Thở và ăn, nguồn năng lượng nào quan trọng hơn?

Thứ bảy - 14/01/2017 05:12
Chúng ta sống được là nhờ năng lượng nhận được từ bên ngoài. Năng lượng có nhiều nguồn, có nguồn thấy được và có nguồn không thấy được.
       Hai nguồn năng lượng chúng ta hấp thu hàng ngày và thấy được là không khí và thức ăn, thức uống (gọi chung là thức ăn) hoặc cũng có thể nói là một nguồn qua đường tiêu hóa và một nguồn qua đường hô hấp. Vấn đề đặt ra là nguồn nào quan trọng hơn?.
       Chúng ta thử nhịn ăn một ngày, có chết không? Chắc chắn không? Nhịn ăn một tuần, có chết không? Không. Có người nhịn ăn 5 tuần không sao cả, cũng có người nhịn ăn 2 tháng cũng không sao cả. Nhưng chúng ta nhịn thở 5 phút là chết ngay. Các nhà Y học hiện đại xác nhận chỉ cần thiếu oxy khoảng 5 phút là mô não bị chết vĩnh viễn không có khả năng hồi phục. Như vậy có phải nguồn năng lượng qua đường mũi quan trọng hơn gấp nhiều lần nguồn năng lượng qua đường miệng? Nếu đúng thì đồng nghĩa rằng nguồn năng lượng “thể khí” quan trọng hơn nguồn năng lượng “thể rắn”. Cái vi tế lúc nào cũng mạnh hơn cái thô ráp. Chúng ta vẫn ăn uống bình thường, vẫn thở bằng mũi bình thường, nhưng lấy dầu ăn bôi khắp mặt da toàn thân chỉ chừa 2 lỗ mũi ra, thì một thời gian ngắn sau đó sẽ chết.
       Ngoài việc hấp thu năng lượng qua đường mũi và đường miệng, chúng ta còn hấp thu qua hệ thống da và huyệt đạo của cơ thể. Một lần nữa chứng minh rằng cái không nhìn thấy được bằng mắt thường có sức mạnh đáng kể hơn cái nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngoài việc hô hấp bằng hai lá phổi và mũi, mặt da cũng tham gia hô hấp thông qua hệ thống Huyệt Đạo. “Khí” hấp thu được sẽ lưu chuyển khắp châu thân nhờ hệ thống Kinh Mạch. Hệ thống Kinh Mạch thông và hệ thống Huyệt Đạo mở, giúp cơ thể nhận được nhiều năng lượng từ thiên nhiên xung quanh mà nhiều người thường gọi là năng lượng vũ trụ. Khi cơ thể nhận được càng nhiều năng lượng vũ trụ thì càng thông suốt. Cơ thể càng thông suốt thì càng nhận nhiều năng lượng vũ trụ. Càng nhận nhiều năng lượng vũ trụ, cơ thể càng khỏe mạnh và trí tuệ càng phát triển, năng lực càng lớn. Chính điều này giúp con người thoát khỏi những tính cách của phàm phu thông thường như buồn vui, thương ghét, tham sân si...
       Lịch sử để lại cho chúng ta biết những bậc minh triết thoát tục vượt thời gian như Đức Phật, Đức Chúa, Lão Tử, và rất nhiều vị khác. Ở Việt Nam, có Vua Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Nói đến những vị này, chúng ta đều có lòng kính ngưỡng. Làm thế nào để giúp cơ thể thông suốt? Điều này tổ tiên loài người đã biết có nhiều cách như thiền, khí công, yoga, ăn uống... Trong đó ăn uống là cực kỳ quan trọng.
       Chúng ta có thể không tập thiền, không tập khí công, không tập yoga, chứ không thể không ăn không uống. Phải ăn đúng thức ăn của loài người do tạo hóa đã ban tặng. Đó là hạt cốc gồm: gạo lức, nếp lức, bắp (ngô), hạt kê, bo bo, lúa mì, lúa mạch, hắc mạch, kiều mạch... Tổ tiên người Việt đã sử dụng lúa gạo và ngũ cốc làm thức ăn chính từ khi xuất hiện trên trái đất này. Con người phát hiện ra rằng hạt cốc (dành cho con người) mang tính quân bình âm dương; trong khi đó thức ăn cho các loài động vật khác không được quân bình âm dương, hoặc thiên về âm hoặc thiên về dương. Có thể chính vì con người ăn được thực ăn quân bình nên trí tuệ phát triển và không hơn các loài vật khác.
       Đông y cũng khẳng định rằng cơ thể khỏe mạnh là cơ thể quân bình âm dương. Khi ăn gạo lức, chúng ta giữ được cơ thể khỏe mạnh, “khí” quân bình âm dương duy trì được sự thông suốt của hệ thống Kinh Mạch và Huyệt Đạo. Khi ăn nhiều những thực phẩm mất quân bình như thịt cá, rau củ... chúng ta sẽ không duy trì được sức khỏe tốt vì “khí âm” hoặc “khí dương” của thực phẩm này phá vỡ tính quân bình của cơ thể, làm tắc nghẽn các kinh mạch và các huyệt đạo. Sự tắc nghẽn xảy ra đồng nghĩa với bệnh tật xuất hiện, nếu nặng dẫn đến mất mạng.
       Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tật nhưng ở đây chỉ đề cập đến ăn uống là nguyên nhân chính mà chúng ta đối diện hàng ngày. Hiện tại chúng ta vô tình sử dụng nhiều thực phẩm thịnh âm mà không hề hay biết như cà (kể cả cà chua), măng, chao, nấm, khoai tây, nước đá, kem lạnh, đồ lạnh, bánh ngọt, nước ngọt, nước dừa, rượu bia... Chẳng hạn, dòng họ cà đều chứa một lượng độc tố, do đó nó không tốt cho sức khỏe. Trong đó, cà độc dược có độc tính cao. Ngộ độc cà độc dược có thể dẫn đến tử vong. Dòng họ nấm cũng mang chất độc, nhiều người ngộ độc nấm bị mất mạng. Rượu bia thì rõ ràng rồi. Uống rượu bia gây nhiều bệnh tật như xơ gan, tâm thần...
       Thực phẩm thịnh dương như trứng, nếu ăn nhiều, cũng gây hại cho gan và thận. Y học hiện đại đã xác nhận ăn nhiều thịt cá (mang tính dương) gây bệnh gút, tim mạch, giúp bệnh ung thư phát triển. Thức ăn của loài người không phải do con người qui định mà do tạo hóa ban tặng. Thức ăn của các loài khác cũng do tạo hóa ấn định. Con người hiện đại không hiểu biết điều này và cũng không am hiểu về giá trị âm dương trong thực phẩm. Do đó họ luôn tìm cách chế ra nhiều món ăn cho mình.
       Những món ăn này ra đời chỉ vì mục đích thương mại. Người ta tìm cách chế biến ra các món ăn càng nhiều người thích càng tốt, càng khoái khẩu càng tốt. Nên họ phải tìm nhiều loại gia vị hóa học khác nhau để nêm vào món ăn nhằm gia tăng khoái khẩu. Đó là chưa kể họ sử dụng phẩm màu nhân tạo để làm cho món ăn bắt mắt, sử dụng những hóa chất hoặc mùi nhân tạo để kích thích sự thèm ăn, không cho hóc-môn ức chế việc ăn tiết ra. Khi chúng ta đói, cơ thể tiết ra hóc-môn khích thích ăn, làm thèm ăn. Khi ăn đủ no, cơ thể tiết ra hóc-môn ức chế ăn, làm ăn không thấy ngon mà ngưng ăn. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Còn bây giờ, có những món ăn làm cho ta vẫn thấy thèm ăn dù đã no kềnh, là do món ăn đó có chứa chất kiềm hãm sự tiết ra hóc-môn ức chế ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì ngày nay. Bệnh béo phì là tiền đề cho những bệnh khác xuất hiện. Đây là những thức ăn và các hóa chất gây rối loạn cơ thể và làm bế tắc Kinh Mạch và các Huyệt Đạo. Từ ăn sai dẫn đến cơ thể suy yếu và bệnh tật.
       Khi cơ thể suy yếu và bệnh tật thì suy nghĩ không thể sáng suốt được, từ đó suy nghĩ sẽ không thông, không đúng và kéo theo là hành động sẽ không đúng. Trong trường hợp lỡ bị bệnh, nghĩa là đã ăn những thực phẩm mất quân bình trong một thời gian, thì chúng ta có thể tự chữa lành bệnh bằng cách ăn gạo lức và thực phẩm quân bình. “Lực” quân bình sẽ khai thông các tắc nghẽn trong hệ Kinh Mạch và lập lại quân bình cho cơ thể thì bệnh tật tự mất đi. Đây là cách tự chữa bệnh tự nhiên an toàn mà không có phản ứng phụ và ai cũng có thể áp dụng được mà không cần chuyên môn như dùng thuốc chữa bệnh. Chữa bệnh chỉ là phần nhỏ của việc ăn đúng thức ăn. Quan trọng hơn hết sử dụng thực phẩm đúng giúp khai thông Kinh Mạch và Huyệt Đạo, giúp cơ thể hấp thu năng lương vũ trụ để phát triển trí tuệ.

Tác giả bài viết: Đông y sĩ ĐẶNG NGỌC VIỄN

Nguồn tin: Kiến thức gia đình

Tổng số điểm của bài viết là: 46 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây