Sư Cô thập tử nhất sinh khỏi bệnh nang trong gan nhờ ngồi thiền Trường Sinh học

Thứ sáu - 05/12/2014 05:09

Sư Cô thập tử nhất sinh khỏi bệnh nang trong gan nhờ ngồi thiền Trường Sinh học

Trong suốt nhiều năm qua, căn bệnh viêm khớp, nang trong gan ngày đêm hành hạ sư cô Diệu Lộc. Sau nhiều năm khám chữa bệnh ở nhiều bệnh viện nổi tiếng trong nước như Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược mà bệnh tình vẫn không mấy thuyên giảm được là bao. Rồi trong một lần, may mắn sư cô đã gặp được chú Bảy Hạnh, giảng huấn môn dưỡng sinh Trường Sinh học tại Vũng Tàu. Lần gặp gỡ ấy, như một cơ duyên đã giúp sư cô đến với môn Trường Sinh học để có thể tự chữa cho mình khỏi bệnh.

       Trong suốt nhiều năm qua, căn bệnh viêm khớp, nang trong gan ngày đêm  hành hạ sư cô Diệu Lộc. Sau nhiều năm khám chữa bệnh ở nhiều bệnh viện nổi tiếng trong nước như Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược mà bệnh tình vẫn  không mấy thuyên giảm được là bao. Rồi trong một lần, may mắn sư cô đã gặp được chú Bảy Hạnh, giảng huấn môn dưỡng sinh Trường Sinh học tại Vũng Tàu. Lần gặp gỡ ấy, như một cơ duyên đã giúp sư cô đến với môn Trường Sinh học để có thể tự chữa cho mình khỏi bệnh.
       Nhiều năm phải chịu bệnh tật hành hạ
       Chúng tôi tìm đến Tịnh xá Pháp Hải (tại số 15, đường Trần Xuân Độ, Phường 6, TP Vũng  Tàu). Mặc dù nằm giữa trung tâm nhưng nơi đây vô cùng yên tĩnh và thanh tịnh.  Sau một hồi dạo quanh khắp Tịnh xá, chúng tôi tình cờ gặp được sư cô Diệu Lộc (75 tuổi), người đã trụ trì ngôi Tịnh xá này mấy năm nay. Với gương mặt hiền lành và nụ cười thân thiện, sư cô Diệu Lộc đón tiếp chúng tôi rất thân tình. Nếu như hơn mười năm trở về trước, sư cô Diệu Lộc phải thường xuyên cắn răng chịu đựng những cơn đau do căn bệnh có nang trong gan, viêm khớp, rối loạn tiền đình hành hạ, thì giờ đây sư cô đã hoàn toàn khỏe mạnh.
       Trò chuyện với chúng tôi về những ngày tháng chiến đấu với bệnh tật, Sư cô vui vẻ kể: “Cách đây nhiều năm, tôi bị căn bệnh rối loạn tiền đình hành hạ. Nửa đầu của tôi lúc nào cũng đau như búa bổ. Mặc dù cũng đi khám ở nhiều nơi, uống cả thuốc đông y, tây y nhưng bệnh chỉ đỡ được một thời gian, rồi đến khi hết thuốc là lại tái phát. Trong khi tôi đang bị căn bệnh rối loạn tiền đình hành hạ, thì tôi phát hiện thấy một bên tay phải của tôi rất đau. Tôi không thể tự đưa tay ra phía trước hay vòng tay ra phía sau. Mỗi lần thay áo là nước mắt tôi lại chảy ra dàn dụa vì đau. Tôi lên Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh để khám. Sau khi chụp X-quang và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm khớp vai và kê đơn thuốc để tôi về uống”.
       Sau một tuần uống thuốc, sư cô Diệu Lộc thấy những cơn đau vẫn không hề giảm. Mỗi lần quay lật tay ra phía ngoài hoặc đưa lên cao sư cô cảm giác đau như dao cắt vào thịt. Vì vậy, mỗi lần làm vệ sinh cá nhân như tắm rửa, chải đầu, thay quần áo… là mỗi lần sư cô cảm thấy như một cực hình. Để rồi, nhiều đêm những cơn đau đó cứ dày vò sư cô suốt đêm, khiến cho sư cô không thể nào chợp mắt được. Không chịu được đau đớn, sư cô lại đến Bệnh viện Chợ Rẫy để khám. Tại đây, các bác sĩ cũng vẫn chẩn đoán sư cô bị viêm khớp vai và cho uống thuốc. Tuy nhiên, những cơn đau chỉ giảm chứ không cắt hẳn. Đến khi hết thuốc là bệnh lại tái phát, những cơn đau có phần tăng dần. Mỗi lần vùng vai bị va chạm hay bị kéo đột ngột, sự cô cảm giác cơn đau tăng lên dư dội như thể bị gãy xương. Vì bị bệnh tật hành hạ vậy nên, cứ mỗi lần đi làm từ thiện ở đâu xa, là sư cô đều phải mang thuốc giảm đau theo bên người để cắt những cơn đau.
       Rồi một thời gian sau, khi căn bệnh rối loạn tiền đình, viêm khớp vai vẫn đang hành hạ sư cô ngày đêm. Sư cô cảm thấy trong người có cảm giác khó chịu ở vùng bụng, đau và buồn nôn. Lúc đó, sư cô được người quen đưa đi khám ở Bệnh viện Hòa Hảo, sau khi siêu âm thì bác sĩ nói sư cô bị “nang trong gian” có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ. Tuy nhiên, lúc đó do kinh tế khó khăn, không có tiền để phẫu thuật nên sư cô xin các bác sĩ cho đơn thuốc để về nhà tự điều trị.
       Khỏi bệnh nhờ ngồi thiền và cho mượn Tịnh xá để mở lớp Trường Sinh học miễn phí
       Sau nhiều lần điều trị tại các bệnh viện, mặc dù tiền thuốc mất khá nhiều nhưng bệnh tình không bớt được là bao. Nên sư cô Diệu Lộc thử chuyển qua châm cứu xem đầu và vai có bớt đau được phần nào không. Tuy nhiên, sau một tháng đi lại châm cứu và uống thuốc nam, sư cô cảm thấy bệnh tình của mình cũng chẳng đỡ được là bao. Đầu vẫn đau như búa bổ, tay vẫn không cử động mạnh được. Sư cô cảm thấy chản nản và có ý định buông không chạy chữa nữa. Thế rồi, tình cờ một cơ duyên đã đến với sư cô Diệu Lộc.
 
 
Sư cô Diệu Lộc (đứng giữa) trong buổi ra mắt
Trung tâm Dưỡng sinh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 
       Sư cô Diệu Lộc chia sẻ: “Tôi vẫn còn nhớ như in buổi chiều hôm đó, chú Bảy Hạnh cùng một vài người nữa thập thò đứng bên ngoài Tịnh xá định mượn địa điểm để mở lớp hướng dẫn dưỡng sinh Trường Sinh học. Lúc đó, dù vẫn chưa hiểu “Trường Sinh học” là gì? Nhưng nghe chú Bảy Hạnh nói đây là một phương pháp tập luyện để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật là tôi đồng ý ngay. Tôi dẫn chú Bảy Hạnh đi khắp khuôn viên của Tịnh xá, bảo chú xem chỗ nào có thể mở lớp được thì cứ tùy ý mà sử dụng. Trong thời gian chú chuẩn bị để mở lớp, thấy đầu tôi lúc nào cũng phải đội mũ, cổ thì quấn khăn vì tôi luôn có cảm giác bị ớn lạnh. Sau khi hỏi thăm bệnh tình, chú cùng ba người nữa dùng hai tay đặt lên đầu, vai và chân tôi. Chỉ ba ngày như vậy, tôi thấy những cơn đau đầu giảm hẳn và đặc biệt là tay có thể đưa lên đưa xuống được. Tôi mừng hơn bắt được vàng, tuy nhiên chú Bảy Hạnh nói việc truyền năng lượng để phụ bệnh này chỉ giúp cơ thể sư cô bớt đau thôi. Còn muốn dứt bệnh thì sư cô phải tự tập luyện”.
       Nhận thấy môn dưỡng sinh Trường Sinh học này quả là tuyệt vời, khi chú Bảy Hạnh vừa mở lớp, sư cô Diệu Lộc liền đăng ký làm học viên của khóa đầu tiên này. Sau 6 ngày học lớp Cấp 1 & Cấp 2, chú Bảy Hạnh khai mở 6 luân xa cho tất cả các học viên và hướng dẫn mọi người cách ngồi thiền để thu được năng lượng chữa bệnh đạt hiệu quả nhất.  Cứ thế, mỗi ngày sư cô đều ngồi thiền từ hai đến ba lần, mỗi lần ít nhất là 1 giờ đồng hồ. Chỉ sau vài tháng tập luyện môn dưỡng sinh Trường Sinh học này, những cơn đau ê buốt khiến sư cô ngày đêm mất ăn mất ngủ trước đây đã không còn nữa. Tay sư cô có thể cử động lại một cách bình thường. Điều kỳ diệu, sau một năm đi khám lại tại bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi chụp X-quang, siêu âm và làm các xét nghiệm, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên vì sức khỏe sư cô hoàn toàn bình thường và điều kỳ diệu bệnh “nang trong gan” đã tự động… biến mất. Sau 7 năm tập luyện dưỡng sinh Trường Sinh học, sư cô chưa lúc nào phải dùng đến thuốc. Mỗi lần thấy mệt mỏi, cảm mạo là sư cô lại ngồi thiền, lập tức trong người khỏe khoắn lại. Đến nay sư cô đã 75 tuổi nhưng ngày nào cũng đi lên đi xuống Tịnh xá cao chừng 20m mà không hề thấy mệt mỏi.
       Sư cô chia sẻ: “Nhìn thấy mọi người đến đây, ai ai cũng ốm yếu vì bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Thấy thế, cô cảm thấy rất xót xa. Vì cũng là một người từng bị bệnh tật hành hạ nên cô rất hiểu những nỗi đau đớn mà người bệnh gặp phải. Chính vì thế, cô luôn muốn tạo điều kiện tốt nhất để cho những học viên bị bệnh giống cô có thể yên tâm để tập luyện. Có như thế thì họ mới nhanh chóng được khỏe mạnh để có thể sống hành phúc bên người thân của mình”.
       Hơn 7 năm nay, ngoài việc cho mượn Tịnh xá để các cô chú ở Trung tâm Dưỡng sinh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở lớp hướng dẫn môn dưỡng sinh Trường Sinh học, sư cô Diệu Lộc còn hết lòng giúp đỡ mọi người, nhất là những học viên ở các tỉnh xa đến, ăn ở sinh hoạt ngay tại Tịnh xá để thuận tiện cho việc theo học.
       Khỏi bệnh mà không tập luyện nữa bệnh sẽ quay trở lại
       Sư cô Diệu Lộc cho biết: “7 năm ở đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị bệnh hiểm nghèo nhưng nhờ tập dưỡng sinh Trường Sinh học đã cứu sống cuộc đời họ. Tuy nhiên, khi đã tập luyện môn , nếu thấy bớt bệnh mà không tiếp tục tập nữa thì bệnh sẽ quay trở lại. Vì vậy, những ai đã theo môn học này nếu muốn giữ gìn được sức khỏe lâu dài thì phải tập luyện suốt cả cuộc đời”.
 
       * Người đàn ông thoát "án tử" nhờ tập dưỡng sinh Trường Sinh học.


         *  Nhà sư đối mặt với ung thư bằng thiền định và niềm tin
 

Tác giả bài viết: VIỆT THU & ĐOÀN KẾT

Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật, số 96(145), ngày 01/12/2014

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 93 trong 21 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 21 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây