sao điều ước thành sự thật để chị ấy không phải bần thần day dứt khi không có đủ chỗ cho học viên ngồi và đỡ phần nào về kinh phí điện nước cũng như mọi sinh hoạt cho những học viên nghèo ở xa như tôi có được sự trợ giúp để bớt phần nào gánh nặng cho chị ấy. Đó là một phần những suy nghĩ trong tôi, tôi xin mạnh dạn tỏ bày. Đơn giản vậy, dù có sai sót gì tôi mong các bạn hãy lượng thứ cho tôi. Tiện đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy tôi, các anh chị em của tôi trong lớp Trường Sinh học, nay là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học Xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội).
Tôi muốn chia sẻ với tất cả quý vị và các bạn, trước hết là về một phần cuộc sống của một người bệnh, rất đau khổ và tuyệt vọng. Thật may mà tôi có cơ duyên để đến với môn Trường Sinh học, chứ nếu không thì không biết cuộc đời tôi đang ở đâu. Chỉ cách đây vài tháng thôi, ngay cả việc ăn tôi còn không ăn nổi, có nằm mơ tôi cũng chả dám mơ rằng mình còn ngồi đây tập tọe máy tính. Qua đây tôi chỉ mong muốn quý vị và các bạn hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, hãy đến với Trường Sinh học để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật. Ai chẳng may đang có bệnh trong người, hãy mau chóng đi học và tập luyện tốt để còn chống chọi với bệnh tật.
       Lời cuối trước khi tạm biệt các bạn tôi có đôi lời mong muốn các bạn hãy tới với môn Thiền Trường Sinh học để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật, giảm kinh phí mỗi khi bệnh tật và giảm tải cho bệnh viện đang mỗi ngày một đông bệnh nhân hơn. Vâng! Tôi chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã bớt thời gian vàng ngọc chia sẻ cùng tôi. Tôi xin hết và xin cảm ơn! Cảm ơn tất cả!
 
Môn sinh VŨ THỊ THƯ
(Đội 2, xã Giao Yên, huyện Giao Thủy, Nam Định)
 
        Vượt lên trên bệnh tật trở về với cuộc sống
       Khi đến với CLB Trường Sinh học Xứ Đoài chúng tôi, Thư trông rất yếu ớt, như tàu lá qua cơn bão. Thư bị K tử cung giai đoạn cuối, phát hiện cách đây 2 năm, đã truyền hóa chất và bệnh viện cho về để… uống thuốc nam. Thư đến với môn Trường Sinh học khi thuốc nam đã không thể uống nổi nữa và mỗi bữa Thư chỉ ăn được 2 thìa cơm. Ngoài ra, Thư chỉ uống bột ngũ cốc rẻ tiền. Khi vào lớp, cô tìm chỗ ngồi gần nhà vệ sinh, chỉ 20 phút cô chạy vào đó 1 lần.
       Cả lớp ái ngại cho Thư. Có buổi, đang học Thư ngất ngay tại lớp. Anh em phụ lớp đã ra tay “phụ bệnh” cấp cứu. Mọi người vô cùng lo lắng, Thư đi học có một mình, ngày đã vậy còn đêm hôm thì ra sao đây (?!),… Sáu buổi học xong lớp Cấp 2, bệnh tình của cô tiến triển chậm. Không còn có chỗ dựa nào, không còn điểm tựa nào giữa đại dương bao la, chỉ có một mình với phao cứu sinh là môn Trường Sinh học, Thư đã ngồi thiền quên chết cả ngày cả đêm. Khi vật lộn với bệnh tật, nhiều đêm người trực lớp cũng không sao ngủ được, vì sợ Thư không qua khỏi ngay trong lớp học này. Thư ở lại lớp thêm 5 tuần nữa để học tập, hưởng lực và nhờ sự hỗ trợ “phụ bệnh” của đồng môn.
       Chú Tư Điều là giảng huấn đã không kể ngày đêm, vừa đứng lớp xong nếu cần là chú đều ra tay trợ giúp. Kết quả đã không phụ lòng người kiên trì vượt khó, Thư đã dần bình phục. Môn sinh ở CLB Trường Sinh học Xứ Đoài chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu đến hoang đường, không ai có thể tin nổi. Khi “phụ bệnh” cho Thư, những ngày đầu tôi còn trêu chọc em là “hợp tác xã toàn xương…” nhưng giờ em đã có da có thịt và khỏe lên rất nhiều.
       Trường Sinh học – một môn học giàu tình thương – thấy hoàn cảnh Thư khó khăn, có bác (cũng là bệnh nhân) đem cho em cả tổ yến để em bồi bổ. Hôm Thư đã khỏe hẳn, có anh đưa em ra bến xe rồi mua vé cho để em về quê. Tình yêu thương của môn sinh Trường Sinh học đã giúp Thư vượt lên trên bệnh tật trở về với cuộc sống.
       Bài viết của Thư khá dài, tôi không muốn Thư viết về gia đình tôi nhiều đến vậy. Nếu sử dụng bài này mong anh lược trích bớt đi. Thành thật từ trước tới nay tôi không muốn mọi người biết nhiều về tôi. Mọi việc tôi làm chỉ đơn giản là tôi đang trả ơn môn học và muốn được làm thật nhiều việc thiện giúp đời.
 
Môn sinh NGUYỄN THỊ HOA
(Chủ nhiệm CLB Trường Sinh học Dưỡng sinh Xứ Đoài, Sơn Tây)

Nguồn tin: CLB Trường Sinh học Dưỡng sinh Xứ Đoài, Sơn Tây, Hà Nội

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 101 trong 25 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 25 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Thị Thanh Thúy

    Đọc bài này tự nhiên em nhớ đến ngày đầu tiên mình đi học thiền. Mình cũng bệnh nặng hơn Thư, nên khi vào lớp cũng được các anh chị, cô chú ưu tiên hơn. Cảm nhận của mình cũng giống Thư, một lớp học thật là đầy tình yêu thương, thân thiện. Từ một người xa lạ, nhưng khi vào đây thì mình giống như người nhà vậy. Mình cũng đang cố gắng vươn lên từng ngày để thiền được nhiều hơn. Hiện tại minh đã thiền được hơn 1 tiếng. Mục tiêu của mình là 1 tiếng rưỡi. Mình cầu mong Đức Tổ sư Dasira Narada phù hộ cho mình tập được tốt hơn và đạt được những thành tựu của thiền.
    Các bạn ơi! Nếu chưa biết thiền thì nên tập luyện môn này nhé, rất là tuyệt vời. Mình biết là những ai đã tham gia môn này thì sẽ không bao giờ nói dối đâu. Những điều Thư chia sẻ trên đây mình tin đó hoàn toàn là sự thật. Rất mong em Thư và các môn sinh đang tập thiền ngày càng nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

     Nguyễn Thị Thanh Thúy  thuy90604@yahoo.com  22/09/2015 15:21
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây