Trường Sinh Học Dưỡng Sinh

http://www.truongsinhhocds.com


Hen suyễn có thể tự chữa được không?

Hen suyễn có thể tự chữa được không?
Câu trả lời là người bệnh có thể tự chữa được, nếu biết ứng dụng trường năng lượng sinh học đúng cách vào việc tập luyện và tự trị liệu bệnh hen suyễn một cách thường xuyên.
        Hen suyễn do các nguyên nhân:
        Theo Đông y: Đối với người lớn, hen suyễn do phế hư mà hàn (hoặc thực mà nhiệt) làm khí uất đưa lên; Còn đối với trẻ em thì do nhiệt sinh hỏa tạo ra phong gây đàm kéo.
        - Thực suyễn: Do rối loạn tại phế, từ 6 tà khí và thất tình gây nên.
        - Hư suyễn: Do thận hay tỳ vị.
        - Thận suy ảnh hưởng lên phổi vì thận chủ nạp khí, phế phát khí do đó thận không thu nạp khí đưa nghịch lên thượng tiêu và sinh ra suyễn.
        - Do rối loạn tiêu hóa, khí của vị đi ngược lên gây khó thở.
        Tóm lại: Hen suyễn là do tổn thương và rối loạn chức năng phổi, do tiết dịch, đàm kéo. Nguyên nhân tại phổi hoặc ngoài phổi tại tỳ vị, tà khí (môi trường). Vai trò mệnh môn long hỏa, tức khí tiên thiên, ảnh hưởng lớn đến bệnh. Người bệnh khó thở 2 thì, do mất cân bằng âm dương ở kinh phế.
        Cơ sở khoa học tự điều trị hen suyễn bằng ứng dụng trường năng lượng sinh học
        Chuyển hóa: Trạng thái thư giãn, thả lỏng ngồi lặng yên điều tức nên làm giảm chuyển hóa cơ bản. Người ngồi tập tĩnh tâm vô thức nên không hao tốn năng lượng, nếu có thiếu O2 vẫn chịu được dù thở nhẹ nhàng.
        Thần kinh: Người ngồi tập kiểm soát nhịp thở một cách chắc chắn nên thắng phản xạ kích thích phế thần kinh vị gây suyễn. Hai nhịp thở ra vào tương thích với nhau nên quân bình âm dương và hệ thực vật. Dễ thích nghi môi trường làm hưng phấn đối giao cảm nên dù có chất dị ứng cũng không thể kích thích thần kinh X được.
        Tâm thần: Người ngồi tập bằng an tâm trí, tâm hồn thư thái, không trực tiếp xúc cảm với ngoại cảnh nên không bị rối loạn thực vật; Mọi stress đều được hóa giải nên không bị ảnh hưởng gây nên suyễn.


Thiền Trường Sinh học tại nhà tự giải quyết bệnh hen suyễn khá tốt.
 
        Nội tiết: Người ngồi tập nhờ thở bụng đều đặn làm máu dồn vào vùng bụng dưới (quan nguyên) và lưng (mệnh môn). Mệnh môn được xem như tuyến thượng thận tiết ra glucocorticoid và catecholamin có tác dụng hưng phấn trực giao cảm làm hạ cơn suyễn, như tây y đã điều trị.
        Miễn dịch: Người ngồi tập dưỡng sinh ứng dụng trường năng lượng sinh học giúp cho cơ thể quen dần với hưng phấn hệ đối giao cảm, điều hòa những phản ứng miễn dịch gây nên cơn suyễn.
        Hóa học: Người ngồi tập điều hòa cân bằng bài tiết, ức chế, trung hòa các chất trung gian hóa học gây nên phản ứng dị ứng bộc phát cơn suyễn. Nhờ ngồi tập thường xuyên tạo những biến đổi cơ thể quen dần với các chất hóa học gây bệnh suyễn.
        Vận động thể lực có thể gây lên cơn hen suyễn?
        Cơn suyễn thường xảy ra vào giờ Dần (3 – 5 giờ sáng), vì giờ Dần thuộc Mộc mà phổi thuộc Kim, Kim lại khắc Mộc, do đó giờ này phổi yếu nhất.
        Cơn suyễn thường xảy ra sau một sự gắng sức, do cơ chế khi gắng sức cả 2 hệ đối và trực giao cảm đều hưng phấn, nhưng hệ beta giao cảm giãn cơ ưu thế hơn nên phế quản giãn nở. Lúc ngưng gắng sức thì hệ giao cảm hết hưng phấn nhưng hệ đối giao cảm vẫn tiếp tục hưng phấn nên phế quản bị co thắt. Lúc gắng sức mastocysts bị kích thích và phóng thích những chất trung gian gây co thắt phế quản như histamin, SRSA (chất phản vệ chậm), đồng thời hệ trực giao cảm hưng phấn mạnh nên phế quản giãn. Khi ngưng gắng sức, hệ giao cảm trở về bình thường thì những chất trung gian còn lại tác động gây co thắt phế quản.
        Do đó, muốn phòng ngừa cơn suyễn sau gắng sức ta phải thở thư giãn (sổ tức) ngay sau khi gắng sức để lập lại thế cân bằng của hệ thực vật trong một thời gian ngắn. Người ngồi tập dưỡng sinh ứng dụng trường năng lượng sinh học để làm chủ hơi thở, cân bằng đối và trực giao cảm trong lúc gắng sức không có hiện tượng đối giao cảm hưng phấn sau khi gắng sức.
         Yếu tố tâm lý có thể gây nên bệnh hen suyễn?
        Thực tế không có bệnh hen suyễn do tâm lý (thất tình lục dục). Yếu tố tâm lý chỉ đóng vai trò như là một “cái gai” kích thích lên cơn hen ở người đã có bệnh hen từ trước.
        Theo Tây y, yếu tố tâm lý tạo cơn hen bằng những cơ chế: Tăng IgE tại phế quản tạo ra mẫn cảm hóa; Qua vùng dưới đồi thị, làm phế quản tăng tiết histamin và acetylcholin; Qua đồi thị, ức chế các chất đối kháng với histamin.
        Tâm lý là tiền đề của phản ứng miễn dịch và làm mất cân bằng hệ trực và đối giao cảm, thiên về đối giao cảm.
        Điều trị hen suyễn bằng ứng dụng trường năng lượng sinh học
        Người tập dưỡng sinh ứng dụng trường năng lượng sinh học cần thay đổi môi trường sống, tức là cần tránh những nơi có nhiều tà khí gây dị ứng hoặc xâm nhập hệ phế. Sinh hoạt điều độ, không dùng thức ăn thức uống độc hại, tập luyện đều đặn hàng ngày và suốt đời.
        Tập dưỡng sinh ứng dụng trường năng lượng sinh học có thể giải quyết yếu tố tâm lý bằng 3 mặt: Xóa bỏ tạp niệm, bế quan không để stress xâm nhập; Qua điều hòa hơi thở làm cân bằng hệ trực và đối giao cảm; Kiểm soát được vỏ não làm yên ổn hệ thần kinh trung ương, xóa bỏ những phản xạ tâm lý có thể gây nên cơn suyễn.

Tác giả bài viết: Lương y LÊ QUANG VĨNH

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây