Từ chỗ chờ chết đến sống khỏe nhờ thiền

Thứ ba - 14/07/2015 05:13

Từ chỗ chờ chết đến sống khỏe nhờ thiền

(PLO) – Trải qua 4 ca phẫu thuật, sức khỏe của bà Nguyễn Thị Tỉnh (70 tuổi, ở ngõ 670, đường Nguyễn Khoái, Hà Nội) có phần giảm sút. Thêm vào đó, căn bệnh suy tim và ung thư cổ tử cung mới phát hiện khiến bà suy sụp, chấp nhận đầu hàng… còn gia đình bà nhiều lần chuẩn bị hậu sự...

       (PLO) – Trải qua 4 ca phẫu thuật, sức khỏe của bà Nguyễn Thị Tỉnh (70 tuổi, ở ngõ 670, đường Nguyễn Khoái, Hà Nội) có phần giảm sút. Thêm vào đó, căn bệnh suy tim và ung thư cổ tử cung mới phát hiện khiến bà suy sụp, chấp nhận đầu hàng… còn gia đình bà nhiều lần chuẩn bị hậu sự...
 
 
 
        Xin xuất viện, về nhà chờ chết…
       Bà Nguyễn Thị Tỉnh có lẽ là người khá nổi tiếng ở con ngõ 670 Nguyễn Khoái bởi câu chuyện “chết đi sống lại” của bà. Mọi người bảo rằng, mới ngày nào còn thấy bà ấy nằm một chỗ, cơ thể gầy ốm, xanh xao, tưởng như sẽ chẳng qua nổi bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim quái ác đã ập đến với bà. Ấy thế mà chỉ chưa đầy 1 năm sau đó, bà Tỉnh lại đứng dậy và đi lại phăm phăm...
       Nhớ lại những tháng ngày sống trong bệnh tật, bà Tỉnh cho biết nhiều lúc vẫn còn cảm thấy sờ sợ mỗi khi nhớ lại quá khứ, thời điểm ấy gia đình tưởng như bà đã bị tử thần lôi đi rồi. Thậm chí con cháu đã chuẩn bị hậu sự đâu vào đấy... đến vài lần. Lần đầu tiên là vào khoảng tháng 11 năm 1995, cả gia đình bà Tỉnh được một phen hoảng loạn khi có người ở chợ báo tin bà Tỉnh nằm ngất xỉu giữa chợ. 
       Năm 1996, bà Tỉnh bị đột quỵ lần thứ hai, lúc này gia đình đã kịp thời đưa bà vào Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu. Bác sĩ kết luận bà bị bệnh tim, do làm việc vất vả nên dẫn đến đột quỵ và có thể gây biến chứng dẫn đến liệt suốt đời. Chưa kể bác sỹ còn chẩn đoán bà mắc thêm căn bệnh ung thư cổ tử cung quái ác. Khi đó gia đình giấu, không cho bà biết rõ về bệnh tình vì sợ bà tuyệt vọng.
       Theo chỉ định của bác sĩ, bà Tỉnh phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt dù khả năng thành công có thể không cao bởi sức khỏe của bà không đảm bảo. Vì trước đó người phụ nữ này đã phải trải qua tới 4 lần phẫu thuật nên sức đề kháng kém, không loại trừ khả năng các vết mổ cũ sẽ gây biến chứng. 
       Những tháng ngày ấy đối với bà Tỉnh và những người trong gia đình chẳng khác nào sống trong địa ngục. Ranh giới của sự sống và cái chết đối với bà quá mong manh. Rồi nghĩ đến chồng, đến con và những cơn đau liên tục hành hạ, bà Tỉnh chẳng buồn ăn uống gì, mặc kệ để được chết sớm hơn, đỡ khổ chồng con.
Sau khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật tim và giải quyết khối u cổ tử cung, bà Tỉnh bị biến chứng lên cơn đau và co giật mạnh. Cũng may nhờ có ê kíp giỏi, máy móc, thuốc thang hiện đại nên các bác sỹ đã giành giật lại mạng sống cho bà từ tay tử thần.
       Thời điểm ấy, bà Tỉnh chỉ còn 37kg cân nặng, số cân không đảm bảo để thực hiện hàng chục cuộc xạ trị. Vì thế, khi thấy các bác sĩ lắc đầu ngao ngán, gia đình đã xin cho bà xuất viện về nhà... chờ chết.
        Điều thần kỳ đến với người phụ nữ mạnh mẽ…
       Trở về từ bệnh viện, bà Tỉnh rơi vào tình trạng “bán thân bất toại”, sau khi bị biến chứng, bà rơi vào tình trạng liệt nửa người; mọi công việc, thậm chí là vệ sinh cá nhân đều diễn ra tại chỗ. Thời điểm ấy, phía gia đình đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị đồ lo hậu sự.
       Chính vào thời điểm tưởng như hết hy vọng ấy, vận may lại đến với bà, như chính lời bà Tỉnh tâm sự: Mấy ông Diêm vương chưa muốn bắt tôi về, họ muốn tôi phải tiếp tục sống nên tôi phải sống thôi. Đó là một câu chuyện vui đối với bà và người con gái nhất mực thương mẹ, đã giúp người mẹ tìm lại được cuộc sống khi đã vào đến đường cùng.
       Con gái bà Tỉnh, chị Lê Thúy Nga nhớ lại: “Thời điểm mẹ tôi nằm một chỗ, gia đình cũng chạy vạy lo lắng thuốc thang khắp nơi, hết đông y, tây y lại vật lý trị liệu… nhưng chẳng ăn thua. Một lần tình cờ khi tôi đi thăm bố của một người bạn bị ốm, khi đó chị bạn tôi có nói đến môn thiền Trường Sinh học rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh, mà đặc biệt nó lại không dùng đến thuốc. Đó cũng không phải phép thuật gì mà là một môn được khoa học chứng minh có tác dụng bổ trợ và điều trị bệnh. Đặc biệt, môn học đó rất tốt cho những người mắc bệnh như mẹ tôi. Vì thế tôi đã xin địa chỉ và nhờ người chở mẹ tôi đến đăng ký tham gia”.
       Tại đây, bà Tỉnh đã được tham gia khóa học cấp 1 của bộ môn thiền Trường Sinh học. Đây là một trong những môn bổ trợ cho quá trình chữa bệnh và điều trị bệnh cùng với các phương pháp khoa học. Đặc biệt, nó không dùng đến thuốc. Mỗi người đến với bộ môn này đều phải có niềm tin và tình thương. Đó cũng chính là tính chất cốt lõi của thiền Trường Sinh học. 
       Phải có niềm tin thì mới có thể tĩnh tâm và thu hút năng lượng vào cơ thể được, còn thương ở đây chính là biết thương chính bản thân mình. Có như thế nguồn năng lượng thu vào mới có khả năng tự điều chỉnh mọi bệnh tật trong cơ thể” – bà Tỉnh giảng giải về thiền.
       Sau một thời gian theo học, một mặt bà Tỉnh được thầy khai mở các luân xa (các huyệt mạch quan trọng trên cơ thể nhằm giúp thu hút nguồn năng lượng ngoài vũ trụ), mặt khác, mỗi ngày bà Tỉnh bỏ ra 2 – 3 tiếng đồng hồ để thiền và tự thu năng lượng. Bà cho biết: “Khi mới được khai mở luân xa, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng chạy dọc cơ thể, mạnh nhất là vùng ngực và chân. Toàn thân mồ hôi đầm đìa như tắm. Khoảng 5 – 6 tháng sau, tôi có thể tự ngồi dậy để thiền và đi lại được bình thường sau một năm kiên trì tập luyện”.
       Điều ngạc nhiên là sau khi tham gia môn thiền Trường Sinh học được gần 2 năm, bà không phải dùng đến một viên thuốc nào. Khi được các con đưa trở lại bệnh viện để khám, các bác sỹ ở Bệnh viện Bạch Mai đã rất bất ngờ với kết quả hồi phục của bà. Họ bảo, bà có thể sống được là nhờ vào một sự “thần kỳ”, nhưng bà biết phép màu là do ý chí và sự kiên nhẫn khi đến với thiền, cộng với sự may mắn của số phận.
 
     
* Người phụ nữ bại liệt toàn thân khỏi bệnh nhờ luyện thiền 
 

Tác giả bài viết: NHẬT THU & TUẤN MINH

Nguồn tin: www.baophapluat.vn (10-6-2015)

Tổng số điểm của bài viết là: 58 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây