Đôi lời chia sẻ về "Nhân - Quả"

Chủ nhật - 26/11/2017 05:05
"Gieo Nhân nào thì gặt Quả nấy" hay là "Gây gió ắt sẽ có ngày gặp Bão", những thành ngữ ấy hầu như đã thuộc lòng nơi cửa miệng mỗi người, mỗi khi một ai đó muốn nhắc nhở người khác phải sống tốt hơn...
Đôi lời chia sẻ về "Nhân - Quả"
          "Nhân – Quả" là quy luật thiên nhiên tất yếu. Đã là quy luật thì không ai có thể cưỡng lại được, cũng giống như quy luật tất yếu của đời người là "Sinh – Lão – Bệnh – Tử", vậy thôi. Về vấn đề này thì có nhiều điều cần nói lắm, song tôi muốn chia sẻ một chút cùng với những ai đang quan tâm đến luật "Nhân – Quả".
          Nói về "Nhân quả và Y học" thì đã là quá rõ. Xưa nay, ta vẫn thường nhắc nhau "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", để phòng được bệnh thì các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội đã có nhiều biện pháp tích cực, nhằm giảm thiểu tối đa bệnh gây ra, làm ảnh hưởng sức khỏe con người và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến "sức lực, thời gian và tài chánh". Nếu ta phòng được bệnh một cách triệt để thì làm sao có cơ hội cho bệnh gây ra. Thế nhưng, thực tế xu thế hiện nay bệnh tình ngày một gia tăng, các bệnh viện, trạm xá đã có lúc quả tải vì lượng bệnh nhân quá đông. 
          Một trong những nguyên nhân chính là do ý thức của mỗi con người đã tạo duyên “lành” cho bệnh "tung hoành". Người bệnh đã đến với sự can thiệp của y học, hy vọng để "đánh" tan sự "tung hoành" của bệnh tật, lấy lại "tài sản vô giá" của mình. Thực tế, nhiều bệnh nhân đã đi nhiều bệnh viện, tốn kém không biết bao nhiêu, nhưng hiệu quả đưa lại hầu như không có, bệnh vẫn lắng lại đó, có cơ hội là "bò lên, đứng dậy", có khi còn nảy sinh thêm những chứng bệnh đi kèm khác nữa. Nhưng những ai đã có duyên tiếp cận với môn Dưỡng sinh Trường Sinh học, kiên trì và chịu khó ngồi tập thu năng lượng thì hầu hết bệnh đều được tiêu trừ. Thật là một điều kỳ diệu.
          Về "Nhân quả và Tâm lý học": Đây là một vấn đề trừu tượng, nhưng chúng ta cố gắng một chút thì cũng dễ hiểu thôi. Chúng ta đang sống ở thế giới vật chất, thì chưa thể vượt qua được những lo toan, tính toán của cuộc sống đời thường. Bát cơm, manh áo,... bao nhiêu vấn đề đang đè nặng lên tâm trí chúng ta. Bởi vậy, sự "căng thẳng tinh thần" là lẽ đương nhiên. Nhưng nếu như chúng ta cứ sống mãi trong sự bươn chải, lo toan, tính toán, buồn bực, ghen ghét, đố kỵ... (tức là còn THAM – SÂN – SI) thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, trong lòng ta chẳng bao giờ thanh thản, và tất nhiên bệnh sinh sôi, nảy nở từ đây – "Bệnh tại Tâm". 
          Thú thật đã một thời gian dài, tôi cũng mắc chứng bệnh ấy, bởi cuộc đời tôi lắm nỗi trân chuyên,... Nhưng từ ngày đến với Trường Sinh học, tôi đã được nghe nhiều, đọc nhiều và học cũng khá nhiều, tôi đã hiểu ra được nhiều điều... Ngồi Thiền thu năng lượng để đẩy lùi "bệnh" là một vấn đề quan trọng, nhưng lành cái "tật" còn quan trọng hơn. Lành "tật" thì "bệnh" sẽ lành theo và như vậy cuộc sống càng có ý nghĩa hơn nhiều.
          Luật đời là vậy, cái gì đến khắc sẽ đến, ta cứ bình thường hóa mọi vấn đề, thì ắt mọi điều sẽ hóa bình thường (dẫu là phức tạp đến bao nhiêu). Ta cứ luôn nhìn đời bằng màu hồng, thì ắt màu hồng luôn đến với ta và ngược lại.
          Xin được mượn lời khuyên của Phật để thay cho lời kết: "Mở rộng Tâm ra lòng thanh thản / An vui, tự tại đời thong dong".

Tác giả bài viết: Môn sinh HOÀNG THỊ LAN ANH (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đức Phú, Tuyên Hóa, Quảng Bình)

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 131 trong 32 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 32 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây