Trường Sinh Học Dưỡng Sinh

http://www.truongsinhhocds.com


Vì sao bạn không nghe nói tới ung thư tim? (Kỳ 2)

Từ khi có nhân loại đến nay, bản năng của con người luôn đặt ra một câu hỏi sắc bén: “Con người là gì? Ta là ai?”. Từ cổ chí kim, tất cả các nhà thần học, triết học, khoa học gia… đều đi tìm câu trả lời.


        Con người như thế nào mới hạnh phúc?

       Ôn Tần Dung trong sách kể về một cậu bé 12 tuổi uống trộm thuốc ngủ, khi bà đi vào phòng khám bệnh, cậu bé liền bắt đầu hỏi bà:

       “Tôi là ai? Vì sao phải sống? Về sau tôi cũng giống như cha mẹ mình, học ở trường, kết hôn, sinh con, sau rồi chờ chết sao? Vì sao cứ bắt tôi phải đạt thành tích tốt? Vì sao?…”

       Bà thở dài nói, nếu một người mù mờ về giá trị tích cực, họ sẽ không cách nào nhận thức tinh tường về vấn đề này, chẳng những cuộc sống sẽ mê mờ, mà nội tiết cũng sẽ mất cân đối, cuối cùng khiến thân thể khó tránh khỏi bệnh tật.

       Tâm linh ảnh hưởng đến thân thể, ngũ tạng phản ánh tâm hồn

       Ôn Tần Dung nói: “Tàng giống như hệ thống “hồn, thần, ý, phách, chí” đối ứng với ngũ tạng; như gan tàng hồn, tim tàng thần, tỳ tàng ý, phổi tàng phách, thận tàng chí.

       Làm thầy thuốc càng lâu càng có cảm giác này, tựa như hồn, thần, ý, phách, chí không ở tại không gian này, nhưng đều làm chủ điều khiển thân thể chúng ta. Nếu như hồn, thần, ý, phách, chí không tồn tại trong không gian chúng ta, mà đến từ vũ trụ, như vậy có lẽ chúng ta đều có một tinh thể đối ứng, là có liên kết với nó, mỗi người chúng ta đều có lai lịch, chỉ là chúng ta không biết mà thôi. Vậy tại sao lại tới địa cầu này? Phải chăng là mang theo nguyện vọng và nhiệm vụ nào đó mà đến?”.

       Ôn Tần Dung tiến thêm một bước giải thích: “Giống như não chúng ta, các nhà khoa học phát hiện chúng ta chỉ sử dụng 2% dung lượng của não, chiếm khoảng 3% khối lượng của cơ thể, nhưng lại cần tới 1/4 tổng khí oxy; lưu lượng máu chảy lên não chiếm 15% khối lượng máu từ tim đẩy ra… Nếu như con người chỉ dùng 2% não bộ, vì sao cần nhiều lượng dưỡng khí và máu như vậy? 98% não còn lại thì đang làm gì? Có lẽ chúng chính là trạm trung chuyển, có chức năng giống như nhà ga”.

       Bởi vậy, bà suy luận thần, hồn, ý, phách, chí tại nhân thể, tựa như linh hồn mặc một bộ y phục. Ôn Tần Dung nói: “Cho nên vấn đề linh hồn là vấn đề y học, vũ trụ xảy ra vấn đề thì con người cũng có vấn đề… Tôi phát hiện có một số người bị bệnh nguyên do là vì: Họ giống như không tìm thấy chính mình, có lẽ đây là gốc rễ của vấn đề”.

        Quan điểm của Trung y về nhân thể và vũ trụ

       Ôn Tần Dung thể ngộ rằng châm cứu giống như là thuận theo khí tượng của vũ trụ vậy, điều chỉnh nhân thể có thể hài hòa cộng hưởng với vũ trụ, có thể khiến con người nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh, bình an, không cửa ải khó khăn nào không vượt qua. Bà nói:“Mỗi lần châm cứu khởi huyệt, tôi đều có thể cảm thấy khí di chuyển, lúc khí cơ điều động kinh mạch huyệt vị, thật sự nhận thấy người bệnh sắc mặt liên tục biến đổi.

       Ví như bệnh tim sắc mặt vốn là xanh xao, bờ môi biến thành màu thâm đen, sau khi châm cứu thì môi trở nên hồng hào; ý thức vốn vô hồn, sau khi châm cứu thì đôi mắt sáng lên hoàn hồn, sắc mặt trắng bệch chuyển sang hồng hào, nếp nhăn cũng tiêu bớt…Đây là chúng ta chứng kiến sự biến hóa của con người giữa trời đất, khiến cho người ta vô cùng kinh ngạc. Cho nên tôi mỗi ngày trong cuộc sống đều thưởng thức sự ảo diệu của vũ trụ”.

        Trung y xem thân thể người như một vũ trụ

       “Tây y phát triển về giải phẫu thân thể người, chỉ là đứng trên địa cầu để nhìn nhận nhân thể; Trung y coi nhân thể ngoài hệ thống giải phẫu ra còn có hệ thống tàng đối ứng với ngũ tạng, đó là ‘hồn, thần, ý, phách, chí’, là đứng tại vũ trụ để xem nhân thể, chính là xem con người như một vũ trụ”.

       Bà đưa ra ví dụ lúc thủy triều, trăng tròn, rất nhiều người sẽ sinh bệnh thậm chí là bệnh nặng; cảm xúc dễ dàng lên xuống, án hung sát cũng nhiều hơn, đều là có quan hệ với vũ trụ. Như những lần thiên tai biến dị, trục địa cầu bị lệch, hiện tượng nhiều hành tinh nổ tung… những hoàn cảnh biến hóa bên ngoài này đều sẽ ảnh hưởng đến nhân thể.

       Tuy nhiên, với những điều như vậy Trung y lại thường bị người hiện đại công kích là phản khoa học.Ôn Tần Dung khá bức xúc nói: “Lão tổ tông của chúng ta là Viêm Hoàng tử tôn 5.000 năm, vì cớ gì Tây y mới phát triển 200 – 300 năm lại có thể đánh bại? Vì sao lại chối bỏ tất cả? Khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Vật lý giới, lượng tử cơ học, còn có “nguyên lý bất định” của Heisenberg! Cả con người, toàn bộ vũ trụ đều từng giây từng phút thay đổi, cho dù bạn có đầy đủ trí tuệ cũng không đủ năng lực để chứng minh hết thảy tự nhiên. Ai có tư cách phê phán trí tuệ của lão tổ tông? Tôi cho rằng có thể chữa khỏi bệnh mới là khoa học cao nhất, miễn là có hiệu lực thì mới là khoa học cao nhất”.

       “Khoa học chẳng phải là lý luận phong phú hoặc dụng cụ tinh vi, vậy thì vì sao chúng ta luôn phát sinh bệnh? Tự nhiên mới là khoa học cao nhất, bởi tự nhiên là Thần kỹ, dụng cụ là người kỹ, nhân lực không cách nào thắng thiên. Nếu khoa học phát triển như vậy, vì sao Tổ chức Y tế Thế giới công bố nhân loại còn có 8 nghìn chủng bệnh không thể trị liệu, còn có rất nhiều siêu vi trùng xâm nhập vào con người, trước mắt không có cách nào trị liệu? Hơn nữa tổ chức đó còn cho biết: Người bệnh toàn cầu, có 1/3 đã chết vì sự cố chữa bệnh, 1/3 chết vì thuốc… Họ cũng không phải vì bệnh tật mà chết. Cho nên chúng ta thực sự phải trở về với tự nhiên.

       Chúng ta thường nói “Chúc bạn may mắn”, vì sao lại nói đến vận mệnh như vậy, thực tế chính là, thuận theo nhịp dưỡng sinh của thiên địa thì sẽ gặp may mắn; rời xa đạo mà đi thì sẽ gặp vận xui, vận xấu. Cho nên nói chúc bạn gặp vận may”.

       “Trung y” – Y học “Trung hòa”, “Cân đối”

       Trong mắt của Ôn Tần Dung, bà coi “Trung y” hàm ý rằng làm người chữa bệnh cần đạt tới y học “trung hòa”, “cân đối”; là mối liên kết giữa linh hồn vũ trụ và vật chất nhân thể, nó trở thành y học “trung gian”.

       Chính như “Trung dung” nói: “Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã; hòa dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí trung hòa, thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”. (Tạm dịch: Trung là cái gốc lớn của mọi nhà; hòa là đường lối thành tựu của con người. Làm hết mức đạo trung hòa, trời đất được đúng ngôi, vạn vật được nuôi nấng).

       Như thế xem ra, Trung y chẳng những là tư tưởng văn hóa truyền thống tinh túy của Trung Hoa, cũng là đạo lý thiên địa dưỡng dục của vũ trụ, càng là báu vật của nhân loại.

 

       *Xin mời xem lại:  Kỳ 1

Tác giả bài viết: BẢO AN

Nguồn tin: www.trithucvn.net

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây