Trường Sinh Học Dưỡng Sinh

http://www.truongsinhhocds.com


Buông đao thành Phật

Buông đao thành Phật
“Hàng xóm nhà tôi có một ông nát rượu, mỗi lần say xỉn ông ấy lại về la mắng, đập phá và quát nạt vợ con. Hôm đó, chỉ có ông ấy và đứa con cả ở nhà, mọi chuyện rùm beng lên khiến dân làng chạy đến can ngăn. Trong lúc nóng giận, đứa con đã thét lên: tôi nói cho ông biết, từ nay tôi không cha con gì với ông hết, mọi nghiệp chướng ông tự gánh lấy.

          “Hàng xóm nhà tôi có một ông nát rượu, mỗi lần say xỉn ông ấy lại về la mắng, đập phá và quát nạt vợ con. Hôm đó, chỉ có ông ấy và đứa con cả ở nhà, mọi chuyện rùm beng lên khiến dân làng chạy đến can ngăn. Trong lúc nóng giận, đứa con đã thét lên: tôi nói cho ông biết, từ nay tôi không cha con gì với ông hết, mọi nghiệp chướng ông tự gánh lấy. Tôi đứng cạnh cậu ta, thấy cậu ta đốt hương và cắm lên bát nhang để thề độc. Mọi người thở dài, tôi đứng bên cạnh và nghe rất rõ lời khấn của cậu ấy: “Cầu nguyện cho cha mẹ luôn luôn mạnh khỏe và bình an”. Tôi hít thở thật sâu và mỉm cười đi về nhà, trong lòng thầm nhủ: Anh này là bậc đại trí. Và quả thực hiện nay, anh ấy rất thành đạt”.
          Anh ơi, một lần em đang ngồi trong quán game, em bị một nhóm con trai xúm lại đánh, tìm hiểu ra thì bọn nó đánh nhầm người. Mấy đứa bạn em bảo mày phải trả thù, rửa nhục, rồi cả nhóm tìm đến thằng đầu sỏ kia để trả thù. Từ đấy em bị cuốn vào mớ thù hận anh ạ. Em không biết phải làm thế nào? Ngày ngày cứ phải đề phòng xem ra đường có đứa nào rình không. Em nên làm gì bây giờ. Em mệt mỏi lắm rồi.
Đó là câu hỏi của một cậu trai 9X dành cho tôi. Tôi không hiểu vì sao cậu trai này tìm đến mình (biến mình thành nhà tư vấn tâm lý), nhưng buổi nói chuyện ấy lại làm tôi thấy nhẹ lòng. Hóa ra, khi con người ta có bệnh về thân thì cần đến khoa Y học, có bệnh về tâm thì cần đến khoa Tâm lý. Vậy có Nghiệp thì phải tìm cách nào?
          Tôi mỉm cười, nhìn vào đôi mắt đăm chiêu và căng thẳng của cậu và biết rằng, nếu cứ thao thao bất tuyệt mà nói với cậu lúc này thì cũng như nước đổ lá khoai. Tôi cao giọng:
          Ớ! Anh có học Trường Sinh học đấy. Có nghe bao giờ chưa. (Rồi – nhưng em chỉ nghe mấy bà, mấy cô nói). Thực ra, ý tôi là trong mớ kiến thức nhồi sọ mà tôi có được, nếu sử dụng vào lúc này thì không cần thiết, cái tên “Trường Sinh học” sẽ đánh lạc hướng để em tạm thoát khỏi tình trạng căng thẳng nhất thời.
          Tôi nói: Buông đao lập tức thành Phật
          Trong hồi 26 Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đã quật gốc cây nhân sâm của Trấn Nguyên đại tiên ở Ngũ Trang quán. Đi năm châu bốn biển không ai có cách giúp mình, cuối cùng phải nhờ đến Nam Hải Quan Âm. Tôn Hành Giả mừng rỡ hỏi dò:
          - Thuở nay Bồ Tát có cứu cây nào chưa?
          Quan Âm nói: Năm trước Thái Thượng lão quân có đàn cuộc với ta: Lấy nhành dương liễu trong tịnh bình rồi đốt trong lò cho khô cháy. Sau đó đem ra trả lại cho ta. Ta để trong tịnh bình, bắt hơi nước cam lộ một ngày đêm; nhành dương liễu tươi xanh như cũ ”.


 
          Nên nói, biết lỗi và tạ lỗi thì mọi chuyện sẽ ổn thôi, tự trọng thái quá là điều phiền toái. Khi còn là một con khỉ thì biết vâng kính khiêm nhường, Mỹ Hầu Vương đã đến núi Linh Đài Phương Thốn, cốc (động) Tà Nguyệt Tam Tinh(*) được Bồ Đề lão tổ dạy 72 phép thần thông biến hóa. Mới có một chút bản lĩnh ở núi Hoa Quả đã làm mưa làm gió, coi trời bằng vung và xưng “Tề Thiên Đại Thánh”. Nhưng sau khi đến được chùa Lôi Âm trên núi Linh Sơn nơi ngự của Như Lai sau khi gặp vô số yêu mai quỷ quái thì lập tức biết khiêm nhường và lễ phục. Chính thái độ khiêm nhường và thành kính của Tôn Ngộ Không đã giúp đỡ anh ta. Hung hăng, bất chấp thường phá hoại và làm hỏng việc, ngược lại biết tạ lỗi, khiêm nhường thì sẽ hàn gắn lại những sự cố đáng tiếc. Cho nên cổ ngữ Trung Quốc có câu: “Đức giả nhạo sơn, Trí giả nhạo thủy” (Người có đức học theo cái đạo của núi, người có trí học theo cái đạo của nước).
          Thế nên, đối với nghiệp thì cách giải quyết tốt nhất là làm theo lời của Bụt (Phật). Bệnh có thể trị khỏi, nhưng nghiệp thì phải hóa giải. Từ Hóa Giải và từ chữa bệnh có tinh thần như nhau nhưng cách làm thì lại xa khác vời vợi. Nghiệp cũng từ tâm mà ra, cũng nhờ tâm mà hóa giải. Trong kinh điển Phật giáo thường nói: "phóng hạ đồ đao, lập địa thành phật". Nghĩa là biết nhận lỗi, xám hối trong một khoảnh khắc nhanh chóng, tức thời, thì sẽ có giá trị vô cùng quý báu. Câu truyện về người con bên trên cho ta thấy người con trong một khoảnh khắc tâm linh liền nhận diện được đạo đức và tình thương đối với người cha của mình. Và nếu như trong câu truyện ở hồi thư 26 của Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không không đập đổ cây nhân sâm thì đâu đến nỗi phải rùm beng tìm khắp góc bể chân trời một phương thuốc cứu cây. Khi đó cũng chẳng cần nhờ đến Bồ Tát Nam Hải. Nếu như trong sát na tâm thức đó, Tôn Ngộ Không ngộ ra điều này thì đã chẳng tạo nghiệp. Khi đó, vai trò của các vị Bồ tát cũng không còn bởi vì chính ta đã là một vị bồ tát rồi. Cho nên mới nói: “chỉ cần sống thiện thì đã là Bồ Tát rồi đấy”.
          Sau này, em rất ngoan và biết nghe lời, lớp học thiền sơ cấp ở Hà Nội tôi đã chỉ em đi học, mỗi ngày đi gần 100km vừa đi vừa về mà em vẫn đi học tích cực. Mong rằng các môn sinh Trường Sinh học bên cạnh việc Thiền để nâng cao sức khỏe về thân, trong sáng về tâm còn hiểu sâu hơn về Nghiệp.
          Nghiệp – Một khái niệm của Bụt. Cũng qua đó để chúng ta có cái nhìn sâu hơn về tâm tính mỗi người. Khi hóa giải nghiệp cho ai đó thì phải nhận thức được mình có hoàn toàn tin vào sự trong sáng và thánh thiện bác ái của mình không, mình đã tốt chưa? Có đủ niềm tin là sẽ giúp được người khác không? Khả năng và sức lực mình đến đâu?, việc nào nên nhận lời và việc nào nên từ chối?. Nhìn thấy bệnh thôi thì chưa đủ, còn phải nhìn thấy nghiệp bệnh nữa. Từ đó để ứng xử cho hài hòa. Không nên cứng nhắc và cũng chẳng nên tùy tiện. Nên nói, “Bồ tát sợ nhân, phàm phu sợ quả” là như vậy.
          Ở giữa NhânQuả chính là Nghiệp, nghiệp từ tâm sinh và cũng nhờ tâm chuyển hóa. Thâu nhiếp tất cả vào tâm rồi xả bỏ dần dần cho đến khi tâm không còn vướng bận đến thị phi, xúc cảm nữa.
 
          Ghi chú:(*)Tà nguyệt là ánh trăng lưỡi liềm, tam tinh là ba ngôi sao. Sau này Nguyễn Du viết: một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời: ý nói đến chữ Tâm (心).

Tác giả bài viết: CHỈNH CA (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây