Giải đáp vài thắc mắc về tập Thiền Trường Sinh học

Chủ nhật - 26/06/2016 05:11
Thời gian qua, rất nhiều trường hợp khỏi bệnh hiểm nghèo nhờ phương pháp Thiền Trường Sinh học đã được đăng tải. Với những người mới bắt đầu tìm hiểu phương pháp Thiền Trường Sinh học sẽ có rất nhiều thắc mắc như Luân xa là gì, tư thế ngồi thiền thế nào... Qua mục Kiến thức Y học, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của độc giả.
Giải đáp vài thắc mắc về tập Thiền Trường Sinh học
 
       Hỏi: Tôi thấy trong bài viết có nói đến khai mở Luân xa. Vậy Luân xa là gì, nếu không có thầy khai mở Luân xa thì có tập thiền được không?
       Trả lời: Luân xa (hay là những đại huyệt) nằm trên mạch Nhâm và Đốc của cơ thể. Khai mở Luân xa là dùng năng lượng đặc biệt của người đã từng tu tập thiền đạt đến một đẳng cấp nhất định để tác động vào các đại huyệt, giúp đại huyệt đó được khai mở và hoạt động.
       Sau khi được khai mở Luân xa, người tập thiền sẽ dễ dàng thu nhận được nhiều năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể. Khi năng lượng vũ trụ được thu vào trong cơ thể, nó tự động chuyển hóa thành năng lượng sinh học và tìm đến những chỗ mất cân bằng để tái tạo lại sự cân bằng. Nguyên tắc là trong cơ thể chỗ nào mất cân bằng thì chỗ đó đau yếu, chỗ nào cân bằng thì chỗ đó khỏe mạnh.
       Nếu không được khai mở Luân xa, quá trình thiền sẽ khó khăn hơn nhiều lần. Nếu bạn kiên trì tự tập luyện đúng phương pháp, đến một lúc nào đó, Luân xa của bạn cũng sẽ tự khai mở. Tuy nhiên, nếu tự tập luyện để Luân xa tự khai mở được thì tỷ lệ thành công rất thấp (chừng một phần mười triệu). Chính vì vậy, bạn sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều (chừng vài chục năm) so với được người khác khai mở Luân xa giúp. Nhưng nếu Luân xa của bạn được khai mở rồi mà bạn không chăm chỉ thiền tốt, thì Luân xa sẽ dần đóng lại, hay còn gọi là “bít Luân xa”.
       - Hỏi: Tôi thấy người ta ngồi thiền theo tư thế kiết già rất đau, không thể tập trung để thiền. Tôi đã đổi sang tư thể bán kiết già để tập cho dễ, nhưng vẫn bị tê chân rất nhiều. Có cách nào để tập vừa hiệu quả, vừa không bị tê chân không?
       Trả lời: Đối với người mới tập thiền, điều quan trọng nhất là sự tập trung, tư thế tập không quan trọng lắm. Nếu ngồi kiết già khiến bạn bị đau, bạn không nên quá cố gắng ngồi theo tư thế này. Vì nếu quá cố gắng, bạn sẽ chỉ để ý đến sự đau đớn mà không thể tập trung vào thiền, vào hơi thở. Bạn có thể ngồi bán kiết già, hoặc ngồi xếp bằng tròn, thậm chí ngồi trên ghế cũng được,… miễn sao là lưng bạn phải thẳng. Sau này khi thiền đã quen, bạn có thể đổi sang tư thế khó hơn mà vẫn không bị mất tập trung.
       Người mới tập thiền hay bị tê chân, đó là do chưa quen tập trung vào hơi thở, hoặc hơi thở của họ không được sâu. Bạn hãy hít sâu, để không khí tràn đầy vùng bụng rồi thở ra nhẹ nhàng. Thở đều đặn như vậy, bạn sẽ không còn bị tê chân nữa.
       - Hỏi: Tôi thấy thiền là phải ngồi càng yên càng tốt, vậy khi bị muỗi đốt hoặc bị ngứa, ta có đánh muỗi hoặc gãi ngứa không? 
       - Trả lời: 
Đây là thắc mắc mà người tập thiền rất hay gặp phải. Đúng là ngồi thiền là phải thật yên, thật tĩnh từ tâm hồn cho đến thể xác. Sự tĩnh lặng đó giúp cơ thể thả lỏng, thư thái, và tâm hồn trút bỏ mọi vướng bận.
       Với người mới tập, nếu đang ngồi thiền, đang cố gắng tập trung mà bị muỗi đốt, bị ngứa thì quả là bực mình. Ta bực vì ta đang cố gắng tĩnh tâm, mà con muỗi đó khiến ta liên tục bị phân tâm. Để nảy sinh bực bội là điều rất không tốt trong thiền định.
       Vậy nên, nếu bạn chưa đạt đến cảnh giới “bị muỗi đốt mà không phân tâm”, thì tốt nhất là bạn hãy cứ đánh nó rồi tĩnh tâm mà thiền tiếp. Nếu vết ngứa khiến bạn mất tập trung, bạn cứ việc gãi cho hết ngứa rồi tập trung vào thiền tiếp. Sự cố gắng ngồi im và cưỡng lại sự khó chịu thậm chí còn khiến bạn bực mình và phân tâm hơn. Trước khi ngồi thiền, bạn nên chắc chắn là xung quanh thoáng mát, không ruồi muỗi. Nếu không, tốt nhất bạn nên ngồi thiền trong màn (mùng) để tránh bị lũ côn trùng làm phiền.
       - Hỏi: Tôi thấy cảnh người tập thiền đặt tay lên huyệt đạo của người khác để truyền năng lượng khai mở Luân xa hoặc chữa bệnh. Vậy, năng lượng đó là cái gì? Tập bao nhiêu lâu thì sẽ có năng lượng đó và dùng năng lượng đó để chữa bệnh?
       - Trả lời: 
Năng lượng là thứ vốn đã sẵn có trong vũ trụ. Ánh sáng mặt trời cũng là năng lượng, gió cũng là năng lượng, từ trường trái đất cũng là năng lượng. Con người là một tiểu vũ trụ và cũng có năng lượng sinh học. Khi tập thiền, cơ thể tiếp nhận năng lượng của vũ trụ nhiều hơn, và đương nhiên năng lượng cơ thể cũng mạnh hơn.
       Khi tập Thiền Trường Sinh học, ngay từ buổi học đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được năng lượng là gì. Bạn sẽ cảm thấy năng lượng tác động lên khắp cơ thể. Nếu chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ dần dần làm chủ được nguồn năng lượng này. Sau khi học xong lớp Cấp 2, bạn có thể dùng nó để hỗ trợ chữa bệnh cho người khác.
       Thế nhưng với người tập thiền thì càng nóng vội, càng mong muốn đạt được thành quả thì lại càng thất bại. Khi mới tập, bạn chỉ cần chú tâm vào từng hơi thở và cảm nhận sự khác biệt của cơ thể trong mỗi lần ngồi thiền là đủ. Dần dần, những thành quả sẽ đến với bạn một cách tự nhiên.

     
* Xin mời xem: Tôi tu tập thiền dưỡng sinh
 

Nguồn tin: Tuổi trẻ & Đời sống

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 139 trong 31 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 31 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Anh Khoa

    Hiện nay số lượng người ngồi thiền theo phương pháp Trường Sinh học dưỡng sinh rất đông đảo. Trong quá trình ngồi thiền có rất nhiều thắc mắc, kinh nghiệm cần trao đổi để giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn giai đoạn đầu sau khi học xong lớp cấp 1&2. Mong Ban quản trị trang web nghiên cứu lập diển đàn để học viên có thể thảo luận các vấn đề cùng quan tâm và mọi người cùng tham khảo. Xin cảm ơn!

     Anh Khoa  rosebxc@gmail.com  17/08/2016 14:39
  • Le Van Chinh

    Tôi xin hỏi: Thiền Trường Sinh học là thu năng lượng để quân bình âm dương. Đối với những nơi thiếu thì được bù đắp, vậy những chỗ dư thì lấy ra bằng nguyên lý gì, nó đi đâu? có bao nhiêu con đường ra của vật chất trong cơ thể? Xin quý đồng môn tu luyện lâu năm giải thích giúp.
    - Tôi xin đính chính: Nếu ngồi thiền mà hít sâu thì không thu được năng lượng (dinh dưỡng, ý thức...) mà đơn thuần là thu khí giống như các môn phái luyện khí công, dùng khí thông kinh mạch, hơi thở tỷ lệ nghịch với việc thu năng lượng, nếu hít càng sâu thì năng lượng vào càng ít, cảm giác khoẻ, không đau... nhưng vẫn đói và thèm ăn,... Nếu sau khi thiền mà quý vị không thấy đói (hít thở nhẹ nhàng) thì đó là thu được năng lượng. Trong chữa bệnh cũng vậy, nếu hít sâu thở mạnh thì chỉ dùng khí truyền qua cho bệnh nhân và cảm thấy mệt và đói. Nên Trường Sinh học là "dùng ý dẫn khí và dùng tâm dẫn lực", năng lượng theo đó vào di chuyển.
    Thứ hai, năng lượng từ ngoài vũ trụ đi vào cơ thể chúng ta và vận hành trong cơ thể là một, không có chuyện biến đổi thành năng lượng sinh học, tất cả là dạng đơn chất, thuần khiết.
    Thứ ba, thiền Trường Sinh học là phải lắng nghe được tất cả những gì xung quanh và bên trong cơ thể, tĩnh tâm cũng phải biết những gì xung quanh và trong cơ thể chứ không phải hôn trầm, xuất hồn, nếu ngộ nhận bạn sẽ vướng vào một lĩnh vực của thế lực âm, thậm chí tĩnh tâm đến mức xuất hồn được nhìn thấy thế giới này nọ, gặp người này người kia thì bạn đã bị khống chế bởi thế giới cõi âm, thiền Trường Sinh học là phải lắng nghe, nghe từ ngoài da, đến kinh mạch, nội tạng, những điểm đau bên trong cơ thể, nội tạng, nghe trong tâm... nghe được thì mới làm chủ cơ thể mình, còn ngồi thiền mà chưa nghe được gì thì cơ thể đang bị khống chế, chưa làm chủ được, phải kiên trì tập luyện, tu tập để loại bỏ những vật chất vô hình có ý thức đang khống chế cơ thể. Đến khi bạn nhìn thấy được thế giới vô hình đó nó đang ở đâu, vào cơ thể mình bằng con đường nào, ẩn trí ở đâu, di chuyển đi đâu, đi từ tạng nào qua tạng nào...

     Le Van Chinh  lvchinhvpc@gmail.com  28/07/2016 15:53
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây