Chuyện kể ở Câu lạc bộ chúng tôi

Chủ nhật - 07/07/2013 06:31

Chuyện kể ở Câu lạc bộ chúng tôi

Trong chúng tôi mỗi người đều mang khá nhiều bệnh trọng. Chúng tôi thường nói đùa với nhau là: “Thời oanh đã hết, bây giờ chuyển sang thời… liệt”. Trong số bệnh trọng có 2 người bệnh phổi, đều đã điều trị tại Hà Nội về, trong đó có chị Kim bị ung thư phổi là nặng nhất. Chị kể cho chúng tôi nghe về trường hợp phát hiện ra bệnh thật xúc động.

          Câu lạc bộ của chúng tôi có 15 người, đã học môn Trường Sinh học ở nhiều nơi, nhiều nhất là ở Bình Dương. Trong số ấy, người có “thâm niên” tập luyện cao nhất là gần 3 năm, ít nhất là 3 tuần, có 1 người đã học Cấp 4, có 5 người Cấp 3, có 4 cặp vợ chồng và 1 cặp cha con. Chúng tôi quy định cứ vào 12 giờ trưa ngày Chủ nhật hàng tuần và ngày mồng 1, ngày rằm theo của tháng âm lịch thì tập trung nhau lại để cùng luyện tập, phụ bệnh, trao đổi kinh nghiệm, người đi trước hướng dẫn người đi sau, mong muốn ai cũng đạt được kết quả tốt.
          Trong chúng tôi mỗi người đều mang khá nhiều bệnh trọng. Chúng tôi thường nói đùa với nhau là: “Thời oanh đã hết, bây giờ chuyển sang thời… liệt”. Trong số bệnh trọng có 2 người bệnh phổi, đều đã điều trị tại Hà Nội về, trong đó có chị Kim bị ung thư phổi là nặng nhất. Chị kể cho chúng tôi nghe về trường hợp phát hiện ra bệnh thật xúc động.
          Ngày 30/5/2013, chị Kim cùng nhóm Phật tử từ quê hương ra Chùa Khai Nguyên (Hà Nội) dự lễ Tam thời hệ niệm. Trên đường đi chị bị sốt cao và khi đến nơi được đưa vào bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu. Sau 10 ngày nằm điều trị tại đây, chị đã nhận được kết quả là… phải tiếp tục điều trị. Bệnh viện rất đông, mỗi giường 2, 3 người, thậm chí 4 người chung một giường. Nhiều lúc không có chỗ đặt lưng, rất mỏi mệt lại sốt thường xuyên, vì vậy chị quyết định bỏ bệnh viện về nhà.
          Mặc dù mọi người giấu tôi, nhưng bệnh trong cơ thể của tôi, tôi biết ở mức độ nào, chắc chắn là mình đã bị bệnh rất nặng. Tôi nghĩ thế, liền nói với con trai – cháu đang học Cao đẳng tại Hà Nội – Bác sỹ đã trao đổi về bệnh của mẹ, mẹ biết bệnh rất nặng, nếu chữa trị cũng rất tốn kém phải mất hàng trăm triệu mà chưa chắc đã giữ được mạng sống,…
          Anh con trai liền nói: Bệnh viện kết luận mẹ bị ung thư phổi, bảo con chuẩn bị cho mẹ điều trị.
          Chị bảo con trai: Gia đình mình là nông dân, cuộc sống dựa vào mấy sào ruộng khoán, nếu chữa trị cho mẹ thì nhà ta phải bán ruộng vườn, thậm chí phải bán cả nhà, con sẽ phải thất học, bố và các con sẽ phải sống trong khổ cực… Vì vậy, mẹ quyết định về nhà, vào Bình Dương để chữa trị bằng năng lượng.


Chị Ngô Thị Kim (Ảnh chụp tối 06-7-2013)

 
          Thế là, nói sao chị làm như vậy thật. Về nhà được 4 ngày, chị thông báo cho mọi người biết bệnh tình và quyết định của mình. Mọi người đã gom góp tiền ủng hộ cho chị vào Bình Dương do chị có người quen ở đây. Sức khỏe chị rất yếu, không thể đi ô tô được quãng đường rất dài hơn 1000 km. Lúc ở Hà nội về, người nhà phải bế chị từ xe vào. Thế là chị cùng cô em gái phải “bóp bụng” đi máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh, rồi người nhà đón vào Bình Dương.
          Buổi chiều chủ nhật vừa đến nơi, chưa kịp lại sức chị đã được các môn sinh cấp cao phụ bệnh giúp ngay. Nơi chị Kim theo học là xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Chú Che là người trực tiếp khai mở Luân xa cho học viên và hướng dẫn lý thuyết, phương pháp luyện tập Trường Sinh học. Trước những tình cảm chân thành của những người đồng môn nơi đây, chị rất vui và cảm động, ngay bữa cơm tối hôm đầu tiên ở lớp học chị đã ăn được 3 chén.
          Một tuần học tập và được phụ bệnh mỗi ngày 2 lần, cơn sốt 41 – 42 độ của chị đưa từ nhà theo đã cắt được ngay. Vợ chồng chú Che và những người đồng môn ở đây đã cưu mang chị, cho chị ở, cho chị ăn và giúp chị chữa bệnh. Được chứng kiến sự tận tuỵ, tận tâm hết lòng vì cuộc sống của đồng loại mà không hề vụ lợi khiến chị rất cảm phục. Mỗi lần kể chuyện chị lại tấm tắc: Tôi đã được nghe mọi người nói chuyện về môn học và những người học môn này, nhưng tôi nghĩ chắc là mọi người kể chuyện thần thoại, vì làm gì có những người tốt như thế,… Nhưng khi được tận mắt chứng kiến những cử chỉ, việc làm của mọi người ở đây, tôi thấy quyết định của mình là đúng. Tôi sẽ cố gắng luyện tập thật tốt, quyết tâm đẩy lùi căn bệnh quái ác để không phụ lòng tốt của mọi người, của môn học.
          Với quyết tâm giành lại sự sống, hiện nay chị đã ngồi tập được từ 60 đến 90 phút cho một lần tập. Tuy mới được thời gian ngắn nhưng thấy nước da chị đã hồng hào trở lại, chỉ còn khúc khoắc ho đôi tiếng. Những người mới gặp chưa biết, trông thấy động tác sinh hoạt cá nhân của chị như người bình thường, không ai nghĩ chị bị bệnh nặng. Chị giành nhiều thời gian trong ngày cho việc luyện tập. Chị nói: Tôi không còn gì để mất, phải chạy đua với thời gian nên tôi tranh thủ để luyện tập… Từ hôm về nhà, chị được các môn sinh bậc cao trong Câu lạc bộ thường xuyên phụ bệnh. Câu lạc bộ chúng tôi đã chuyển địa điểm về nhà chị để hưởng lực và luyện tập cùng chị, lấy gương của chị để cố gắng luyện tập tốt hơn.
          Các bạn thân mến! Nếu muốn được “tai nghe, mắt thấy, tay sờ…” xin mời các bạn hãy đến tận nơi theo địa chỉ: Ngô Thị Kim (sinh năm 1958), xóm 7A Nghĩa Thuận, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Nếu các bạn còn do dự chưa đến lớp dưỡng sinh, hãy nhanh chóng tìm cho mình một địa điểm thích hợp. Các bạn có thể liên lạc với Câu lạc bộ Trường Sinh học Dưỡng sinh (E-mail: truongsinhhocds@gmail.com) để được hướng dẫn về thời gian và địa điểm học tập cụ thể thuận tiện. Chỉ xin lưu ý các bạn là “Trường Sinh học chân chính không thu học phí của bất kỳ người nào”.
          Bệnh tật là điều không thể tránh khỏi cho mỗi người chúng ta, hãy tìm cách đề phòng nó, đẩy lui nó khi đang có thể. Chúc các bạn có được quyết định đúng đắn, kịp thời.
 

Tác giả bài viết: Môn sinh NGÔ ĐÌNH PHƯƠNG HẢO (Cựu giáo chức, Xóm 7A, Nghĩa Thuận, TX Thái Hòa, Nghệ An. ĐT: 01692069372. E-mail: haonghiathuan@gmail.com)

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 135 trong 31 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 31 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Kim Thanh Tâm

    Con người đến tuổi già cũng như cái máy đã cũ kỹ, hư hỏng chỗ này chỗ kia. Không ai tránh khỏi quá trình biến hoại này. Bây giờ cố gắng làm sao để “thân bệnh mà tâm an”. Sống chung với bệnh là điều cần phải chấp nhận, cần phải thực tập để tâm hồn vẫn bình an dù thân xác có đớn đau vì bệnh tật. Phải giữ cho tâm an ổn, tinh thần đừng bi quan chán nản. Cần tạo niềm vui cho mình để quên đi bệnh tật, chẳng hạn như tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh, đọc sách, viết lách, làm thơ hay làm những gì mình thích. Tập thiền Trường Sinh học phải: tập đúng, tập đủ, tập đều, tập đạt theo tinh thần: Thành tâm, thiện tâm, quyết tâm và tịnh tâm. Có làm được như vậy mới cải thiện sức khỏe và giúp tâm ta bình an, thoát khỏi những nỗi đau về tinh thần, dùng ý chí, sức mạnh tinh thần để chiến thắng nỗi đau thể xác. Chúc quý vị đồng môn CLB Nghĩa Thuận thân tâm thường an lạc, vui vẻ chiến thắng được chính mình.

     Kim Thanh Tâm  kimthanhtam.vt@gmail.com  07/07/2013 07:36
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây