Trường Sinh học giúp người phụ nữ bị liệt vì bệnh nhũn não đi lại được bình thường

Thứ sáu - 30/10/2015 05:09

Trường Sinh học giúp người phụ nữ bị liệt vì bệnh nhũn não đi lại được bình thường

Bảy năm trước, căn bệnh “nhũn não” đã làm cho bà Thỉnh bị liệt nửa người trái. Mặc dù bà vẫn đi lại được nhưng tay trái và chân trái thì không hoạt động được. Rồi 3 năm sau bà lại mắc căn bệnh hẹp động mạch vành dẫn đến suy tim. Tưởng chừng như sự sống của bà chỉ còn treo lơ lửng thì may mắn bà đã có cơ duyên biết đến và theo học bộ môn Trường Sinh học.

       Bảy năm trước, căn bệnh “nhũn não” đã làm cho bà Thỉnh bị liệt nửa người trái. Mặc  dù bà vẫn đi lại được nhưng tay trái và chân trái thì không hoạt động được. Rồi 3 năm sau bà lại mắc căn bệnh hẹp động mạch vành dẫn đến suy tim. Tưởng chừng như sự sống của bà chỉ còn treo lơ lửng thì may mắn bà đã có cơ duyên biết đến và theo học bộ môn Trường Sinh học. Chỉ sau một năm chăm chỉ ngồi thiền, tay chân trái bị liệt của bà đã cử động được bình thường. Và, đến nay đã hơn 4 năm tập luyện, không hề dùng bất cứ một viên thuốc nào nhưng bà Thỉnh vẫn khỏe mạnh và hoạt động như người chưa hề mắc bệnh.
        Chống chọi với cả hai căn bệnh quái ác
       Một ngày tháng 12, chúng tôi đến Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học (thuộc Hội Người Cao tuổi Phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh). Nơi đây có một bà cụ tóc đã bạc trắng nhưng khuôn mặt thì rất phúc hậu, còn dáng đi thì nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Hầu như khóa học nào ở Câu lạc bộ Trường Sinh học Tân Bình bà cũng đến để phụ giúp cho các học viên mới tập luyện. Đó là bà Nguyễn Thị Thỉnh (67 tuổi, trú tại phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh). Nhìn bà bây giờ không ai có thể nghĩ rằng bà từng mắc cả 2 căn bệnh quái ác là “nhũn não” và “suy tim” ở cái tuổi 60 mà vẫn có thể hồi phục được. Khi kể về sự hồi phục kỳ diệu nhờ tập bộ môn Trường Sinh học bà Thỉnh vẫn còn chưa hết  ngạc nhiên.
       Với nụ cười hiền bà Thỉnh bắt đầu câu chuyện với chúng tôi: “7 năm về trước, tôi không có bệnh tật gì, chỉ bị mỗi huyết áp cao. Lúc đó, đang khỏe mạnh bình thường tôi bỗng thấy đau đầu, hoa mắt và bị ngất xỉu. Thấy vậy gia đình tôi liền gọi xe đưa tôi đến  Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) để cấp cứu. Tại đây tôi được các bác sĩ thăm khám và đưa đi chiếu chụp não. Sau khi có kết quả, các bác sĩ báo tin với gia đình tôi bị bệnh “nhũn não”. Do gia đình phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên sức khỏe của tôi tạm thời đã được ổn định, nhưng di chứng để lại như thế nào thì bác sĩ cũng không dám nói trước”.
       Sau 2 tháng nằm viện để điều trị và vật lý trị liệu, bà Thỉnh được ra viện trở về nhà. Mặc dù bà vẫn có thể tự đi lại được nhưng di chuyển rất khó khăn bởi nửa người bên trái của bà bị liệt nhẹ. Tay trái của bà không sao dơ lên hay cầm bất cứ vật gì được. Còn chân trái của bà thì chỉ lết lết mới đi được. Đặc biệt trí nhớ của bà Thỉnh thì bị giảm đáng kể, nói trước quên sau, để đâu quên đó. Và, những chuyện đã xảy ra trước kia nhiều chuyện bà không sao nhớ nổi. Thấy bà bị bệnh như vậy, gia đình cũng đưa bà đi nhiều thầy thuốc đông y để bốc thuốc, châm cứu, bấm huyệt những mong sức khỏe của bà có thể hồi phục. Nhưng sau 3 năm uống đủ các loại thuốc, sức khỏe của bà cũng chẳng tiến triển được là bao. Tay trái của bà vẫn bị khòng xuống không cầm nắm được vật gì.
       Trò chuyện với chúng tôi bà Thỉnh nói: “Thời gian đó tôi buồn lắm, do nửa người bên trái bị liệt nhẹ nên đi lại rất khó khăn, thỉnh thoảng lại ngã xuống nên con cái phải lo lắng nhiều cho tôi. Tôi bị bệnh  lại phải thêm có một người thường xuyên ở nhà để chăm sóc nên rất vất vả cho mọi người. Sau 3 năm mắc căn bệnh nhũn não nó đã tàn phá sức khỏe tôi nặng nề thì tôi lại tiếp tục mắc phải căn bệnh hẹp động mạch vành dẫn đến suy tim”.
       Cơ duyên luyện tập Trường Sinh học để chống chọi với bệnh tật
      Trong khi đang phải chống chọi với di chứng để lại của căn bệnh nhũn não là liệt nửa người, thì nhiều lần bà Thỉnh thấy ngực mình đau thắt và khó thở. Gia đình đưa bà đi khám tại Viện Tim TP Hồ Chí Minh. Tại đây, sau khi siêu âm các bác sĩ chẩn đoán bà bị hẹp động mạch vành dẫn đến suy tim. Biết được tin này, bà Thỉnh như chết đứng. Nhiều lần bà nghĩ “tại sao ông trời lại trớ trêu vậy, bắt bà cùng một lúc phải chịu hai căn bệnh quái ác”. Do bệnh tật hành hạ, cộng với suy nghĩ buồn phiền cơ thể của bà lúc đó chỉ còn da bọc xương.
 
 
Bà Thỉnh đang ở CLB Trường Sinh học,
thuộc Hội Người Cao tuổi Phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
 
       Biết bà suy nghĩ nhiều, nên mọi người trong gia đình không ngừng động viện. Nghe ở đâu có thầy thuốc hay là đưa bà đến để chữa trị. Nhưng bệnh tình của bà cũng chẳng tiến triển được là bao. Rồi một lần có người bà con rủ bà đi tập bộ môn Trường Sinh học. Họ bảo có nhiều người khỏi được bệnh nặng nhờ bộ môn này, bà cứ đi thử xem biết đâu lại chữa được bệnh. Lúc đó như người bị dồn đến chân tường, không cần suy nghĩ nhiều bà Thỉnh liền đồng ý đi tập ngay. Lúc đó TP Hồ Chí Minh chưa có nhiều Câu lạc bộ Trường Sinh học, nên bà Thỉnh phải đến tận lớp học ở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh do cô Trinh làm giảng huấn. Sáu ngày ở đó, bà được bố trí chỗ ăn ở và được học miễn phí.
       Sau 6 ngày học lớp Cấp 1 & Cấp 2 bộ môn Trường Sinh học, bà Thỉnh được giảng giải về lý thuyết của bộ môn Trường Sinh học, cũng như mở 6 luân xa và hướng dẫn cách ngồi tập sao cho hiệu quả để thu được nặng lượng nhiều nhất vào cơ thể. Về đến nhà, bỏ hết mọi chuyện bà chuyên tâm tập luyện. Ban đầu chân trái của bà còn liệt chưa vắt lên được thì bà ngồi khoanh hai chân. Chân thì bị tê cứng và đau nhức, nhưng bà quyết tâm không bỏ cuộc. Cứ thế, ngày nào bà cũng ngồi 3 lần, ít nhất mỗi lần là 60 phút. Chỉ như thế sau 3 tháng luyện tập, tay trái của bà bắt đầu dần dần cử động được. Vừa ngồi thiền, bà vừa luyện tập tự đưa tay trái lên cao, rồi tự nhấc chân trái lên. Cứ như vậy sau một năm ngồi thiền tay và chân trái của bà đã có thể cầm nắm và đi lại được.
       Chia sẻ với chúng tôi về niềm vui đẩy lùi được bệnh tật bà Thỉnh nói: “Khi thấy tay chân trái của tôi đã có thể hoạt động lại được, gia đình tôi mừng hết biết. Không ai có thể ngờ rằng nhiều năm chạy chữa thuốc thang mà bệnh tình của tôi cũng chẳng đỡ được là bao. Bây giờ chỉ cần ngồi thiền mà tay chân đã hoạt động trở lại được bình thường. Thêm vào đó là căn bệnh đau tim của tôi không còn hành hạ như trước nữa. Tôi không còn thấy xuất hiện những cơn đau thắt ngực và khó thở nữa. Trí nhớ của tôi cũng dần dần được hồi phục. Gia đình thấy vậy, đưa tôi đến bệnh viên tim khám. Tại đây các bác sĩ ngạc nhiên vì thấy tôi không dùng thuốc mà tìm tôi hoạt động được bình thường”.
       Đến nay bà Thỉnh đã tập luyện được 4 năm, tay chân của bà không những cử động được mà bà còn làm được các việc trong nhà. Sức khỏe của bà dường như đã hồi phục hoàn toàn. Như muốn cảm ơn bộ môn Trường Sinh học đã cứu sống mình một lần nữa, hơn một năm nay mỗi khi CLB Dưỡng sinh Trường Sinh học (thuộc Hội Người Cao tuổi phường 4, quận Tân Bình) chính thức được hoạt động, lần nào có khóa học, bà cũng ra làm cộng tác viên cho câu lạc bộ hướng dẫn, giúp đỡ những học viên mới tập  luyện. Thêm vào đó, gia đình những ai  bệnh tật bà đều chỉ đến các Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học để tập luyện. Đến nay, gia đình bà đã có hơn 10 người theo học ở các Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học.
       Có 3 điều nếu không tuân thủ nghiêm túc thì sẽ bít Luân xa
       Chia sẻ với chúng tôi và bà Thỉnh nói: “Trong lúc tập luyện bộ môn Trường Sinh học, nếu ai không tuân thủ 1 trong 3 điều sẽ bị bít Luân xa, không thu được năng lượng vào cơ thể thì sẽ không trị khỏi bệnh. Điều thứ nhất là không được uống rượu và các chất lên men (như cơm rượu) trong vòng 4 tiếng trước khi tập. Điều thứ hai là không được quên tập dù chỉ một lần trong ngày (một ngày của Trường Sinh học là giữa 2 giấc ngủ dài). Điều thứ ba là khi đã tập bộ môn này thì không được để cho thầy bùa, thầy ngải trị bệnh cho mình”.
 
     
Cô gái bị bại liệt bẩm sinh tự đứng lên đi lại nhờ tập luyện… Trường Sinh học

 

Tác giả bài viết: VIỆT THU

Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật, số 104(152) ngày 29/12/2014

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 128 trong 28 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 28 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây