Vài lưu ý để tập luyện tốt hơn

Thứ năm - 31/05/2012 08:38
Để có thể tiến bộ nhanh, trong quá trình tập luyện bạn nên cố gắng tuân thủ vài lưu ý sau:
Vài lưu ý để tập luyện tốt hơn
           Không ngắt quãng
          Hãy tắt chuông điện thoại, và nếu được thì nên tắt nguồn điện thoại để khỏi phiền phức. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình và những người thân của bạn sẽ hiểu, tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.
          Tập luyện hai lần một ngày hoặc nhiều hơn
          Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen tập luyện thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy cố gắng thu xếp thời gian hợp lý để tập luyện ít nhất hai lần một ngày, không thay đổi, mỗi lần chừng 60 phút, nhiều hơn càng tốt. Người bệnh nặng được khuyên mỗi ngày ngồi tập ba lần, bốn lần hoặc nhiều hơn.
          Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày
          Hãy luyện tập thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian. Nhờ vậy, đến giờ tập, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho tập luyện là vào lúc mặt trời mọc (trước khi ăn sáng) và lúc mặt trời lặn. Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, hoặc trước khi bạn đi ngủ. Thời gian vào giữa buổi trưa tốt hơn cho những người còn nặng tà khí ô trược cần tập luyện tốt để tẩy trược. Những người đã học lớp Nâng cao Bậc II trở lên được khuyên là buổi tối nên bắt đầu ngồi tập lúc 21 giờ.
            Hãy dành một nơi sách sẽ, thoáng mát để tập luyện
          Ngay cả khi phòng bạn chật hẹp, hãy dành một góc cho việc tập luyện. Giữ nó sạch sẽ và thoáng mát (có thể có thêm cây cảnh, tranh ảnh tạo cảm hứng, tạo không gian yên tĩnh,…) để tập luyện. Cố gắng tập ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (“sóng rung”) của nơi đó đã giúp bạn dễ tịnh tâm hơn. Nếu thu xếp được thì tốt nhất không nên tập luyện trong phòng ngủ.
            Luôn giữ cho cột sống thẳng
          Khi bạn tập luyện tốt sẽ có một luồng năng lượng mạnh chạy dọc theo cột sống lên não. Nếu ngồi cong lưng hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó, điều quan trọng là bạn phải ngồi sao cho lưng càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt phẳng cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Các bài tập thể dục nhẹ như co giãn, vặn mình khi kết thúc sẽ giúp cho cột sống khỏe và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi tập thẳng lưng một cách thoải mái.
           Thường xuyên tham gia tập luyện tập thể tại tụ điểm
          Vài tuần tập luyện đầu tiên sau khi học lớp Hướng dẫn Căn bản là quãng thời gian khó khăn nhất. Vì khi đó tâm trí vẫn có thói quen hướng ngoại, người mới tập cảm thấy khó kiểm soát, tâm trí bất an và khó hướng vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia tập luyện tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Tham gia tập luyện tập thể ít nhất một tuần một lần, thiết thực với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh. Vào ngày Chủ Nhật nên tập trung đến tụ điểm ngồi tập từ 18 giờ 30’.
          Tìm đọc những loại sách nâng cao tinh thần hàng ngày
          Để giữ tâm trí được an bình và nâng cao trước những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là bạn nên tìm đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần hàng ngày – có thể là sau khi tập luyện, khi mà tâm trí bạn sáng sủa và yên tĩnh.
          Kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình
          Cần nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy, đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong tập luyện – nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ từng ngày, dù bạn có nhận ra điều đó hay không: Chính việc cố gắng ngồi và tập trung tư tưởng đã làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày.
          Cố gắng tập luyện đúng, tập luyện đủ và tập luyện đều đặn, bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong – tức là bạn đã tập luyện đạt yêu cầu rồi đó.
         Chúc các bạn sớm thành công!

Tác giả bài viết: CÂU LẠC BỘ TRƯỜNG SINH HỌC DƯỠNG SINH

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 712 trong 172 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 172 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Tat Ngoc Ly

    Toi muon tim hieu ve Luan Xa ....xin hoi noi dau day ve mon nay ? va su phu nao co day hoac khai mo luan xa ? xin chan thanh cam on !

     Tat Ngoc Ly  yulee88@ymail.com  04/08/2019 21:52
    • @Tat Ngoc Ly Địa chỉ các trung tâm dưỡng sinh đã được liệt kê ở đây, anh (chị) ở tỉnh nào thì tìm thông tin các trung tâm ở tỉnh đó nhé. http://www.truongsinhhocds.com/site/vi/news/thong-tin-lop-hoc/thong-tin-ve-cau-lac-bo-truong-sinh-hoc-1480.html
      Thân!

       Đức Dương  ducduongvt@gmail.com  07/08/2019 21:46
  • Châu

    Hiện tôi chỉ ngồi được 35 phút. Tôi tăng dần mỗi tuần 5 phút để tăng từ từ lên 60 phút thì được không? Cảm ơn ad

     Châu  Chauvuu@gmail.com  30/10/2018 18:30
  • Hue

    Tôi xin hỏi các giảng huấn, tôi học thiền và đã ngồi thiền đến nay được 1 nĂm, nhưng bệnh đau đầu của tôi vẫn ko thấy thuyên giảm, nhiều khi ngồi thiền đầu rất căng , đau, ko thể tập trung được. Cảm giác năng lượng ko vào vì ko cảm nhận được. Nhất là buổi tối ngồi thiền thì đầu đau và căng thăng, sau khi ngồi thiền xong khó ngủ. Tôi rất tin vào môn trường sinh học dưỡng sinh này và vẫn kiên trì ngồi thiền nhưng ko hiểu vì sao lại có hiện tượng như vậy, mong các giảng huấn cho tôi lời khuyên. Xin trân trọng cảm ơn

     Hue  anhhue59@gmail.com  20/12/2017 14:06
    • @Hue Tôi nghĩ anh chị nên tìm đến câu lạc bộ gần nhà - cùng tham gia sinh hoạt CLB là tốt nhất, ở đó có nhiều người cùng sinh hoạt, nhiều người có khả năng phụ bệnh giúp anh chị, và họ cũng có thể xem giúp anh chị đã thiền đúng cách hay chưa, luân xa có còn không ... nếu có thể thì anh chị cũng nên phụ bệnh giúp người, thì bệnh tình của anh chị sẽ mau chóng bình phục hơn.
      Thân!

       Đức Dương  ducduongvt@gmail.com  07/08/2019 21:54
    • @Hue Bạn nên thường xuyên xả thiền bằng cách nghĩ xuống hai lòng bàn chân và mười ngón chân. đau đầu thường xuyên còn có khả năng là do luân xa 1 của bạn hoạt động khí xông lên đầu gây nhức đầu khó chịu vùng đầu vùng ngọc chẩm luân xa 14. nếu do luân xa 1 hoạt động thì bạn phải khống chế nó mỗi ngày để đạt dc năng lượng lớn hơn hay đơn giản là bạn rút giò cũng sẽ rút bớt khí trên đầu ra sẽ bớt đau.

       Duy Nguyễn  jimmii1988@gmail.com  12/01/2018 21:18
  • lê quang quân

    Từ bé em còn học mẫu giáo, thói quen em đi ngủ là gác tay lên trán để ngủ, vì ở trán em rất nhột. Có phải đó là dấu hiệu luân xa 6 quay không ạ? Mà từ trước tới giờ em chưa hề đến với môn Trường Sinh học, chỉ mới đi được 2 ngày nay. Vì nhiều người hỏi thầy giảng huấn quá, nên em không có dám hỏi. Số ĐT của em là 01699499364, mong anh chị cho em ý kiến ạ. Vào lúc 12h trưa hay 5h chiều nhé, giờ đó là của em.

     lê quang quân  89cuibaptiensinh@gmail.com  13/06/2017 21:30
  • Lê Hồng Anh

    Em là Hồng Anh, học lớp thiền cấp 3. Em có đọc thấy chị chia sẻ bị thận giai đoạn cuối. Bố em cũng bị thận giai đoạn cuối, đang lọc máu. chạy thận nhân tạo, mong chị có thể chia sẻ giúp em một chút kinh nghiệm. Mong nhận hồi âm từ chị, mong chị liên lạc với em qua số đt 0983940965. Em cám ơn!

     Lê Hồng Anh  hoahongvang148@gamil.com  20/02/2016 17:54
Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây