“Luật Nhân – Quả” với sức khỏe con người

Thứ ba - 06/08/2013 05:47

“Luật Nhân – Quả” với sức khỏe con người

Luật Nhân – Quả là định luật của vũ trụ. Thế giới này được điều khiển tự động bằng luật Nhân – Quả. Đây chính là luật chơi của vũ trụ. Từ “Nghiệp” (Karma) có nghĩa là “hành động” và luật của “Nghiệp” là Nhân – Quả, tức “gieo gì gặt nấy”.

          Luật Nhân – Quả là định luật của vũ trụ. Thế giới này được điều khiển tự động bằng luật Nhân – Quả. Đây chính là luật chơi của vũ trụ. Từ “Nghiệp” (Karma) có nghĩa là “hành động” và luật của “Nghiệp” là Nhân – Quả, tức “gieo gì gặt nấy”. Bất kể hành động của ai đó, mà ngay cả lời nói hay mới chỉ là suy nghĩ, dù tốt hay xấu, sẽ mang lại cho người đó một kết quả tương đương. Kết quả này có thể nhận lại ngay tức thì, nhưng thường là nhận lại ở kiếp sau. Có thể là “Nghiệp lành”, cũng có thể là “Nghiệp dữ”, nếu ai tạo “Nghiệp dữ” thường gọi là “Nghiệp chướng” thì sẽ phải trả nợ sau này.


 
          Trong muôn vàn con đường trả nợ (bị tật nguyền, con cháu hư hỏng, làm ăn thất bát) có một con đường là bệnh tật, gọi là “bệnh do Nghiệp”, đây thường là những căn bệnh khó chữa nhất. Hiểu về “Nghiệp” và về luật Nhân – Quả  có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, những người thức tỉnh sẽ biết sống hướng Thiện, tức không tạo “Nghiệp dữ”. Người thức tỉnh biết trồng hoa nơi anh ta bước đi và nhâm nhi hạnh phúc được mang cho, được dâng hiến.
          Luật Nhân – Quả là định luật điều hành vĩnh hằng của vạn vật của vũ trụ. Đây là một quy luật được chi phối một cách khách quan, đương nhiên là có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi đức Phật thành đạo dưới gốc Bồ đề, ngài đã giác ngộ được luật này, thấy được tầm quan trọng của nó tác động đến sự sống và sự chết trên hành tinh này. Luật Nhân – Quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và trở thành lý thuyết cơ bản, là chính kiến quan trọng trong Phật học, đến mức nhiều người lầm tưởng luật Nhân – Quả là của đạo Phật.
          Luật Nhân – Quả là định luật vĩnh hằng của vũ trụ, một luật tuyệt đối khách quan và tuyệt đối công bằng với từng con người, từng quốc gia đang tồn tại trên trái đất. Chúng ta cần coi việc giáo dục luật Nhân – Quả như một chiến lược toàn cầu, thay thế cho mọi thuyết giảng đạo đức, và những tiếng kêu gào đánh thức lương tâm nhân loại trước tội ác đang tràn như sóng bão.
          Bạn đã nhìn thấy luật Nhân – Quả vận hành tuyệt đối chính xác từ tầm vĩ mô (trái đất) đến vi mô (con người) chưa? Như bạn đã thấy, hành tinh của chúng ta từng mỹ lệ, hiện đang thoi thóp, và chúng ta đang gánh chịu hậu quả từng ngày (bão, lũ, mưa, núi lửa, sóng thần, động đất, bệnh dịch người và gia súc…) do chính sự tàn phá tàn tệ không thương tiếc của con người nhiều thế hệ, nay vẫn tiếp tục. Rồi trái đất sẽ ra sao?
          Rồi chính bạn, trong những ngày buồn, giận, đau khổ, âm mưu, thù hận, cơ thể bạn sẽ yếu ốm đến thế nào? Chưa nói đến việc ta quá tham sân si mà gây tội ác, thì quả báo nào sẽ đến? Chính vì sự vô minh đó mà cuộc sống của chúng ta trở nên bất hạnh, ốm yếu.
          Cuộc sống trên thế giới này sẽ đẹp biết bao nếu mỗi con người biết được luật Nhân – Quả điều hành vũ trụ hoàn hảo và độc nhất vô nhị.
 

Tác giả bài viết: MAI THỤC

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 129 trong 29 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 29 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Trần Văn Hoàng

    Tôi hoan nghênh bài viết của Mai Thục. Cặp "Nhân quả" phạm trù mang tính triết học mà giai cấp và tầng lớp nào nghe qua cũng thẩm thấu được... Nhưng chiều dài cuộc sống nhân sinh hỏi được bao người thực nghiệm được? Qua bài viết này, và tiếp tục chứng minh luật nhân quả của vũ trụ, Hoàng xem như tiếng chuông cảnh tỉnh mà Mai Thục và một số bạn hữu viết nhiều hơn nữa như đi làm công quả ở chùa vậy... Đừng buồn nha?

     Trần Văn Hoàng  hoangtv05@gmail.com  04/09/2013 16:28
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây