Trường Sinh học đã cứu sống đời tôi thế nào?

Thứ tư - 23/05/2012 13:04

Trường Sinh học đã cứu sống đời tôi thế nào?

Đó là các con số mà tôi nhớ cả đời, nó đã theo tôi từng thời gian. Tôi nhớ các con số ấy, nhớ rất chính xác. Vì tôi đã học nhận mặt số từ thuở còn bé khi mới biết nhận mặt chữ lúc vào lớp Một. Tôi học nhận mặt các con số từ cái tiệm bán tạp hóa của ba tôi, rồi từ đó nó phát triển dần lên thành cái vựa than, vựa gạo, vựa nước mắm trong chợ Phú Nhuận. Đó là nhờ vào sự tiết kiệm, tần tảo của má tôi, sự lao động khó nhọc của ba tôi,… Ba má tôi cứ làm và cứ làm để nuôi nấng 12 anh chị em nhà tôi từ bấy đến nay.

 

                               Dược sĩ Kim Thị Hòa chuẩn bị tập Thiền.

          26-6-1953.
          26-6-2011.
          6057 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ.
          3500 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ.
          3050 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ.
          50 mg đạm / dl máu.
          2200 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ.
          (…)
          Đó là các con số mà tôi nhớ cả đời, nó đã theo tôi từng thời gian. Tôi nhớ các con số ấy, nhớ rất chính xác. Vì tôi đã học nhận mặt số từ thuở còn bé khi mới biết nhận mặt chữ lúc vào lớp Một. Tôi học nhận mặt các con số từ cái tiệm bán tạp hóa của ba tôi, rồi từ đó nó phát triển dần lên thành cái vựa than, vựa gạo, vựa nước mắm trong chợ Phú Nhuận. Đó là nhờ vào sự tiết kiệm, tần tảo của má tôi, sự lao động khó nhọc của ba tôi,… Ba má tôi cứ làm và cứ làm để nuôi nấng 12 anh chị em nhà tôi từ bấy đến nay.
          Ngày ấy, tôi vào Tiểu học Vô Tánh – trường công lập duy nhất ở Phú Nhuận (Gia Định) – còn anh Tư thi rớt phải vào Lasan Tabert,… chị Ba thi vào lớp Một rớt phải vào trường dòng Sao Mai,… Tôi nghêu ngao hát “Lạy mẹ Maria, mẹ Thiên chúa, mẹ đồng trinh,…”. Tôi thuộc bài ca đạo từ đó.
          Tôi tập làm phép cộng từ khi xe than của ông Tàu đến bỏ hàng cho ba tôi. “Ông Tàu ơi! Ông Tàu ơi! Để con cân cho ba con. Cái bao này bốn mươi lăm ký là số một, cái bao số hai là năm mươi sáu ký,… Ông nhớ kéo giác giác cho ba con. Trời ơi! Than của ông toàn là than vụn, ba con bị lỗ đó. Ông ơi! Ông bớt một ký than vụn này đi, cái một cộng cái hai là bốn mươi lăm cộng năm mươi lăm là chẵn một trăm ký nha!”.
          Vậy đó! Tôi bớt của ông Tàu già đem than đến vựa của ba tôi được năm ký trong số cả trăm bao than khi cân cho ba tôi là tôi vui nhất. Nhất là được ba khen “Con gái rượu của ba giỏi quá, cân cả mấy tấn than mà cộng không sai một con số”.
          Ông Tàu cũng khen: “Chời ơi! Con giỏ lày khôn quá,… nị cho ngộ giận làm con luôi đi!”. Ba nói: “Làm sao được, gia tài có một đứa con gái rượu,…”.
         Vậy đó! Vậy mà ba má tôi có tất cả mười hai người con. Ba vất vả lao động khó nhọc, má thì cứ tảo tần, tiết kiệm từ cái tiệm bán tạp hóa nhỏ ở chợ Phú Nhuận. Và chúng tôi lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ. Anh chị em đông mà vui, mà không cãi cọ, mà không đánh nhau,… Vì ba tôi cấm,… không cho mày tao, không cho đánh lộn, chửi thề,… trong cái xứ chợ Phú Nhuận đầy phức tạp ngày ấy.
          26-6-1953 là ngày tôi cất tiếng khóc chào đời.
          26-6-2011 kỷ niệm sinh nhật của tôi, cũng là ngày tôi bắt đầu sự sống lại. Vì trước đó hai tháng tôi đã biết tôi bị hư hai quả thận. Vì các con số “6057 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ” và “50 mg đạm / dl máu” đang hiện diện trong tôi. Tôi sắp chết (!!!).
          Tôi không chủ quan. Tôi là một người học khoa học. Tôi đọc sách và tôi luôn học hỏi. Chị Ba hay mua sách cho bọn tôi đọc từ nhỏ. Thói quen đọc sách văn chương, y học, giáo lý,… của tôi đã có từ hồi đó, cứ vơ có sách là đọc. Trùm mền kiếm đậu phộng rang vừa nhai vừa đọc. Có hôm gặp bắp rang kiểu nhà quê cứng ơi là cứng cũng cứ trùm mền, leo ván mà đọc. Hôm nào đọc sách trong nhà mà mưa bên ngoài sân vườn thì tuyệt cú mèo!
          Tôi biết con số “6057 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ” là tôi bị hư thận nặng và phải thay thận. Tôi mệt mỏi quá! Thôi thì để mình chịu vậy, tôi tìm nguyên nhân. Tôi bị ung thư vú phát hiện năm 2003. Tôi chống ung thư bảy năm bằng Tamoxifen 20mg, người ta chỉ chống năm năm, vì tôi … sợ chết trước ba! Tôi độc thân gần sáu mươi năm nay. Từ khi vào đại học đến giờ tôi với ba tôi là bạn và là chỗ dựa cho nhau, nhất là từ khi má tôi mất.
          Và “50 mg đạm / dl máu” chỉ cho tôi biết con số đạm trong người tôi rất thấp. Nếu tôi nhỡ bị té, ai kéo một tay là tay tôi giãn ra luôn. Huyết áp tôi luôn luôn 210 / 110, đầu rần rần cả ngày như người lên đồng. Vui vui vì nó nong nóng, lâng lâng trong đầu…
          Tôi đang cô đơn! Tôi sống một mình với cái nhà thuốc tây ba tôi mua cho từ hơn ba mươi năm nay – to đùng!
          Tôi không huyễn hoặc. Tôi tự tin. Tôi giỏi hơn một bác sỹ dở (vừa ra trường) và dở hơn một bác sỹ giỏi (đương nhiệm). Đơn giản, vì tôi chỉ là một dược sỹ đại học, một người làm nghề bán thuốc đúng nghĩa. Tôi học dược lý và tôi biết đường đi của một viên thuốc khi vào cơ thể nó tác dụng ra sao. Hàng ngày tôi tiếp xúc hàng chục vị bác sỹ chữa bệnh cho người khác và tiếp hàng trăm bệnh nhân. Các bác sỹ có thể trực cấp cứu mỗi tuần một hoặc hai lần, riêng tôi trực liên tục từ năm 1980 đến năm 1986 ở bệnh viện Lê Lợi. Nhờ cái căn bệnh suyễn kéo dài hơn ba chục năm của tôi, từ dạo còn là sinh viên Dược khoa, Đại học Y Dược năm thứ nhất, nên tôi luôn xin các bạn và cơ quan được đăng ký trực hàng đêm ở bệnh viện, để nếu có lên cơn suyễn thì mình xin được thở ô-xy. Bảy năm trực bệnh viện hàng đêm nên tôi có một số kinh nghiệm y học và chỉ một mình tôi chứng nhận.
          Thằng bé mười hai tuổi bị rắn cắn đem vào cấp cứu trễ, vì gia đình không biết. Các bác sĩ bệnh viện lo chạy đi tìm huyết thanh kháng nọc rắn bên phòng khám ngoại kiều. Tôi sợ rằng không khỏi, nó chỉ sống mười hai tiếng đồng hồ nữa thôi. Trời ơi! Làm sao cứu nó đây, vì da nó đang tím tái, tay chân nó đang dần dần nổi những cục u máu. Trời ơi! Nó sẽ chết trong vòng mười hai giờ nữa vì… Trước đây, đã có một bà sư cô từ Bến Đình bị con rắn chàm quạp cắn ở chân, đem vào cấp cứu trễ lại không buộc ga-rô ở cổ chân. Nọc rắn tiến đến tim và phá hỏng toàn bộ cơ thể chỉ trong vòng hai mươi bốn giờ và sư cô đã chết. Thằng bé chơi chạy lòng vòng với bạn. Nó té vào đống lá có con rắn độc nằm sẵn trong đó. Nó bị con rắn độc cắn từ hồi hôm qua, có nghĩa là nó sẽ chết vào hôm nay, trong vòng mười hai giờ nữa, chết ở khoa này, trong ca trực này.
          Hôm đó, tôi bán thuốc xong không về nhà mà sang khoa cấp cứu thăm. Nó đang cười giỡn với mẹ và uống sữa. Rồi,… nín thở, nó trụy tim, trợn mắt,… ngay trước mắt tôi. Tôi vô vọng đứng nhìn nó chết. Trời ơi! Làm con người mà chỉ đứng nhìn người khác chết. Và,… Tôi tệ quá chừng!
          Còn bây giờ, tôi đang nhìn tôi chết.
          “3500 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ”  là con số mà một bệnh nhân hư thận cần phải chạy thận bằng máy.
          “3050 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ”  là con số tôi đạt được sau hai tháng “ngồi Thiền Trường Sinh học”. Tuyệt vời! Tôi bỏ được cả cái giai đoạn ngồi chờ chết nếu không thay thận hoặc chạy thận.
          Nhờ duyên may, em Hiểu là chồng của Diệp, là bạn của em Ngọc – em gái tôi – đến nhà thuốc. Hiểu động viên tôi và nhìn tôi qua một người bệnh sắp thay thận. Tôi bị bí tiểu bảy ngày rồi, hai quả thận to phù 5 ký-lô, thở phì phò. Tôi đóng cửa tiệm chờ chết vì con số: “6057 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ” và “50 mg đạm / dl máu”. Hiểu bị viêm gan siêu vi C, mỗi tháng tốn 15 triệu đồng tiền thuốc ở bệnh viện Nhiệt đới. Từ khi hết bệnh Hiểu khá lên nhờ không dùng thuốc và em nói với tôi rằng em đã sắm được xe, cất được nhà. Thiền Trường Sinh học tự làm bác sỹ, tự trị bệnh cho mình và giúp người. Em đã giúp tôi gặp anh Châu – một người bệnh bị hư thận như tôi lại bị cao huyết áp và liệt cả người – nhờ anh làm tấm gương cho tôi cố gắng học mà ngồi thiền. Anh Châu đã chở tôi lên Tịnh xá Pháp Hải để học và được khai mở Luân xa.
          Và điều kỳ diệu đã xảy ra ngay trong tuần đầu tiên. Sau ba ngày, khai mở 6 Luân xa, một mình tôi đã tự leo lên mấy chục bậc thang ở Tịnh xá Pháp Hải. Một mình! Một mình? Một mình. Nhắc lại để nhớ cái cảm giác sướng run vì điều kỳ diệu ấy.
          Luân xa là gì? Thật ra, đó là các đám rối thần kinh hay là nơi tập trung các tuyến nội tiết. Chẳng hạn như Luân xa số 6 là tuyến Yên, nó chi phối toàn bộ hoạt động của cơ thể. Hồi còn là sinh viên, hồi mới phát triển tâm sinh lý, mình hay nhìn cái anh chàng bạn học ngồi kế. Hai đứa ăn xoài chua tôi đem từ nhà lên. Ngồi trong đại giảng đường học chính trị Mác – Lê-nin chung với sinh viên Luật và Kiến trúc thì thấy hắn cũng liếc nhìn mình. Rồi để ý, rồi yêu,… Ôi! Cái thời đại học trò vô tư lự ấy,…
          Tôi yêu ba tôi, thần tượng ba một cách tuyệt đối. Đến đỗi không lấy chồng, ở vậy nuôi ba mấy chục năm nay. Tôi đã từng đặt điều kiện là ai đó là chồng thì phải nghèo, có hiếu với nội và biết làm việc từ thiện,… Ba tôi chở cả xóm Rạch Bà không lấy tiền, nếu như đêm hôm người đó đi đẻ, bị chết, từ bệnh viện về hoặc đi bệnh viện hay là vì tai nạn giao thông. Ba biết làm nhiều nghề vặt như xây nhà, đóng bàn ghế tủ, sửa điện,... Ba cần cù làm ruộng, yếu quý con bò, con mèo, con chó,… Mỗi khi ba chạy xe lam về nhà, sau khi hôn các con xong bao giờ ba cũng cho con Hòa một chai dầu gió, một gói cetonic,… Ôi! Ba tuyệt vời! Con yêu ba!
          “2200 mg đạm / lít nước tiểu 24 giờ”  là con số tuyệt đối nữa. Thận tôi đang hoạt động tốt. Tôi được vào ngồi thiền ở nhà em Minh công an, thiệt là đại phước. Nhang trầm ngào ngạt, sàn nhà được em Ngọc lau sạch bóng thơm ngát. Có phước mới được vào đây ngồi thiền từ 5 đến 7 giờ chiều.
          Tôi quen cả hai vợ chồng em Minh và Ngọc từ khi hai đứa chưa lấy nhau. Thực tình, tôi cũng biết Nhật Minh là trung tá Công an, còn Ngọc – vợ hắn – là Phó Chủ tịch UBND Phường Rạch Dừa. Vậy đó, hàng ngày Ngọc cứ lau nhà bằng nước thơm cho mấy chục người đến nhà ngồi thiền. Vậy đó, cái ông Minh công an mỗi chiều vừa coi xe, vừa giúp phụ bệnh và lặng lẽ để ý quan sát tiến triển sự ngồi thiền của từng người, để đến tối Chủ nhật đóng góp ý kiến cho từng người một, cứ như anh chị em trong nhà.
          Bác sỹ Bệnh viện 115 ngạc nhiên nhìn tôi và cái kết quả xét nghiệm mấy chục thông số từ máu và nước tiểu sau khi điều trị cho tôi được bốn tháng: “Nó sống được 70% rồi và đang trị giá ba tỷ”. Cái ông trời đất! Tôi biết tôi đang khỏe. Tôi biết tôi đang sống. Tôi từ chối thay thận của chị Ba và em Ngà từ Mỹ về. Tôi thà chịu đau khổ như Đức Chúa Giê-su chịu đau đớn khi bị đóng đinh trên cây thập giá hơn là Đức Phật Hoàng đi tu, từ bỏ ngai vàng mà đi tu để cứu độ chúng sinh. Tôi phải làm gì để trả nợ nhân dân Rạch Dừa?!
          Tại sao tôi không mở nhà thuốc ở Vũng Tàu hay hùn hạp cùng chị Gia Tường. Tôi mở ở Rạch Dừa theo lời ba tôi: “Gần nhà đi con!”.  Nhà ba tôi ở Phường 11 – cái tổ ấm gia đình ở mảnh vườn 5 mẫu – nào xoài, đu đủ, nào mãng cầu, dừa, ổi, cóc, mít,… Ba trồng đủ loại, cả sầu riêng và sa-bô-chê, chùm ruộc,… cho bọn tôi có của để mà ăn. Ba mà!
          Ba yêu dấu của con! Cái ông già duy nhất tám mươi lăm tuổi nuôi đứa con gái giá năm mươi ba tuổi đi mổ ung thư vú ở bệnh viện ung bướu. Ba mà! Con yêu ba!.
          Tôi sống rồi! Nhờ Thiền,… Nhờ Trường Sinh học! Tôi phải làm gì đây!?.
          (…)
          Tôi nhờ sơ Tuyết – Dòng Mến Thánh giá – dẫn đi mua nhà. Tôi đến với các sơ có tấm lòng bao la, bác ái và chính họ đã cảm mến được tôi. Phúc cho tôi là một người ngoại đạo, lại được các sơ nhân từ chấp nhận cho tôi vào dòng tu ăn cơm, học đạo, học đàn và được tiếp xúc với các sơ để tự tu chỉnh trở thành một người an lạc, bác ái. Tôi đi mua một căn nhà gần nhà dòng để dân xứ đạo Thủy Giang có chỗ ngồi thiền. Và, tôi mua căn nhà số 10, Cao Bá Quát giá 895 triệu đồng chỉ trong vòng 10 phút. Tôi mua căn nhà này để làm một chỗ thiền trong xứ đạo, để em Minh mỗi chiều chỉ đến hướng dẫn dân trong xứ ngồi, khỏi phải mất công trông xe từng chiếc vì đã có các sơ hỗ trợ (phần này sân nhà dòng rộng có chỗ đậu xe). Tôi lạy Chúa xin cho tôi mua được nhà để làm việc thiện, đừng ai ép giá người bán. Cặp vợ chồng cô giáo, công nhân viên bán nhà là người đạo Phật, có ông bố nghe tiếng chuông nhà thờ chát chúa, còn tôi nghe tiếng chuông nhà thờ vang vang, ngân nga như tiếng chuông ở cõi Niết bàn. Và, tôi cứ ứa nước mắt mỗi khi nghe giọng organ, giọng piano ngân vang hòa lẫn với tiếng chuông.
          Khi tôi lấy tờ giấy chủ quyền nhà số 10, Cao Bá Quát từ trong bụng ra đưa cho em Minh lúc 6 giờ chiều ngày 30 tháng 11 năm 2011, em hỏi: Chị làm gì vậy? Cả chiều nay chị đi đâu mà không thấy đến ngồi tập?
          - Chị muốn dâng cái này cho em, cho em đỡ khổ. Chị làm nhà thiền cho em khỏi vất vả, khỏi phải vừa giúp bệnh vừa trông xe, cho em Ngọc khỏi phải mỗi chiều cặm cụi lau nhà bằng nước thơm cho mọi người ngồi.
          Minh cầm mà tay run run: Ối giời! Chị muốn em chết, chị muốn em mất năng lượng hay sao mà chị lại đưa cái này cho em!? Chị cho em một chai mật ong mà em còn không dám lấy, bây giờ chị đưa cả chủ quyền nhà (!?). Thôi! Từ hồi sáng tới giờ chị ngồi tập mấy lần rồi? Chưa ngồi lần nào hả? Thế thì chị để cái giấy này lên bàn thờ Tổ, chị muốn nguyện gì thì nguyện tùy chị và phải ngồi tập ít nhất nửa tiếng để khỏi bị bít Luân xa!
          Em Minh để tôi ngồi tập một tiếng đồng hồ, làm tôi về nhà thì nhân viên về mất. Em Minh bỏ giấy vào bụng tôi: Chị cất cho kỹ nhé! Có gì để bọn em trình Tổ.
          Tổ nào thì tôi không biết, tôi chỉ khâm phục chú Hai An về cách sống theo đạo. Tôi mê man khi nghe chú giảng dạy về đạo làm người tốt trong xã hội. Tôi thấm nhuần. Cảm ơn ơn trên cho tôi gặp được những người anh em tốt. Cảm ơn cả cái bệnh thận hư gần chết cả hai quả đã giúp cho tôi cảm nhận được giữa ranh giới của sự sống và cái chết thì chỉ có TÌNH THƯƠNG là tất cả; Lấy tình thương xóa bỏ hận thù, như thuyết bác ái của đạo Công Giáo; VÔ THƯỜNG – Mọi vật đều là sắc không – của đạo Phật; Và, khi chết ta không mang được gì theo hết (hạt nút còn cắt đi); Chỉ có TÌNH THƯƠNG của “ĐẠO” THIỀN TRƯỜNG SINH HỌC mới mang sinh khí cho con người: Liêm khiết, Tự giác, Khổ hạnh, Tự nguyện giúp đời để mọi người đều an vui.
 
DS Kim Thị Hòa đang du lịch thăm thân nhân tại Mỹ (chụp 22-3-2012)

          Bây giờ tôi thích sống tốt với mọi người. Tôi thích mời các bệnh nhân sẽ chạy thận và đang chạy thận đến với tôi. Tôi sẽ hướng dẫn cách ăn uống, cách đi học thiền và cách phối hợp (dùng thuốc khi thật cần thiết) để trị bệnh. Tôi biết chắc chắn sẽ hết, nếu tập luyện đúng cách, cả các bệnh khác nữa. Thiền Trường Sinh học đã cứu tôi và sẽ giúp các vị hết bệnh. Hãy tin đi! Hãy tin đi! Sẽ thấy tôi yêu Trường Sinh học, tôi sống được là nhờ Trường Sinh học. Trường Sinh học là đạo Tình yêu, đạo Tình thương, đạo làm Người.
          Tôi sẽ sống! Tôi sẽ sống! Và, tôi nguyện sẽ là một người tốt. Mọi người hãy chia sẻ với tôi đi!
 
Rạch Dừa, ngày lễ Tình Yêu năm 2012.
 

Tác giả bài viết: DS KIM THỊ HÒA (Cựu SV Dược, Khóa IV 1972 - 1979, Trường ĐH Y - Dược TP. Hồ Chí Minh. E-mai: hoakim276a@yahoo.com)

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 288 trong 69 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 69 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Đinh Sỹ Đinh

    Ở huyện Củ Chi có chỗ nào hướng dẫn tập luyện môn Trường Sinh học không nhỉ? Ai biết chỉ giùm???

     Đinh Sỹ Đinh  dinhssc@gmail.com  16/10/2014 13:47
  • Ái Hương

    Cháu chào bà! Cháu đang bị suy thận giai đoạn cuối, nhưng chưa chạy thận nhân tạo. Hiện cháu đã ngồi thiền được 2 tháng, cháu thấy trong người không mệt nhiều như bữa trước, nhưng đi kiểm tra kết quả nặng hơn. Bà có chia sẻ kinh nghiệm cho cháu để cháu thiền có hiệu quả không. Cháu mong nhận được chia sẻ của bà. Cảm ơn bà!

     Ái Hương  doilanhlung_voitoi@yahoo.com  05/10/2014 08:19
  • Nguyên Liên

    Cháu đang ở Hải Phòng và cháu có anh đang bị suy thận cũng muốn chữa trị bằng pương pháp ngồi thiền. Bác có thể cho cháu lời khuyên và địa chỉ nào gần chỗ cháu để theo học phương pháp này không ạ! Cháu cảm ơn ạ!

     Nguyên Liên  quynhlien29@gmail.com  18/08/2014 15:53
  • Đào Nguyễn Sơn

    Tôi đang sống ở Cà Mau, không có ai dạy Thiền. Tôi muốn tự học, có tài liệu nào để hướng dẫn xin các bác giúp.

     Đào Nguyễn Sơn  sondncm@gmail.com  13/08/2014 12:12
  • Hoàng Quyết Tiến

    Cháu cũng bị thận hư, thận suy như cô, cám ơn cô đã có bài viết rất hay, cháu cũng muốn hoc thiền dưỡng sinh mong được cô chia sẻ những kinh nghiệm của cô để cháu có thể vượt qua bệnh tật, để tiếp tục sống có ích cho gia đình và xã hội. Hiện người cháu rất mệt, không ngồi được lâu, mong nhận được chia sẻ của cô.

     Hoàng Quyết Tiến  tien_vkscl@yahoo.com  29/07/2014 20:51
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây