Tu thân

Thứ bảy - 20/06/2020 05:09

Tu thân

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta. Người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta. Còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.


      Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
       Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đi.
      Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậỵ
      Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.
      Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cứ làm bậy mà lại ghét người chê mình; rất dở mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê... Như thế dù không muốn không dở cũng không được.

 
TUÂN TỬ
 
LỜI BÀN:
      Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho.

Nguồn tin: Sưu tầm

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 166 trong 38 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 38 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Thị Minh Hiền

    Thấy người hay thì cố mà bắt chước! Ai cũng nói được.
    Nhưng phải đủ tư duy mới nhận ra được cái hay ấy!

     Nguyễn Thị Minh Hiền  minhhien.nguyen.1960@gmail.com  10/10/2019 08:21
  • Châu Chí Linh

    “Tu thân” là một trong những triết lý điển hình về tu dưỡng, rèn luyện bản thân của người quân tử trong xã hội Nho giáo. Kế thừa và học tập triết lý Tu thân trong giáo dục đạo đức có một ý nghĩa tích cực. Thực chất của "Tu thân" là ra sức bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức; “Tu thân" là tự sửa mình, tu dưỡng bản thân, hoàn thành tốt công việc của mình. "Tu thân" của nhà Nho là "việc tự sửa mình, trách mình". Nho giáo mong có một xã hội tốt đẹp, nhưng không phải bằng cách làm điều lợi, bỏ điều hại, kinh doanh, phú cường mà bằng cách làm cho mọi người đều nỗ lực tu dưỡng đạo đức để tất cả đều thiện. Nho giáo cho rằng bản thân mình có tốt, có hiểu biết, sống có nhân nghĩa, nói có tín thực và giao tiếp có đúng lễ thì mới làm gương cho mọi người noi theo.

     Châu Chí Linh  tranchauchilinh@gmail.com  01/03/2015 06:00
Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây