Ngồi thiền để trau dồi trí nhớ

Thứ ba - 04/09/2012 18:59

Ngồi thiền để trau dồi trí nhớ

Việc trau dồi thể chất và tinh thần cũng là yếu tố hết sức cần thiết. Mỗi ngày, các em cần phải có một giờ tập thể dục và khoảng nửa giờ ngồi Thiền. Bởi vì, không có sức khỏe thì không thể học giỏi được; ngồi Thiền sẽ giúp giải tỏa đầu óc, trau dồi trí nhớ và biết cách tập trung cho việc học. Ăn ngủ cũng phải điều độ. Học sinh cần có một cuộc sống đơn giản, không đua đòi, đừng bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè chung quanh.

          Mùa thu năm 2006, sau khi các báo có bài viết về cậu học trò Scott Văn Thương, 14 tuổi, con trai của Giáo sư Tiến sĩ Toán học Trần Văn Thưởng (bang Missouri, Hoa Kỳ) thi đỗ vào đại học, gia đình giáo sư đã nhận được rất nhiều e-mail của người Việt ở trong nước lẫn nước ngoài gửi đến để chúc mừng và hỏi thăm ông về cách dạy dỗ con cái.
 

Tân sinh viên Scott Văn Thương 14 tuổi, Đại học MSSU.

          Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Thưởng đã gửi về nước nhiều e-mail dài, trong đó có những đoạn nói về cách ông đã hướng dẫn con mình học tập và những lời khuyên về phương pháp học tập với hàm ý để trả lời chung cho nhiều người đã quan tâm.
          "Tôi đã im lặng hơn 2 tuần lễ về việc học hành của cháu bởi vì tôi sợ bị hiểu lầm. Trong lúc đó, tôi lại nhận được không biết bao nhiêu e-mail của bà con trong nước và con em ở Việt Nam gửi tới hỏi thăm" – Giáo sư Trần Văn Thưởng tâm sự. Để đáp lại tấm lòng của các bậc phụ huynh và con em chúng ta, tôi xin phép chia xẻ những kinh nghiệm nhỏ nhắn của cá nhân tôi sau đây để trả lời chung cho tất cả mọi người.
          "Nói chung, ba tháng hè là thời điểm tốt nhất cho tất cả các em học sinh đang du học ở nước ngoài trau dồi môn sinh ngữ. Các em cần chú tâm đến các kỹ năng đọc, viết và nghe các từ chuyên môn của ngành học mà mình theo đuổi. Cần trau dồi phương pháp đọc sách giáo khoa bằng cách tóm tắt những ý chính của mỗi bài. Mỗi buổi sáng thức dậy, phải tự nói với mình bằng chính ngoại ngữ mình đang học – ở trong nước thì cũng tập như vậy bằng tiếng Việt – những gì mình đã học ngày hôm qua, tập nhớ lại những bài học của hai hôm trước, rồi ba hôm trước và một tuần lễ trước đó. Phải tự trình bày những điều đó như cách các thầy đã giảng dạy ở trường. Với cách học như vậy, các em sẽ biết cách diễn đạt và nhớ lâu. Các em đi học ở nước ngoài thông qua cách học như vậy còn giúp trau dồi tốt hơn về ngoại ngữ. Đối với những em mới ra nước ngoài học, nên mời một thầy giáo chuyên nghiệp để huấn luyện cách học trong các tháng hè đầu tiên để tập làm quen...
          Việc trau dồi thể chất và tinh thần cũng là yếu tố hết sức cần thiết. Mỗi ngày, các em cần phải có một giờ tập thể dục và khoảng nửa giờ ngồi Thiền. Bởi vì, không có sức khỏe thì không thể học giỏi được; ngồi Thiền sẽ giúp giải tỏa đầu óc, trau dồi trí nhớ và biết cách tập trung cho việc học. Ăn ngủ cũng phải điều độ. Học sinh cần có một cuộc sống đơn giản, không đua đòi, đừng bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè chung quanh. Không ăn uống quá độ nhưng phải ăn làm sao cho đủ chất. Chỉ cần có một ít thịt cá và rau quả là đủ. Mỗi đêm cần phải ngủ khoảng 7 tiếng là vừa phải".

 

Tân sinh viên Scott Văn Thương trong ngày chính thức tựu trường.

          Như chúng tôi đã giới thiệu, là một Giáo sư chuyên khoa về Toán của Trường Đại học MSSU, Tiến sĩ Trần Văn Thưởng không hề là người kèm con mình trong việc học. Ông luôn dạy con lòng say mê học hỏi với một động lực rõ ràng và thường xuyên; ông giúp con mình lên kế hoạch học tập theo từng giai đoạn và một phương pháp học tập. Câu nói của ông với con mình đã được báo chí ở Mỹ dẫn lại sau ngày cậu bé Scott Văn Thương trúng tuyển vào đại học là: "Nếu ba cứ kèm cặp con như một đứa trẻ, con sẽ không bao giờ trở thành một tiến sĩ được!" (if I tutor you like a baby, you"ll never make it to the Ph.D. level). Mùa thu 2006, cậu sinh viên 14 tuổi Scott Văn Thương vào học năm thứ nhất của Đại học Missouri Southern State, chắn chắn cậu vẫn nhớ nằm lòng lời dạy ấy của cha mình.
          Nhưng quan trọng hơn là với những kinh nghiệm đơn giản như vậy, mong sao các học sinh, sinh viên chúng ta ở trong nước sớm thoát được lối học từ chương, thụ động đã tồn tại quá lâu và bóp chết sự sáng tạo của giới trẻ.
 

Scott Văn Thương trong ngày tốt nghiệp Đại học.
        
          Sau 3 năm miệt mài "đèn sách", kết thúc năm học 2008 – 2009, khi Scott Văn Thương vừa tròn 17 tuổi, cậu đã cầm trong tay hai tấm bằng Đại học là: Cử nhân Toán và Cử nhân Điện toán. Trong suốt 3 năm Đại học, ngoài việc được chọn làm trợ giảng với thu nhập 15 ngàn USD trong 9 tháng, Scott Văn Thương cũng 3 lần được nhà trường chọn thuyết trình tại hội thảo toán học sinh viên về mối tương quan giữa đại số học và hình học trong vi tích phân. Ngay trước khi tốt nghiệp, giáo sư Noel Brady, khoa Toán, Đại học Oklahama, cũng đã thông báo quyết định mời Scott Văn Thương đến trợ giảng và cấp học bổng vượt cấp trong 5 năm để Scott Văn Thương đến làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Toán: “Gửi Scott thân yêu! Tôi có vài tin vui cho em đây. Đó là trường Đại học Oklahoma đã quyết định thay đổi học bổng của em từ 18 ngàn USD cho 3 năm lên thành 25 ngàn USD cho 5 năm... Đừng e ngại gì cả, em hãy điện thoại cho tôi bất cứ lúc nào để nói về mọi việc” – Giáo sư Noel Brady viết.
          Kết quả chói sáng này của Scott Văn Thương khiến chúng ta nhớ lại lời khuyên của Giáo sư Trần Văn Thưởng về con đường học tập của giới trẻ: “Học để kiếm tiền, kiếm danh chỉ là một động lực bình thường. Học vì lòng say mê một ngành nào đó và học vì danh dự của Tổ quốc mình, đất nước mình mới là một ý tưởng cao đẹp. Chính điều đó sẽ giúp mình trở thành người hữu dụng cho Tổ quốc mai sau”.

 

Tác giả bài viết: TRƯƠNG MINH ĐƯỢC (Tổng hợp)

Nguồn tin: Theo: www.thanhnien.com.vn ; thoi-nay.com & www2.mssu.edu

Tổng số điểm của bài viết là: 201 trong 49 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 49 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây