Người mù và Thiền định

Chủ nhật - 21/07/2013 18:33

Người mù và Thiền định

Tất cả mọi người khiếm thị nên học Thiền định. Vì sao vậy? Thiền định là một phương pháp học không cần mắt, nên phù hợp với người mù. Thiền định là một phương pháp khai mở “thần nhãn”, người khiếm thị đã bị khuyết “mắt trần” thì rất cần mở con mắt thứ ba.

          Người khiếm thị là người được cho là khổ. Người khiếm thị gồm có hai loại, loại mù mịt là mù hoàn toàn, không nhìn được một chút ánh sáng nào hết. Loại thứ hai là mù mờ, tùy theo bệnh trạng, có thể đọc được sách chữ to, thấy được bóng, không phân biệt được rõ nét, thì gọi là mù mờ.
          Hiện nay có một số người mắt đang sáng, tự nhiên khiếm thị, mù dần, có thể mù hoàn toàn trong một ít ngày cả hai con mắt.
          Người mù khi còn nhỏ, thì họ không thấy sự khó khăn trong sinh hoạt, tâm lý cũng bình thường. Những người mới bị mù thường rất khổ trong đời sống.
          Tất cả mọi người khiếm thị nên học Thiền định. Vì sao vậy?
          Thiền định là một phương pháp học không cần mắt, nên phù hợp với người mù.
          Thiền định là một phương pháp khai mở “thần nhãn”, người khiếm thị đã bị khuyết “mắt trần” thì rất cần mở con mắt thứ ba.
          Ngay tại đây người khiếm thị học Thiền định thường tiến bộ rất tốt hơn người sáng mắt.
          Vậy học bằng cách nào?
          Đầu tiên là học ngồi yên tịnh, thư giãn toàn bộ cơ thể. Miệng ngậm, mắt nhắm, tai không còn lắng nghe. Ra lệnh thầm trong tâm “CƠ THỂ TÔI ĐANG THƯ GIÃN”. Bạn hãy lắng nghe sự thư giãn của cơ thể, bạn nghe càng lâu càng tốt. Nghe lâu gọi là định.
          Bạn cần giữ ý như vậy: “THƯ GIÃN” hoặc “NGHỈ NGƠI”. Công thức đơn sơ ấy được lập đi lập lại trong tâm trí, giúp đoạn trừ các ý niệm khác, lâu ngày gọi là “ĐỊNH”. Định lâu ngày gọi là thành quả tu tập. Định lâu ngày tâm tính sẽ tự trong sáng, bạn sẽ thấy cuộc đời mình hoàn toàn khác.

 

Một lớp học thiền dành cho người khiếm thị tại TP Hồ Chí Minh.

          Tư tưởng vọng động cũng là khổ. Nghĩ chuyện nầy qua chuyện khác, tiêu hao năng lượng thì gọi là loạn óc, căng thẳng thần kinh, stress… Người sáng cũng vọng động, người khiếm thị cũng vọng động, ai cũng khổ, “thế gian chìm trong biển khổ”. Có thể nói: thế gian chìm trong vọng tưởng đảo điên.
          Ngồi Thiền tạo cảnh Định, Định thì Yên, Yên thì hết khổ.
          Đơn giản có vậy thôi, đừng tìm pháp xa xôi phức tạp, con người ngày nay không còn đủ sức như các vị ngày xưa. Nhưng tu ngày nay rất nhanh viên giác nhờ chỉ bày của đời trước. Vì thế, hãy tin rằng, công thức là NGỒI YÊN và nhẩm một câu, càng ngắn càng tốt: THƯ GIÃN, hoặc YÊN TỊNH, hoặc GIÊSU, hoặc AN BÌNH… Câu có ý mà mình thích, mình ngưỡng mộ, hoặc đơn giản là một trạng thái nghỉ ngơi. Yên lặng một câu thì gọi là Định. Vì Thiền đi liền với Định. Định là thành quả đầu tiên phải nắm chắc, sau đó bạn sẽ có các phương pháp làm thăng tiến tu tập Thiền Định. Đó là THIỀN ĐỊNH. Bạn biết rồi nhé, đừng hỏi thêm nữa, hãy đi vào thực hành đi (Nếu bạn thích thì hãy tìm đọc sách Tu tập thiền định THANH TỊNH TÂM, hay tốt nhất là đến lớp Thiền Trường Sinh học).
          Ai cũng có khả năng thoát khổ bằng Thiền Định, và AI CŨNG CÓ KHẢ NĂNG THIỀN ĐỊNH.
 

Tác giả bài viết: THƯỜNG NHÂN (Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh)

Nguồn tin: www.thanhtinhtam.blogspot.com

Tổng số điểm của bài viết là: 113 trong 26 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 26 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây