Hai chị em ruột khỏi bệnh ung thư nhờ ngồi thiền

Thứ bảy - 30/08/2014 06:52

Hai chị em ruột khỏi bệnh ung thư nhờ ngồi thiền

Gần 12 năm chịu khổ cực với nhiều căn bệnh trong người, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày khiến hai anh em trong một gia đình cạn sạch tiền bạc, của cải trong nhà. Khi không còn tiền để cứu chữa bệnh tình, cả hai anh em đã tìm đến Trường Sinh học để tìm kiếm hy vọng mong manh được khỏi bệnh. Chỉ sau 6 tháng được mở luân xa và tập luyện ngồi thiền, họ đã dần khỏi bệnh và ổn định sức khỏe cho đến nay.

       Gần 12 năm chịu khổ cực với nhiều căn bệnh trong người, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày khiến hai anh em trong một gia đình cạn sạch tiền bạc, của cải trong nhà. Khi không còn tiền để cứu chữa bệnh tình, cả hai anh em đã tìm đến Trường Sinh học để tìm kiếm hy vọng mong manh được khỏi bệnh. Chỉ sau 6 tháng được mở luân xa và tập luyện ngồi thiền, họ đã dần khỏi bệnh và ổn định sức khỏe cho đến nay.


 
        Gian nan hành trình chữa bệnh
       Chúng tôi tìm về căn nhà số 107A, tỉnh lộ 9, ấp 5, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (TP. HCM) nơi bà Trịnh Thị Kim Huệ và ông Trịnh Tòng Dũng sống cùng gia đình đã khỏi bệnh ung thư nhờ vào phương pháp Thiền Năng lượng. Tại đây, PV đã được nghe họ kể về hành trình gian nan đi tìm cách chữa trị cho căn bệnh hiểm nghèo của chính mình. Tiếp chuyện với chúng tôi, bà Huệ cho biết, khoảng 12 năm về trước bà phát hiện cơ thể mình có nhiều biểu hiện bất ổn như: Ăn no bụng cũng đau, đói bụng cũng đau, táo bón và mất ngủ hàng đêm. Bà đi mua thuốc về uống nhưng bệnh vẫn không có biểu hiện giảm mà ngày càng đau hơn. Sau đó, bà đến bệnh viện khám thì phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu và bệnh tiểu đường. Bà Huệ được bác sĩ động viên nhập viện để phẫu thuật nhưng bà không đồng ý vì sợ nguy cơ sau khi mổ bệnh tái phát nhanh hơn.
       Bà Huệ tâm sự: “Khi biết mình bị bệnh ung thư và được bác sĩ khuyên nên mổ, tôi không đồng ý. Tôi nghe nhiều người nói, bệnh ung thư nếu mổ bệnh sẽ tái phát nhanh hơn. Nhiều người bị bệnh ung thư nếu uống thuốc duy trì bệnh thì sẽ kéo dài sự chết lâu hơn. Lúc bấy giờ, tôi cũng được bệnh viện cấp cho một số thuốc tây để về uống nhằm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian uống thuốc kháng sinh, lại kiêng ăn uống nên sức khỏe tôi xuống dốc trầm trọng. Tôi bị cùng lúc cả căn bệnh tiểu đường nữa nên kiêng ăn đủ thứ. Do đó, cơ thể yếu dần từng ngày. Thấy bệnh tôi ngày càng trở nên nghiêm trọng, người thân lo lắng nên đi tìm mua thuốc khắp nơi. Nghe ai mách ông thầy đông y nào giỏi là tôi tìm tới. Cuối cùng, tiền mất rất nhiều mà bệnh tình thì vẫn không giảm phần nào”.
       Có nhiều lúc tưởng chừng hy vọng được khỏi bệnh đã không còn nữa vì người em cũa bà cũng bị bệnh nặng. “Trong lúc tôi đang vô vọng bởi những căn bệnh hiểm nghèo của mình thì hay tin người em trai cũng lâm bệnh nặng. Lúc này, tôi như sụp đổ hoàn toàn và không còn nghĩ đến việc chữa khỏi bệnh cho mình nữa. Đã có lần tôi muốn chết đi để dành tiền chạy chữa cho em trai mình. Là một lao động chính trong gia đình nhưng em trai lại mắc phải bệnh loét dạ dày, lệch cột sống phải nhập viện, nên kinh tế gia đình càng khó khăn hơn. Hồi đó, em tôi bị xuất huyết dạ dày phải phẫu thuật và tốn kém rất nhiều tiền. Người ta bảo “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” nhưng nhà tôi có đến hai người đau bệnh nặng phải nằm liệt giường nên người thân ai cũng buồn rầu và không còn động lực để làm việc nữa”, bà Huệ nhớ lại.
       Đối diện với những tin không vui trong gia đình, vào một ngày bà Huệ bán tín bán nghi khi nghe đến phương pháp điều trị bằng năng lượng. “Cuộc sống của gia đình tôi lúc ấy tưởng chừng như không còn vượt lên nổi khi cùng lúc hai người gặp bệnh nặng. Biết trong nhà giờ không còn tiền để mua các loại thuốc đắt tiền cho mình và em trai uống nên tôi chỉ duy trì sự sống bằng những cây thuốc Nam đơn giản. Thế nên, bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Tôi đã phải chịu đựng và vật lộn với những căn bệnh quái ác trong cơ thể hành hạ. Cho đến một ngày, tôi nghe một người quen chia sẻ về một phương pháp trị bệnh không mất tiền mà có thể chữa khỏi hết nhiều loại bệnh. Nghe xong, tôi cũng hoài nghi lắm. Tôi nghĩ, làm gì có chuyện chữa bệnh không mất tiền và hoang đường, hơn nữa là tự mình chữa bệnh cho mình. Trước đó, cũng đã nhiều người chỉ dẫn thần y nhưng bệnh tôi cũng không khỏi, nên giờ tôi không còn tin mình có thể chữa khỏi bệnh bằng những cách dân gian”, bà Huệ chia sẻ.
       Căn bệnh ung thư, tiểu đường đã khiến người phụ nữ bi quan và nghĩ đến một cái chết không còn xa. Tuy nhiên, bằng sự động viên tinh thần của hàng xóm và bạn bè, bà Huệ đã lấy động lực để chờ đợi vào một sự màu nhiệm đến với mình. Từ câu nói của hàng xóm, “có bệnh vái tứ phương” nên bà Huệ đã tìm đến với phương pháp chữa bệnh bằng Trường Sinh Học. Lúc bấy giờ, do không tin tưởng lắm với phương pháp chữa bệnh bằng ngồi Thiền Năng lượng nên em trai của bà Huệ là ông Dũng không chịu cùng bà đến với Trường Sinh Học. “Tôi đã quyết định tìm đến thầy Nguyễn Văn Trí tại xã Hòa Phú, huyện Củ Chi để xin được chữa bệnh bằng Thiền Năng lượng. Hồi đó, em trai tôi không đi vì không tin việc ngồi thiền có thể chữa được nhiều căn bệnh nặng trong người mình. Sau này, khi bệnh tôi có biểu hiệm giảm và sức khỏe ổn định dần thì em trai tôi mới chịu đến với Trường Sinh Học”, bà Huệ nhớ lại.
        Tìm lại sự sống sau 6 tháng ngồi thiền
       Khi đã khỏi bệnh chính bà Huệ cũng không thể ngờ rằng, môn Trường Sinh Học lại cứu sống mình chỉ bằng phương pháp đơn giản là ngồi thiền để nhận năng lượng từ vũ trụ. Bà Huệ cho biết: “ngày đầu tôi đến gặp thầy Trí, thầy hướng dẫn tôi tư thế ngồi thiền, rồi hít vào thở ra 3 lần và nhắm mắt lại. Sau đó, thầy đặt tay lên đầu tôi. Lúc này, tôi cảm giác đầu quay vòng và năng lượng từ bên ngoài vào trên đỉnh đầu. Tiếp đến, khắp cơ thể tôi như có những con kiến nhỏ đang bò. Nếu trước đó thầy Trí không nói về những biểu hiện trên cơ thể khi ngồi như: người nóng lên, có cảm giác vật gì đang bò, cắn vào người thì tôi đã mở mắt ra xem. Tuy nhiên, tôi biết đó là năng lượng vào cơ thể nên ngồi thiền cho đến 1 tiếng sau thì xả thiền và mở mắt ra. Bất ngờ hơn khi chỉ trong lần ngồi thiền đầu tiên, tôi thấy trong người rất thoải mái và tràn đầy sinh lực”.
       Bà Huệ cũng cho biết, sau hai tháng được thầy Trí khai mở luân xa và tự ngồi thiền năng lượng bà thấy bệnh có dấu hiệu giảm đi rất nhiều, đặc biệt là ngủ rất ngon giấc. Do đó, bà Huệ đã động viên ông Dũng là em trai mình đến nhờ thầy Trí khai mở luân xa để ngồi thiền chữa bệnh. “Sau 2 tháng ngồi thiền năng lượng, tôi thấy bệnh của mình đỡ nhiều. Các triệu chứng đau do ung thư dạ dày gây ra không còn nữa. Từ đó, tôi khuyên Dũng đến học thiền để chữa bệnh. Ban đầu, dù nghe lời tôi Dũng đi nhưng trong long vẫn không tin tưởng vào cách chữa bệnh này. Tuy nhiên, sau một tuần được mở luân xa và ngồi thiền. Dũng mỉm cười với tôi và nói rằng đã thấy trong người rất khỏe chứ không như trước nữa. Chỉ sau một tuần ngồi thiền năng lượng, Dũng đã hết những cơn đau lưng do cột sống hành hạ. Khi được thầy Trí mở cho 6 luân xa trên cơ thể, hai chị em tôi về nhà ngồi thiền mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa và tối) để tự chữa bệnh cho mình. Sau vài tháng đầu ngồi thiền, tôi đã tự làm một số việc nhẹ trong gia đình như giặt đồ, nấu cơm,… thay vì trước đó chỉ nằm một chỗ và chịu những cơn đau hoành hành”, bà Huệ chia sẻ.
       Trong khi đó, tiếp xúc với PV, ông Trịnh Tòng Dũng (em trai bà Huệ) nói về áp dụng phương pháp chữa bệnh: “Tôi kiên trì tập luyện ngồi thiền năng lượng để tự chữa bệnh cho mình và giờ đây bệnh đã khỏi. Sau 6 tháng kể từ khi tôi tìm đến phương pháp chữa bệnh bằng Trường Sinh Học, những cơn đau do bệnh gây nên không còn nữa. Trước đó, ngày nào tôi cũng nằm ôm bụng vì cơn đau dạ dày. Đứng dậy thì đau lưng vì lệch cột sống nên tôi nằm suốt ngày đêm kể từ khi đổ bệnh. Do đó, cơ thể tôi rất mệt mỏi. Nhiều lúc tôi không muốn sống nữa mà muốn chết đi cho khỏe thân xác và khỏi phiền hà đến người thân. Tôi còn nhớ khi đó, dù không có tiền để chữa bệnh và được người ta chỉ cho nơi chữa bệnh không mất tiền là Trường Sinh Học nhưng tôi không chịu đi vì không tin tưởng. Phải chờ cho đến khi chị tôi đi trước và thấy bệnh tình đỡ hẳn tôi mới tin rồi đến học thiền năng lượng để tự chữa bệnh cho mình. Giờ đây, dù sức khỏe tôi đã ổn định và không còn đau nữa nhưng hàng ngày tôi vẫn ngồi thiền. Tôi đã được thầy Trí dạy cho đến cấp 5 (có thể chữa bệnh cho người khác)”, ông Dũng chia sẻ.


Ông Dũng ngồi thiền 

 
       Tính đến nay, bà Huệ, ông Dũng đã ngồi thiền được gần 5 năm và tình trạng sức khỏe rất tốt. Ông Dũng phấn khởi nói: “Giờ tôi không còn đau ốm gì nữa và có thể làm được những công việc nặng để lo cho cuộc sống gia đình. Thiền năng lượng đã cứu sống tôi, đó là sự thật. Tôi đã từng không tin vào một phương pháp trị bệnh “lạ” (thiền năng lượng) nhưng chính thiền năng lượng đã giúp tôi khỏ bệnh mà không mất một đồng tiền nào. Hy vọng rằng, những người không may gặp phải bệnh nặng như tôi nhưng không có tiền để chữa bệnh, họ biết đến thiền năng lượng để có thể tự chữa bệnh cho mình. Tôi tin rằng, nếu người bệnh có sự quyết tâm để ngồi thiền chữa bệnh thì nhiều căn bệnh trong người sẽ dần khỏi. Tôi và chị gái là một minh chứng sống cho điều đó”.
        Có thể chữa được bệnh cho người khác
       Trò chuyện với PV, ông Dũng cho biết, đối với những người học thiền năng lượng, nếu được học lên đến cấp 2 trở lên sẽ chữa được bệnh cho người khác. “Sau khi được học từ cấp 2 trở lên, người bệnh có thể tự ngồi thiền chữa bệnh cho chính mình và cho người khác. Những căn bệnh nhẹ như: cảm, sốt, mất ngủ,… người học đến cấp 2 sẽ đặt tay lên các luân xa để truyền năng lượng từ mình vào người bệnh. Từ năng lượng ấy sẽ giúp người bệnh đẩy lùi một số bệnh tật”, ông Dũng nói.
 
VÕ ĐOÀN
Gia đình & Pháp luật, số 69(117) ra ngày 28/8/2014.


THƯ CHIA SẺ CỦA PHÓNG VIÊN
 
       Kính chào chú Học và toàn thể anh chị em môn sinh Trường Sinh Học!
       Vừa qua, báo Gia đình & Pháp luật có đăng bài viết về trung tâm, trong đó có một vài chi tiết báo cần giải trình để các anh chị em hiểu hơn.
       Trước hết, cho con xin phép được nói về việc gọi thầy. Sở dĩ báo chí khi viết phải dùng từ thầy là để phân biệt đối tượng, nhằm bạn đọc khỏi nhầm lẫn. Từ thầy trong bài viết không dùng để nói đến chức vụ hay quyền năng mà để phân loại cho bạn đọc hiểu giữa người chưa biết gì về Trường Sinh Học với người đã học. Nếu anh chị em Trường Sinh Học chú ý trên báo chí sẽ hiểu được điều này. Tuy nhiên, con cũng thật xin lỗi đã vô tình làm ảnh hưởng đến các anh chị em, nhất là đối với cá nhân chú Học.
       Thứ 2 là vấn đề nội dung: Với mong muốn trước khi người bệnh đến với Trường Sinh Học phải đặt hoàn toàn niềm tin vào Trường Sinh Học. Do đó, trong việc sử dụng ngôn từ con có thêm ý vào. Tuy nhiên, điều con nói không cường điệu hóa sự việc mà bản chất là có thật. Mục đích là để người bệnh hoặc những ai tìm đến Trường Sinh Học yên tâm hơn. Ngôn ngữ báo chí phải có văn phong khác với truyện hay lối kể chuyện hoặc là văn bản gì đấy…
       Thứ 3 là việc phương pháp trị bệnh: Việc con nói phương pháp trị bệnh là ngôn ngữ của báo chí nhận định về một cách có thể chữa bệnh. Đã ngồi thiền khỏi bệnh thì chắc chắn sẽ được gọi là phương pháp trị bệnh. Trong trường hợp có người hát cho bệnh nhân khỏi bệnh, báo chí hoặc khoa học cũng sẽ nói rằng đó là một phương pháp chữa bệnh.
       Thứ 4 là việc đề cập người mở trung tâm: Sở dĩ con nói chú Học mở trung tâm là vì dù sao chú cũng là Phó Giám đốc Trung tâm. Trong bài con đang nói về quá khứ bệnh của chú Học và được chữa khỏi, nên có nhắc đến việc chú Học nằm trong những người sáng lập trung tâm để bệnh nhân hiểu rằng các anh chị Trường Sinh Học đã lập nên trung tâm để giúp người chứ không vì vụ lợi nào.
       Thứ 5 là về chú thích hình ảnh: Hôm đó chú Học không muốn đăng hình chú lên nên con dùng hình của huấn luyện viên nhưng không để chú thích. Tuy nhiên, do lỗi thiết kế nên đã để chú thích của chú Học lên hình người khác. Trước đó, con để chú thích chú Học nhưng vì không có hình chú nên con chưa kịp xóa chú thích và thiết kế theo đó mà đăng.
       Với tư cách là một tác giả bài viết, con thành thật xin lỗi về bài viết không đúng ý các anh chị em. Trước đây con cũng viết về rất nhiều trung tâm Trường Sinh Học nhưng tất cả đều cảm ơn báo chí. Riêng trường hợp Trường Sinh Học Bình Dương con không nghĩ là có một sự không hài lòng như thế. Con nghĩ là mình góp phần vào Trường Sinh Học cùng anh chị em nhưng đã không đúng ý anh chị em. Thành thật mong anh chị em Trường Sinh Học Bình Dương thông cảm.
       Hy vọng sau này có sự hợp tác hiệu quả hơn. Cuối cùng chúc anh chị em Trường Sinh Học Bình Dương sức khỏe.
 
Người viết: ĐOÀN VĂN TỊNH – Bút danh VÕ ĐOÀN
 
 
BÌNH LUẬN CỦA MÔN SINH GẦN XA
 
Cần phải biên tập lại từ đầu
 
       Thực tình xem loạt bài viết dài kỳ này (cũng như các loạt bài viết khác) trên tờ Gia đình & Pháp luật giúp tôi nhận biết phần nào về các hiện tượng “lạ” trong cuộc sống đời thường trên khắp mọi miền đất nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết này đều viết theo lối giật gân, bí hiểm, kỳ quặc, khác người,… hòng kích thích tính tò mò, hiếu kỳ tầm thường. Văn phong thì khỏi cần phải bàn, bên cạnh một số bài viết khá chắc nhưng cũng còn quá nhiều bài xử lý thông tin chưa tốt, viết cẩu thả và câu cú đôi khi cần phải biên tập lại từ đầu.
       Trường Sinh học Dưỡng sinh không có gì là ly kỳ hay bí hiểm, người đã tiếp cận nó thì thấy thật bình thường. Đó là tinh hoa của dưỡng sinh phương Đông, trong đó Ân Độ, Trung Quốc,… là những quốc gia có bề dày kinh nghiệm rất quý lưu truyền hàng ngàn năm. Trường Sinh học Dưỡng sinh mang đậm nét phương Đông và cũng rất đặc thù của Việt Nam, môn học cần được gìn giữ và phát huy.
 
Môn sinh HOÀNG ANH TUẤN (Tam Nông, Phú Thọ)
 
 
Luôn nhớ mình là học trò
 
       Mặc dù đã được phản hồi nhưng kỳ 48 tiếp theo vẫn được giữ nguyên các lỗi cũ. Tiếng gọi “thầy” đối với chú Học nay lại được gán cho chú Trí. Môn sinh môn phái Trường Sinh học Dưỡng sinh có 6 điều phải giữ, trong đó có 1 điều là “Không được kiêu ngạo”. Trong việc thực hiện điều này có một ý là “Không được bắt mọi người gọi mình bằng thầy”, dù đó là môn sinh mới học cấp 1 & cấp 2. Phải nói rằng bài viết trước tác giả đã xử lý thông tin quá yếu kém, văn vẻ quá ẩu còn rất nhiều lỗi chính tả không đáng có. Vậy mà bài viết tiếp theo tác giả cũng không chỉnh sửa, thậm chí còn tiếp tục sai. Chi tiết “Tôi đã được thầy Trí dạy cho đến cấp 5 (có thể chữa bệnh cho người khác)” là hoàn toàn sai. Môn phái Trường Sinh học Dưỡng sinh có 7 cấp, người học đến cấp 5 trên phạm vi cả nước hiện nay có chừng gần 300 người, riêng “thầy” Trí chưa đủ khả năng khai mở luân xa cấp 4, làm sao có thể “dạy” ông Dũng đến cấp 5 được.
       Môn sinh Trường Sinh học Dưỡng sinh tôn vinh 2 người thầy đó là: Đức Tổ sư Đasira Narada là người thầy thứ nhất (Đệ Nhất Tổ sư) – người đã có công lớn trong việc ứng dụng năng lượng sinh học để nâng cao sức khỏe; ngài Narada Mahathera là người thầy thứ hai (Đệ Nhị Tổ sư) – người đã có công lớn trong việc truyền bá môn phái này vào Việt Nam. Các thế hệ học trò của các ngài đã cùng nắm tay nhau một lòng đưa môn học này đến được với đông đảo người dân nghèo. Và, mấy chục năm qua môn sinh dưỡng sinh Trường Sinh học đã chứng minh được kết quả thu được đối với những người tập luyện môn này là luôn có cơ thể mạnh khỏe và tâm hồn an vui, đẩy lui được nhiều loại bệnh tật, trong đó có cả những bệnh hiểm nghèo. Không ai dám nhận mình là thầy, luôn đặt mình trong cương vị là học trò thì các môn sinh mới tiếp tục học tập suốt đời, như lời Bác Hồ từng căn dặn: “Học ở trường, học ở sách vở, học ở nhân dân và học lẫn nhau”.
 
Môn sinh NGUYỄN HOÀI ANH (An Nhơn, Bình Định)
 
 
Lại thêm một bài photocoppy
 
       Bài “Bí quyết Trường Sinh học dưỡng sinh giúp người giàu không dùng tiền bạc giữ gìn sức khỏe” của tác giả HÀ XA đăng trên tờ Gia đình & Pháp luật, số 69(117) ra ngày 28/8/2014 (trang 21) là một bài viết được photocoppy từ bài “Vài nét về môn Trường Sinh học Dưỡng sinh” (quý vị có thể bấm vào đây: http://truongsinhhocds.com/site/vi/about/Gioi-thieu-ve-mon-Truong-Sinh-Hoc-Duong-Sinh/).


 
      Những người trực tiếp hướng dẫn môn sinh tập luyện dưỡng sinh Trường Sinh học chân chính ở khắp nơi đều có chủ trương (và tự nguyện thực hiện hết sức nghiêm túc) là không nhận học phí. Tất cả đều tình nguyện và tự giác làm một việc gì đó phù hợp với khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mình để thực hiện ý nguyện của Đức Tổ sư Đasira Narada là “hãy đưa môn học này đến được với đông đảo người dân”. Không biết tác giả HÀ XA sẽ nhận bao nhiêu tiền nhuận bút từ Tòa soạn đối với bài photocoppy này nhỉ?
 
Môn sinh TRẦN THỊ THUẬN (TP Hồ Chí Minh)
 

Nguồn tin: Báo Gia đình & Pháp luật - E-mail của TTDS Bình Dương và môn sinh gần xa.

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 71 trong 16 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 16 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyên Công Dinh

    Là thành viên BCH Hội Nhà Báo tỉnh Bình Dương, TKTS, BTV Tạp chí Văn Nghệ, đồng thời lại tham gia vào làm những công việc phụ lớp trong những buổi tập dưỡng sinh tại TTDS Bình Dương, nhưng tôi rất thận trọng khi đưa những thông tin về TSH. Tôi cho rằng, Võ Đoàn là một nhà báo dũng cãm nhưng cũng rất liều lĩnh... Nhà báo ở ta đa phần như thế.

     Nguyên Công Dinh  pc.kynam@gmail.com  02/09/2014 06:56
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây