Thiền Trường Sinh học – tâm linh hay khoa học?

Chủ nhật - 19/05/2013 06:06

Thiền Trường Sinh học – tâm linh hay khoa học?

Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi nghe nói đến một phương pháp “chỉ đặt tay, không đặt điều kiện với bệnh nhân, tâm truyền tâm, truyền năng lượng mà có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh”. Vấn đề đã được đặt ra: “liệu nó có liên quan gì đến các cõi siêu hình tâm linh hay không?”. Tôi đã đặt câu hỏi đó với “bà tiên áo trắng” – người được mọi người vô cùng ngưỡng mộ.

          Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi nghe nói đến một phương pháp “chỉ đặt tay, không đặt điều kiện với bệnh nhân, tâm truyền tâm, truyền năng lượng mà có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh”. Vấn đề đã được đặt ra: “liệu nó có liên quan gì đến các cõi siêu hình tâm linh hay không?”. Tôi đã đặt câu hỏi đó với “bà tiên áo trắng” – người được mọi người vô cùng ngưỡng mộ. Tôi đã dành câu hỏi này cho cô Hồ Thị Thu vào ngày diễn ra buổi học lớp âm dương dành cho các môn sinh Trường Sinh học tại Thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ngày 11 tháng 5 năm 2013 vừa qua.
          Vì chưa được gặp “người nổi tiếng” lần nào nên tôi cũng rất háo hức được gặp cô, dù chỉ một lần. Ấn tượng ban đầu của tôi là bộ quần áo trắng tinh và nụ cười rất tươi luôn nở trên môi “bà tiên áo trắng”.
          - Đến đây học lớp âm dương hả? Vô ngồi thử lực đi con? – Cô hỏi.
          - Dạ không! Con mở âm dương rồi.
          - Vậy, con ngồi hưởng lực đi…
          Tôi cười và xin phép cô được chụp mấy tấm hình làm tư liệu, cô rất vui vẻ và đặc biệt là còn dành ít phút trò chuyện về những vấn đề băn khoăn của tôi. Trong đó tôi có đặt một câu hỏi “theo cô, thiền là tâm linh hay khoa học, hay là sự kết hợp hài hòa cả hai yếu tố trên?”
          Cô cười tươi và lên giọng: - Thiền?!…
          Dường như cô biết tôi chưa hiểu, nên nói thêm: - Tâm linh là khoa học, hoặc là khoa học ở một trình độ cao.
          Câu trả lời ngắn gọn, giản dị mà thật sâu sắc. Một đáp án làm tôi ngỡ ngàng, bởi cô chỉ là một nông dân hiền lành, chất phác không học hàm, học vị, nhưng lại “sáng” đến thế. Đối với riêng tôi, đó là một đáp án thuyết phục.
          Tiếp đó, nghe cô giảng về đạo lý làm người, về cách nhìn nhận cuộc đời như là một vở kịch mà “ai cũng có một vai riêng nên hà tất phải ganh đua, bon chen rồi thủ vai ác”... Tôi nhớ đến những nhân vật ham mê nhung lụa mà bán linh hồn cho quỷ dữ trong Tấn Trò Đời  của Banzal hay Hội Chợ Phù Hoa của W.M. Thackeray… Cô Thu đã ám dụ về người diễn viên đóng vai “thiện và ác” trong đời cũng như một tấn kịch để rồi mỗi chúng ta tự phán xét và đưa ra cách ứng xử của riêng mình. Cô còn nói thêm về sự làm chủ của tâm đối với thân để kiểm soát điều ác mà hoàn thiện điều lành, cũng như là lời khuyên “dành một khoảng thời gian ngắn sau mỗi buổi thiền để sám hối với chính con người B của mình”.


"Bà tiên áo trắng" đang chia sẻ kinh nghiệm về Thiền tại TT Sông Thao.
 
          Có thể nói Thiền Trường Sinh học mà cô Thu đang hướng dẫn mọi người chính là “bảo bối” để rèn tâm, luyện tính và chống lại mọi bệnh tật về thân. Thêm vào đó, lối sống có niềm tin được cô nhắn nhủ như là một cánh cửa để chúng ta đến với những phép màu. Dẫn chứng sinh động nhất chính là cách mà cô tồn tại rồi trở thành “tấm gương”, là “bà tiên áo trắng” như thế nào… Cảm giác của tôi khi nghe cô Thu giảng là thấy nhẹ thênh giống như cảm xúc khi nghe bài thơ Nói Với Em của nhà thơ Vũ Quần Phương ở thời tiểu học; là câu chuyện thiền “núi là núi mà nước là nước” của các thiền sư hay giống như cách mà Đạo Nguyên Hi Huyền nhìn về cuộc đời: “buổi sáng mặt trời mọc ở hướng Đông và buổi tối trăng lặn ở phía Tây”…
          Trong lúc cô Thu chỉ cho các môn sinh cách phụ bệnh ở cấp âm dương thì chú Nhật Minh đến hỏi tôi dồn dập như một nhà hình sự điều tra, chú không cho tôi thanh minh vì sao học cấp âm dương rồi mà mặc áo không cổ, đi hưởng lực mà chạy lăng xăng… Tự biết bản thân lơ đãng, tôi chỉ biết im lặng nhưng chẳng hiểu sao một cảm giác vui sướng cứ lan tỏa trong tôi, tôi có cảm giác vui giống như đang ở trong một gia đình được người vai trên nhắc nhở dù mới gặp chú lần đầu. Sau đó chú còn ôn tồn nói với tôi về cách nâng cao “đẳng cấp luân xa” từ việc chăm chỉ ngồi tập đến lời nói, hành động, suy nghĩ sao cho tốt với mọi người và quan trọng là với chính mình. Chú còn nói thêm: “thiền là trạng thái vượt ra ngoài ngôn ngữ” nghĩa là mỗi hành giả đều có cách ngộ về thiền khác nhau, càng lý luận mô phỏng lại càng ra khỏi quỹ đạo của thiền. Thiền là một sự trở về theo tinh thần “quy nguyên phản bản”, thiền là tìm vào bên trong, thiền là vô ngôn…
          Những lời tâm sự, những bài học bổ ích từ thực tế của các minh sư đã gợi ý cho tôi và chúng ta những thông tin hữu ích cho việc tu thântu tâm. Tôi còn nhớ nhà thơ, nhà viết kịch Đức Johann W.V. Goethe đã từng nói: “mọi lý thuyết đều xám xịt, nhưng cây đời mãi mãi xanh tươi”…
          Sau cùng, tôi xin khép lại bài viết với lời cám ơn chú Công Bảy (Buôn Ma Thuột) – người đã đem đến cho tôi những bài học đầu tiên về thiền, và xin cảm ơn tất cả các minh sư, các bậc tiền bối đã bằng cách này hay cách khác giúp tôi hiểu cách thực hành thiền chân chính, phá bỏ chấp, phá bỏ vọng tưởng để trở về với chính mình theo đúng nghĩa của thiền. “Tâm linh là khoa học, hoặc là khoa học ở một trình độ cao” – cô Hồ Thị Thu đã trả lời như vậy, và tôi biết không nên đặt câu hỏi đó thêm một lần nữa.
          Xin chân thành cảm ơn cô.
 

Tác giả bài viết: Môn sinh: NGUYỄN CÔNG CẢNH (Cao học Ngữ văn Hà Nội. ĐT: 0986615658. E-mail: chinhca0910@gmail.com)

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 153 trong 36 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 36 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây