Vài điểm cần nhớ khi tập thiền Trường Sinh học

Thứ sáu - 04/11/2022 05:06

Vài điểm cần nhớ khi tập thiền Trường Sinh học

Thiền là tinh hoa của nhân loại. Thiền Trường Sinh học là môn dưỡng sinh sử dụng phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa của người Ấn Độ. Đây là một trong những cách luyện tập không chỉ giúp người tập nâng cao sức khỏe, từng bước đẩy lui bệnh tật, mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác và một tinh thần thư thái.

       Thiền là tinh hoa của nhân loại. Thiền Trường Sinh học là môn dưỡng sinh sử dụng phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa của người Ấn Độ. Đây là một trong những cách luyện tập không chỉ giúp người tập nâng cao sức khỏe, từng bước đẩy lui bệnh tật, mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác và một tinh thần thư thái.
 
 
 
       Hiện nay, Thiền Trường Sinh học đang tiếp tục hoàn thiện, đòi hỏi người tập phải luôn có sự cập nhật thường xuyên và chế độ luyện tập đều đặn tăng dần. Tập Thiền Trường Sinh học đúng cách, tập đủ, tập đều và tập đạt yêu cầu để đem lại hiệu quả cho sức khỏe (cả tâm lẫn thân) của bạn.
       Tập dưỡng sinh Trường Sinh học kết hợp việc thiền, hít thở sâu với việc lấy tịnh tâm làm căn bản. Hít thở đúng cách cách kết hợp với việc tịnh tâm nhằm tích lũy sinh năng (gọi là khí hay prana, hay còn gọi là ngồi thu năng lượng vũ trụ). Sinh năng này được xem là nguồn năng lượng của sự sống, có thể làm tăng cường nội lực cơ thể và tự chữa bệnh cho bản thân. Trong khi tập cần kiểm soát và làm chủ các giác quan, các bộ phận nhạy cảm, xung thần kinh và các bộ phận thi hành rồi đưa dần về trạng thái tịnh tâm vô thức.
       Khi tập Thiền Trường Sinh học, người luyện tập và nhất là những người mới bước chân vào môn học đòi hỏi sự kiên nhẫn này nếu không kiên trì hoặc tập luyện không đúng cách sẽ gặp phải những vấn đề trục trặc. Sự sung sức quá mức trong khi tập cũng khiến người tập dễ gặp “sự cố”. Nhiều người tự ép mình thực hiện bài tập quá sức rất dễ thất bại trong việc tự lắng nghe cơ thể mình. Ngược lại, nhiều người thiếu niềm tin và sự quyết tâm đã không vượt qua được những khó khăn ban đầu, ngồi không đạt yêu cầu tối thiểu đề ra, thu được kết quả chậm, dễ sinh ra nản chí. Tốt nhất là người tập đừng tự gây ra các áp lực lớn, đòi hỏi giải quyết bệnh tật tức thì, cứ để mọi chuyện diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên của nó và kết quả sẽ đến bất ngờ.
       Một hướng dẫn viên tốt là người luôn chỉ cho các học viên các tư thế phù hợp với thể lực người tập, tập luyện đúng cách, động viên người tập cố gắng vươn lên theo thời gian, góp ý xây dựng chân thành. Điều quan trọng nhất là người tập phải tự biết lắng nghe chính mình và sự đóng góp của những hướng dẫn viên có nhiều kinh nghiệm.
       Trong thực tế có rất nhiều người cố gắng luyện tập để chứng tỏ bản thân. Khi mang suy nghĩ đó, bạn sẽ không bao giờ học được môn dưỡng sinh này theo đúng nghĩa. Thiền Trường Sinh học cần có thời gian, hướng tới sự điềm tĩnh và tập trung chú ý.
       Thời gian luyện tập: Phù hợp nhất là buổi sáng (mới thức dậy, trước khi ăn sáng), giữa trưa và tối muộn (trước khi ngủ). Tránh ăn quá no (trừ bữa ăn nhẹ) trong khoảng 2 giờ trước buổi tập. Mỗi ngày bạn bỏ thời gian để tập luyện được 3 lần thì rất tốt.
       Trang phục: Sử dụng quần áo rộng và thật thoải mái để tập luyện, bạn có thể mua ngay các bộ trang phục (kín đáo) dành cho tập thể thao cũng được. Không gian tập luyện cần yên tĩnh, thoáng đãng, hợp vệ sinh. Học và cùng tập luyện với hướng dẫn viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm, uy tín lâu năm càng tốt. Biết lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình của hướng dẫn viên. Nếu bạn chưa hiểu rõ một vấn đề nào đó hãy hỏi ngay hướng dẫn viên, tránh tình trạng làm sai, đảo lộn các động tác, đến khi đã “thành tật” thì rất khó chữa. Có thể tham khảo ý kiến các hướng dẫn viên về những trường hợp trục trặc khó nói có thể xảy ra khi tập luyện tại nhà.
       Luôn chú ý lắng nghe cơ thể mình. Bạn có thể dừng lại nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau, tê nhức quá mức, nếu gặp cơn đau nghiêm trọng nên báo cho hướng dẫn viên để được tư vấn. Thiền Trường Sinh học là một phương pháp dưỡng sinh rèn luyện sức khỏe cả về thể xác và tinh thần. Bạn không cần áp đặt thời gian bạn luyện với nó là cả đời, chăm chỉ luyện tập theo bài bản và cố gắng thư giãn hết sức là bạn đã có một bước khởi đầu thành công. Đừng cố gắng làm quá sức bằng bất cứ cách nào khi điều đó đem lại hiệu quả cho bạn. Không yêu cầu những điều kiện tập luyện đầy đủ, hiện đại hay thời tiết tốt,.. mới có thể tập Thiền Trường Sinh học. Bạn nên giữ cho mình thói quen tập luyện đúng bài bản, tập luyện đều đặn, tập luyện đủ thời gian và số lần tập mỗi ngày. Theo những hướng dẫn viên kinh nghiệm thì mỗi ngày tập luyện 3 lần, mỗi lần tập luyện ít nhất 60 phút (nhiều hơn càng tốt) sẽ có tác dụng to lớn trong việc đẩy lùi bệnh tật, kể cả những căn bệnh nan y (tất nhiên là ở giai đoạn đầu).
       Hãy tin rằng Thiền Trường Sinh học là môn dưỡng sinh tuyệt vời giúp bạn nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Niềm tin và tinh thần quyết tâm tập luyện là hai yếu tố rất quan trọng, quyết định kết quả tập luyện của bạn. Một tinh thần thư thái và một niềm tin trọn vẹn sẽ giúp đẩy năng lượng thu được trong quá trình luyện tập của bạn lên cao nhất và hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn. Đây là một môn dưỡng sinh đòi hỏi lòng kiên trì trong tập luyện rất cao. Một vài cản trở ban đầu trong tập luyện và sinh hoạt hay những đau nhức trên cơ thể có thể khiến bạn nản lòng và buông xuôi. Nhưng hãy luôn ghi nhớ các hướng dẫn viên sẵn sàng giúp đỡ bạn, hãy nhìn về những người “đi trước” đã tập luyện trong thời gian dài và kết quả họ đạt được. Chắc chắn bạn sẽ được củng cố niềm tin.
 

Tác giả bài viết: CẨM PHÚ

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 228 trong 56 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 56 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây