Mây bay trên đầu và nắng trên vai

Thứ bảy - 11/01/2014 05:37

Mây bay trên đầu và nắng trên vai

Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta có biết bao điều kỳ diệu. Mỗi giờ mỗi phút trôi qua, nếu như chúng ta biết trân trọng, biết yêu thương và chịu cống hiến thì khi đó chúng ta sẽ thấy cuộc sống này có giá trị hơn.

        Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta có biết bao điều kỳ diệu. Mỗi giờ mỗi phút trôi qua, nếu như chúng ta biết trân trọng, biết yêu thương và chịu cống hiến thì khi đó chúng ta sẽ thấy cuộc sống này có giá trị hơn.
        Chưa bao giờ bản thân tôi cảm nhận được sự bất lực của ngôn ngữ như bây giờ, khi mà muốn nói đến một vấn đề A thì phải giải thích bằng hàng loạt vấn đề B, C, D,… Thế nên, trong hàng mớ chữ nghĩa và câu cú cũng chỉ nhằm diễn đạt vài ý cơ bản. Ý vốn ở ngoài lời. Cũng như ngày xưa, sau 49 năm hoằng hóa mà Bụt trước khi nhập diệt lại bảo rằng mình chưa từng nói gì cả. Ngài thật giỏi “nói dối” và thường quen “nói thật”. Nhưng “sự thấy” của ngài đã thoát ra ngoài ngôn ngữ rồi.
        Xin nói một chút về Phật học. Khi nói đến Phật chúng ta vẫn hiểu rằng: “Lời Phật là kinh, Tâm Phật là Thiền” thế nên những người tu thiền phải biết mình cần gì ở Phật. Cần lời hay cần tâm. Nhờ lời mà thức tỉnh tâm, nhờ tâm chuyển lời để hoằng pháp. “Thánh ý không văn tự, thánh tượng không tô vẽ”, trực chỉ chân tâm thì kiến tánh thành Phật. Nhất là những môn sinh đã học lớp 4, 5 hay cao hơn đã được tiền bối giải thích khá kỹ về chữ TÂM. Trong đó “thắt cởi tâm như ý” là một chiếc chìa khóa diệu dụng để khai mở luân xa và khai sáng trí tuệ. Thắt cởi tâm như ý khiến cho nhân loại không ngừng tiến hóa và mỗi lần tiến hóa đều có những thành tựu nhất định.
        Phải nói rằng khoa học kỹ thuật đã nắm được một phần chân lý đồng thời cải biến vật chất một cách thần tình, biến vật chất thành những phương tiện kỳ diệu trong đời sống sinh hoạt của con người. Những thành tựu ấy khiến cho các nhà tư tưởng và tôn giáo chỉ biết há miệng ngỡ ngàng. Tư tưởng của các nhà khoa học hay các bậc khai sáng đều có điểm chung, nhưng vấn đề hiện thực hóa, vật chất hóa tư tưởng thì chiến thắng thuộc về khoa học thực nghiệm.
        Chẳng hạn Đức Giê-su nói về hạt cải, Bụt nói về ngọn lửa, Albert Einstein với công thức E=m.c2… Tất cả đều nói đến một dạng năng lượng tiềm tàng, năng lượng nén, năng lượng vô hướng tồn tại trong không gian. Công thức của Einstein đã khiến nhân loại một phen “gió thảm mưa sầu” vì ông đã đem một công thức tạo ra bom nguyên tử mang tính hủy diệt. E là năng lượng (energy), m là khối lượng (mass) và c là tốc độ ánh sáng (celeritas). Khi khối lượng vật chất có được tốc độ chuyển động của ánh sáng thì sẽ tạo ra một sự chuyển hóa thành năng lượng vô cùng khủng khiếp. Đây là một dạng kích thích diệt vong tồn tại bên cạnh dạng kích thích sinh tồn như tư tưởng của Giê-su khi nói về hạt cải nhỏ bé. Hạt cải nếu được gieo trên cánh đồng gặp những điều kiện nhất định thì có thể trờ thành một đồng cải to lớn vô cùng… cũng giống như giọt nước có thể mang mọi thông tin về biển hay cấu trúc ADN mang thông tin về di truyền…
        Thế nên ngoài tâm hướng ngoại ra chúng ta còn phải luôn luôn chú trọng hướng vào chính mình để nhận thức được hạnh phúc đích thực. Những điều kiện vật chất và tiện nghi là một trong những phương tiện làm con người văn minh hơn. Nhưng hạnh phúc thì không thể thực sự có được bằng cách hướng ngoại.
        Chúng ta quen nhìn theo chiều ngang của vật dục. Thấy người ta có xe đời mới, có biệt thự hạng sang thì mơ ước được như vậy… đó là lối tư duy mơ ước theo chiều ngang, nó khiến chúng ta quanh quẩn và đau khổ. Trong khi phải biết hướng thượng. Nếu chúng ta ra ngoài không gian, đứng trên không trung càng cao rồi nhìn xuống thì sẽ thấy trên mặt đất này không còn các ranh giới hay cột mốc quốc gia nữa, chúng ta thấy con người nhỏ bé vô cùng, mọi tham lam, ích kỷ, ràng buộc… thật vô nghĩa.
        Chúng ta thấy rằng, con người đã có những bước tiến nhảy vọt về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mới hay khoa học không gian vũ trụ… Tất cả những thành tựu này đều được chuyển hóa từ tư tưởng và từ tâm hướng ngoại của chúng ta. Trong mỗi con người đều có một tinh thần hướng ngoại khoa học và hướng nội tâm linh. Nhưng khoa học kỹ thuật thì có vô vàn những thành tựu còn đời sống nội tâm con người thì từ bấy đến nay cũng chỉ quẩn quanh với thất tình lục dục, nào là tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Trong bài viết này, chúng ta hãy tự dành cho mình chút ít thời gian để tự sám hối về  những tâm sở khiến chúng ta trở nên ngã mạn và vô minh. Bản ngã càng lớn thì càng chấp. Vì chấp nên chúng ta thường mắc vào sáu loại tâm sở dưới đây:
        Thứ nhất: THAM. Con người chúng ta tham lam đủ thứ, dù chính đáng hay không chính đáng thì vẫn cứ tham. Thậm chí, có người còn tham cả “năng lượng sinh học”. Tôi còn nhớ khi đến dự một lớp do chú Mai hướng dẫn, khi tập trung hưởng lực thì mọi người chạy ào ào như ong vỡ tổ, chen lấn, xô đẩy để dành chỗ ngồi. Tôi chỉ thấy hơi tiếc, tại sao học đến lớp Cấp 4 mà một số bà con cô bác còn mê như vậy. Tham tài – tình – tiếng, là sự tham mà người đời cho là không xấu mà chẳng tốt. Kỳ thực, đói bụng thì có thể ăn no được, đói tâm thì làm sao cho đủ? Lấy gì để nuôi tâm khi mà ta không biết tự “siêng năng nhặt rác, siêng năng gieo hạt để cho cây tuệ nở mầm”.
        Thứ hai: SÂN. Có nhiều người hễ động chạm đến quyền lợi, danh dự, tự ái của mình một chút là sân hận là mắt nóng bừng, chân tay khua khuắng, quát tháo, chửi bới, cãi vã, tranh luận, gay cấn hơn là chiến tranh, là báo thù,… nếu chưa điều tiết được cơn giận dữ trong bản thân thì làm việc gì cũng nông nổi, liều lĩnh. Phúc họa chẳng thể lường được.
        Thứ ba: SI. Si trong si mê, đó là một lại tâm sở khiến con người ta u mê, luôn luôn bị vướng mắc vào dục vọng. Khi không đạt được thì đau khổ, oán hờn, than thân, tủi phận rồi bất cần, buông xuôi gây nên những nỗi muộn phiền cho gia đình và xã hội. Không biết đâu là tốt là xấu, biết là không tốt mà cứ lao vào như thiêu thân. Nghiện ngập tràn lan, dứt dục không đặng. Si thường đi kèm với thèm khát và ham muốn mù quáng.
        Thứ tư: MẠN. Mạn ở đây là ngạo mạn, mới có một chút thành tích thì vội lên mặt, ra oai, phụ bạc. Đôi khi những khái niệm về cấp bậc, sự phân chia cao thấp chẳng qua con người muốn hướng đến một nấc thang giá trị mới. Con người luôn muốn mình tiến bộ lên. Sự ngạo mạn khiến ta tụt dốc không phanh. Nhiều người nghĩ mình là tiến sĩ, thạc sĩ, ca sĩ… nhưng quan trọng là lấy gì để sĩ. Đức Tổ sư Đasira Narada là một vị Tiến sĩ nhưng nhân loại ngày nay biết đến công ơn và cống hiến của ngài với vai trò là người khai sáng môn chữa bệnh bằng năng lượng hơn là biết đến một Tiến sĩ Triết học phương Đông của ngài. Học vị Tiến sĩ không làm cho nhân dân biết ơn bằng những cống hiến của ngài cho nhân loại. Ngược với ngã mạn chính là đức tính khiêm nhường.
        Thứ năm: NGHI. Nghi là không có niềm tin về điều cao cả vĩ đại. Cái xấu nghi đã đành, cái tốt cũng sinh nghi. Cái chưa rõ đầu rõ đuôi cũng nghi. Tất nhiên “nghi ngờ là nguồn gốc của nhận thức”, nhưng nghi ngờ ở đây được hiểu là lối sống thực dụng đã lấn át đời sống tâm hồn cao cả hướng thượng của chúng ta.
        Thứ sáu: KIẾN. Kiến là quan điểm, là một trạng thái chấp vào một sự vật hiện tượng cụ thể rồi đưa ra những quan điểm, lối nhận thức riêng của mình để rồi đôi lúc đôi khi đem áp đặt cho người khác. Phải nhận thức được rằng, mọi tri kiến của chúng ta có thể đúng ở hoàn cảnh này và sai ở hoàn cảnh khác. Thế nên không có toàn đúng, toàn sai mà chỉ có chưa đủ. Muốn nói về vũ trụ thì phải có một cái tương đương vũ trụ để giải thích. Muốn nói về Phật thì phải là Phật… nếu không chúng ta sẽ trở thành những nhà thông thái rởm, chỉ biết ăn theo nói leo, không dám mạnh dạn sửa chữa, không có can đảm thấy mình dốt. Và mọi câu chuyện và sự biện luận chỉ mang tính “giải tỏa tâm lý” như câu chuyện làm quà.


 
        Những môn sinh Trường Sinh học cần phải biết gạn đục khơi trong. Từ trị thân bệnh đến trị tâm bệnh rồi đến dưỡng tâm và dưỡng thân cùng lúc, sau đó là kiến tánh để tìm thấy an lạc, tự tại.
        Mây vẫn bay trên trời, nắng vẫn tỏa trên vai. Vũ trụ có bao nhiêu vật chất thì có từng ấy tư tưởng. Còn niềm hạnh phúc thường hữu thì không phải ai cũng cảm nhận được. Năm mới sắp đến, chúc quý bạn năm mới an lành, một tết đoàn viên nhiều thành tựu.
 

Tác giả bài viết: CHỈNH CA

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 134 trong 30 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 30 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Kim Thanh Tâm

    Mây vẫn bay trên trời, nắng vẫn tỏa trên vai... Năm mới sắp đến, chúc quý bạn năm mới an lành, một tết đoàn viên nhiều thành tựu.

     Kim Thanh Tâm  kimthanhtam.vt@gmail.com  11/01/2014 06:09
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây