Lòng từ bi

Chủ nhật - 13/07/2014 05:14

Lòng từ bi

Tôi là người đã có duyên được học và thực hành Trường Sinh học. Để bình luận về Thiền thì thật sự tôi không dám, vì tôi không có nhiều thời gian tìm hiểu nhiều về nó như các sư huynh đệ đã nhiều năm tu Thiền. Việc đạt năng lực cao trong Trường Sinh học không thể nào nói đã học và thực hành lâu năm hay không? mà phải nói đến khả năng Ngộ như thế nào.

          Kính chào quý đồng môn Trường Sinh học.
       Tôi là người đã có duyên được học và thực hành Trường Sinh học. Để bình luận về Thiền thì thật sự tôi không dám, vì tôi không có nhiều thời gian tìm hiểu nhiều về nó như các sư huynh đệ đã nhiều năm tu Thiền. Việc đạt năng lực cao trong Trường Sinh học không thể nào nói đã học và thực hành lâu năm hay không? mà phải nói đến khả năng Ngộ như thế nào.
       Trong lòng một người luôn chứa đựng tâm huyết muốn trị bệnh giúp người, thấy người ta bệnh đau mình thấy rơi nước mắt, muốn đau thay cho người đó, mặc dù mình không quen biết. Khi có duyên học được Trường Sinh học và tập luyện đúng phương pháp (tập trung “lắng nghe” từng vị trí luân xa mỗi khi ngồi tập) thì năng lực người này sẽ rất nhanh tiến bộ. Mặc dù chỉ cần học tập trong vài tháng là môn sinh có thể tham gia trị bệnh, đặt tay ở đâu giảm đau ngay ở đó, và chỉ trong một thời gian ngắn nữa (nếu có đủ nhân duyên) là họ có thể đủ năng lực khai mở luân xa cho người khác. Môn học này chỉ phát huy cao đối với những người thành tâm, thiện tâm, quyết tâm,… trong đó có những người nghèo khổ, không có tiền uống thuốc, không còn con đường nào khác, tin tưởng tuyệt đối thì nhanh hồi phục. Còn quý vị nào còn có tiền, còn khả năng chạy chữa, vừa tập Trường Sinh học vừa “tranh thủ” uống thuốc thì sẽ không bao giờ thấy được khả năng của luân xa đâu.  Luân xa cứ như là những linh hồn của cơ thể mình vậy. Luân xa có thể “nghe” được tất cả các ý nghĩ của anh chị, nếu ý chí anh chị chùn bước, không tin tưởng thì nó sẽ hoạt động yếu đi, bệnh sẽ có cơ hội phát triển.


Khai mở Luân xa tại một lớp Trường Sinh học ở Ninh Thuận

 
       Hiện nay, trong thực tiễn đã có rất nhiều anh chị đã âm thầm lặng lẽ chữa bệnh cho nhiều người, dám hy sinh cả sự riêng tư của mình, gia đình, thời gian, sức khỏe, sinh mạng của mình, tất cả đều vì bệnh nhân. Có rất nhiều người dám phát tâm thu nhận lấy bệnh về mình để đau thay cho bệnh nhân. Tôi thì không dám bàn nhiều đến các vị sáng lập gia của các tôn giáo, nhưng tôi thấy có một điểm tương đồng là lòng từ bi. Lòng từ bi khi đạt đến cảnh giới cao sẽ có được tất cả năng lực mình muốn, đặt tay vào đâu người ta hết bệnh (cấp tính) ngay ở đó. Cho nên người ta thường nói năng lực của con người là vô hạn, chỉ cần quý anh chị đạt đến lòng từ bi như các đấng cứu thế thì các anh chị sẽ có năng lực cao mà thôi, luân xa của anh chị sẽ tự phát huy. Mỗi người chúng ta đều có một định nghĩa và lý giải về lòng từ bi cho chính mình (10%, 20%, 50% hay 100% thời gian, tiền bạc, gia đình cho lòng từ bi),… Năng lực này quý anh chị phải ra sức thực hành mới có, phải sống thực sự với đời, với bệnh nhân, với đồng môn, với tất cả mọi người chứ không phải chỉ ngồi một chỗ tu luyện là được ngay.
       Cảnh giới cao của Trường Sinh học không phải ai cũng đến được, nhưng khi đến được các anh chị cảm thấy rất đơn giản tất cả mọi thứ. Vì thế mới có trường hợp lồng ghép nhiều pháp môn khác vào Trường Sinh học để luyện để cho mình nhanh có năng lực giống Trường Sinh học (tức là ngồi cầu, tụng, niệm, đọc thần chú...). Đây là lĩnh vực chiều sâu của Trường Sinh học, quý anh chị nào vô tình thực hành theo lối này, anh chị vẫn có năng lực cao, nhưng cơ thể anh chị đã mất quân mình âm dương rồi. Vì quý anh chị đang luyện âm, phần âm trong cơ thể anh chị có cơ hội phát huy chi phối hành động, suy nghĩ của anh chị, anh chị có thể làm những việc rất siêu nhiên không ai ngờ được. Nhưng trong người anh chị luôn cảm thấy bất an, đau nhức về đêm, tê buốt bên trong,… vì đây là hệ quả của việc quý anh chị luyện luân xa theo chiều hướng thu âm.
       Đức Phật cũng như đức Ki-tô khi sinh ra họ chỉ thực hành thôi, sống gần những người cùng khổ để cứu giúp mọi người, các ngài đâu có cúng bái gì, đâu có lập đàn cầu xin gì cả. Nhưng hiện nay quý anh chị đã thấy Phật giáo, Ki-tô giáo thì thiên về việc cúng, cầu xin (cầu cho hết bệnh, cầu cho mình giàu, cầu cho bình an, cầu con mình được thi đỗ, cầu cho nguòi nhà mình mau hết bệnh...). Có thực hành chăng chỉ là làm từ thiện, quên góp cứu người,… Nếu vô tình quý anh chị luyện âm, thì đa phần các anh chị trong số đó sẽ bị bệnh về âm. Nữ thì mắc các chứng bệnh về hệ sinh lý (u nang, viêm nhiễm phụ khoa, huyết trắng, kinh nguyệt không đều, tràn dịch, rối loạn tiền đình, thiếu máu, oxy não,...); nam thì bệnh về hệ sinh lý (tiểu đêm nhiều, viêm tiền liệt tuyến, rối loạn cương dương...). Nhiều khi các anh chị vô tình luyện âm mà mình không hề hay biết.
       Khi học Trường Sinh học, nếu anh chị tập đúng phương pháp thì các anh chị chỉ giải quyết được cơ bản các bệnh về thể xác, còn những bệnh liên quan đến phần âm đòi hỏi anh chị phải gọt dũa bản thân rất nhiều (cũng giống như người tu của nhà Phật hay của Ki-tô giáo chính tông). Chỉ cần anh chị suy giảm ý chí hoặc thực hành sai thì những bệnh liên quan đến phần âm này sẽ chiếm lĩnh cơ thể anh chị. Nếu không kịp thức tỉnh, các anh chị cứ sa đà vào những việc làm sai trái thì luân xa sẽ không còn tính năng nữa, hay gọi là đã bị bít luân xa.
       Thực tế đã có nhiều môn sinh học tập cũng đã lâu ngày, nhưng do thiếu tu dưỡng rèn luyện, chạy theo bản ngã nên đã bị rớt, không duy trì được tính năng của luân xa nữa. Không thiếu các anh chị mới tu luyện được vài năm, có được chút ít kinh nghiệm đã vội vàng đi lồng các pháp môn khác vào và hướng dẫn người khác thực hành. Lúc này các anh chị tự tách mình ra, như vậy là lại càng đi xa Trường Sinh học, lòng từ bi bác ái lúc này đã bị hiểu sai lệch đi nhiều rồi. Đôi khi cứ nghĩ rằng mình vẫn còn luân xa (vì mình vẫn có năng lực nhưng năng lực này do luyện âm mà có), vẫn có tình thương rộng lớn bao la, vẫn tham gia trị bệnh và khai mở luân xa cho người khác, vô tình mình đang tự hại mình và hại người chứ không phải giúp cho người khác. Tự tách mình ra là không còn “năng lực” của Trường Sinh học nữa rồi.
 

Tác giả bài viết: LÊ CHINH

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 76 trong 17 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 17 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây