Tuổi già và Trường Sinh học

Thứ tư - 24/12/2014 05:18

Tuổi già và Trường Sinh học

Khi tập dưỡng sinh Trường Sinh học không nên vội vàng hấp tấp mà phải tập tự nhiên khiến khí lưu thông dễ dàng. Hễ thân tâm an lạc nội lực mỗi ngày tăng lên, Gan Mật Thận có dịp gạn lọc chất độc ở trong người; làm cho thần kinh tươi nhuận tinh thần minh mẫn và sức đề kháng của cơ thể được tăng cường, bệnh được đẩy lui, tuổi thọ được kéo dài mạnh khỏe.

       Ở tuổi trước 50 khí huyết đầy đủ, nhất là Âm huyết có dư, lúc đó là đầu mát chân ấm, tóc đen vì có huyết chạy lên đầu để nuôi tóc, lúc này Thủy ở trên Lửa ở dưới nên đồ ăn khi vào người được nấu chín, đó là thời kỳ Thủy Hỏa Ky Tế. Nhưng từ 50 tuổi trở đi thì Âm Dương ngược trở lại, vì con người bị ảnh hưởng của biến Dịch, Dương khí không đi xuống mà lên trên đầu làm đầu nặng, áp huyết cao. Đêm ngủ huyết không về Gan, Thận không đủ nước tưới cho Can mộc làm cho Gan bị khô héo; Đan điền không chứa được khí ấm để đưa đến toàn thân nên không có Vệ khí để bảo vệ thân mình thành ra vi trùng và ô nhiễm dễ xâm nhập.
       Vì Âm khí không lên đầu được nên phải chạy xuống chân, làm đầu nóng chân lạnh. Thành ra chân không có sức căng từ hông cho đến đầu gối, nên khi đi chân yếu có cảm tưởng như đi trong không khí, tức là chân đi không có lực. Đây là thời kỳ Thận thủy là Tâm hỏa không tương thông (Thủy Hỏa vị tế), lúc đó Tim làm việc nhiều mà Thận làm việc ít thành ra Tim bị mệt mỏi. Những người già bị chết phần đông do bệnh về Tim, vì Tim làm việc nhiều quá thành ra hỏng.

 

Dưỡng sinh Trường Sinh học phù hợp với tuổi già.

       Nói chung, ở tuổi già thì đầu mang tính Dương, chân mang tính Âm là Thời kỳ bế tắc (Thiên Địa bỉ). Muốn chữa bệnh già phải kéo Dương khí xuống chân làm chân ấm lại, có khí lực chân đi sẽ vững vàng huyết áp trở lại bình thường; đồng thời đưa Âm khí lên đầu làm cho dễ ngủ, trí nhớ hồi phục, gan sẽ mềm nhuận vì Mộc có nước tưới mát từ Thận thủy (Thủy sinh Mộc).
       - Người xưa cho rằng Khí làm chủ trong cơ thể con người, nên khí thịnh và thuận làm con người khỏe mạnh, Khí suy và ngược làm người ta phát bệnh. Vì thế Khí với Huyết gắn bó với nhau mà không thể chia lìa, Khí đi đến đâu thì Huyết đi đến đó, Khí thông thì Huyết thông, đó là yếu tính “thông thì không bệnh” (thông tắc bất bệnh). Vì thế, căn bản sống lâu là điều hòa Khí – Huyết.
       - Khi tập dưỡng sinh Trường Sinh học không nên vội vàng hấp tấp mà phải tập tự nhiên khiến khí lưu thông dễ dàng. Hễ thân tâm an lạc nội lực mỗi ngày tăng lên, Gan Mật Thận có dịp gạn lọc chất độc ở trong người; làm cho thần kinh tươi nhuận tinh thần minh mẫn và sức đề kháng của cơ thể được tăng cường, bệnh được đẩy lui, tuổi thọ được kéo dài mạnh khỏe.
       - Đỉnh cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng Tâm, nó tiềm tàng những thần lực là sức mạnh siêu phàm trong mọi con người được vận dụng thu phát tùy Tâm. Tâm là tinh thần (Thần), là đỉnh cao nhất của con người.
       Tinh thần cần phải tĩnh, tĩnh trí tức là tinh thần phải nội liễm không loạn động, phải điềm đạm hư vô. Tâm hễ tĩnh thì tinh thần mới vững vàng, luyện Tâm là để giải quyết những rối loạn tinh thần, giúp thể xác và tinh thần hài hòa, có được như vậy thì con người có nội lực, hoạt động điều hòa nhưng có quan sát, nói năng thong thả, bình tĩnh trong suy nghĩ và hành động.
       - Khi tập dưỡng sinh Trường Sinh học có những nguyên tắc căn bản như: Trong các thế thiền thì hay nhất vẫn là thế ngồi (tọa thiền). Lúc ngồi nếu 2 chân xếp tròn lại nhau (kiết già hoặc bán kiết già) thì hơi thở dễ đi xuống Đan điền. Cần ghi nhớ Đan điền là huyệt rất quan trọng vì nó là nơi chứa khí Nguyên Dương (tức là cái Dương rất nhỏ nằm trong cái Âm lớn, nguyên tắc của nó là giữ cho Âm được thăng bằng). Tất cả mọi thứ trên đời muốn đạt được đỉnh cao đều phải dựa vào đưa khí đến Đan điền. Lúc ngồi nên giữ cho lưng thẳng, đầu thẳng, mắt hướng thẳng ngang về phía trước. Hai bàn tay ngửa đặt trên 2 đầu gối.
       Nói tóm lại, Dưỡng sinh Trường Sinh học là một môn học, môn dưỡng sinh khá phù hợp với tuổi già.

Tác giả bài viết: ĐỨC QUANG

Nguồn tin: Sưu tầm

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 223 trong 54 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 54 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây