Người phụ nữ chiến thắng bệnh “rỗng tủy sống” bằng phương pháp tập luyện Trường Sinh học

Thứ hai - 20/10/2014 08:20
Khi biết mình mắc căn bệnh xưa nay hiếm gặp, đó là bệnh “rỗng tủy sống”, chị Minh Huệ vô cùng lo lắng. Mặc dù đã đi khắp các bệnh viện từ Nam tới Bắc, rồi chuyển từ Tây y sang Đông y, nhưng đến đâu chị cũng đều gặp cái lắc đầu của các bác sĩ. Trong lúc chị rơi vào trạng thái tuyệt vọng nhất, thì một cơ duyên đã đến với chị. Một người bạn của chồng đã giới thiệu chị đến theo học môn dưỡng sinh Trường Sinh học. Như một người bị dồn vào chân tường, dù chưa thực sự tin nhưng chị vẫn theo học. Và điều kỳ diệu đã đến với chị, sau hơn 2 năm luyện tập một cách nghiêm túc, căn bệnh của chị đã được đẩy lùi. Nhờ tập luyện thiền theo phương pháp dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học, tự mình chiến thắng được chính mình, chị đã đẩy lui được căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.
Người phụ nữ chiến thắng bệnh “rỗng tủy sống” bằng phương pháp tập luyện Trường Sinh học
Chị Minh Huệ đang ngồi tập thiền ở CLB Rạch Dừa
 
Kỳ 1: 
        Sợ hãi khi biết mình bị mắc căn bệnh hiếm gặp
       Tình cờ tôi gặp được chị Nguyễn Thị Minh Huệ (trú tại số nhà 1000/11, đường 30-4, phường 11, TP Vũng Tàu), người phụ nữ tự mình đẩy lui bệnh “rỗng tủy sống” bằng phương pháp ứng dụng năng lượng Trường Sinh học. Nhìn chị Huệ bây giờ không ai có thể nghĩ rằng, cách đây chỉ 6 năm thôi chị là bệnh nhân bị “bệnh viện trả về” vì căn bệnh hiếm gặp, mà cả Tây y và Đông y đều phải bó tay.
       Chia sẻ với chúng tôi về những ngày tháng chiến đấu với bệnh tật, mà đã có lúc tưởng chừng như vô vọng chị Huệ kể: “Cách đây 6 năm tôi thường xuyên bị đau đầu, đau vai gáy, mất ngủ nặng, đau lan xuống ngực ngây khó thở, sưng phù nề phần ngực trái. Hầu như không lúc tôi nào ngủ được, vì khi nằm xuống thì toàn bộ hõm vai bên trái kéo vào vùng ngực không thở được. Tôi đã đi khám và điều trị tại nhiều bệnh viện, kể cả châm cứu cũng không bớt và cũng không tìm ra bệnh. Mỗi bệnh viện chẩn đoán bệnh khác nhau, cho dùng các loại thuốc khác nhau và kết quả là tôi đã phải đến cấp cứu rồi nằm điều trị tại Bệnh viện 175 (TP Hồ Chí Minh) vì bị dị ứng thuốc gây sưng loét hết vòm họng”.
       Lúc đó, hoàn cảnh gia đình chị Minh Huệ cũng tương đối khó khăn, thêm nứa gia đình lại neo người. Chồng chị  là sĩ quan Cảnh sát biển, thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Con trai đầu lòng của chị còn nhỏ, mới đang học lớp 8. Anh em thân thuộc của chị Minh Huệ thì ở xa, kinh tế gia đình cũng có hạn, nên đồng lương bộ đội không đủ để chi trả các khoản cho việc đi lại chữa bệnh . Mặc dù chế độ chữa bệnh của quân nhân được thực hiện trong các bệnh viện quân đội hoặc được giới thiệu đến các bệnh chuyên khoa của ngành y tế có bao cấp phần chi trả thuốc men và viện phí, nhưng mắc bệnh hiểm nghèo từ Vũng Tàu ra Hà Nội rồi vào TP Hồ Chí Minh như “con thoi” thì tiền lương của hai vợ chồng sĩ quan quân đội nào thấm vào đâu.
       Chị Minh Huệ kể tiếp: “Thế là căn bệnh cứ nặng dần lên, bản thân tôi bắt đầu sững sờ khi phát hiện ra nửa người bên phải bị mất hẳn cảm giác. Có những lúc tôi thấy như cả người mình bị sưng lên, tê cóng, lạnh toát hoặc nóng bỏng. Nhưng có những lúc tôi lại mất cảm giác hoàn toàn. Kể cả ai đó đốt lửa vào da hoặc chườm nước đá vào người. Thậm chí có lúc tôi để nước sôi đổ vào tay cũng không hề biết nóng, dù đã bị phỏng lột da. Còn đôi mắt tôi thì càng ngày càng mờ hẳn”.
       Ngày 04/8/2009, do căn bệnh tiến triển ngày càng nhanh và có phần nặng hơn. Nên chị đã báo cáo với đơn vị xin nghỉ, đi nhập viện để điều trị. Chị nằm tại khoa A7, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Ở đây, chị được các giáo sư, bác sỹ quan tâm theo dõi rất sát và thường xuyên chú ý đến trường hợp bệnh đặc biệt của chị. Qua biểu hiện trên lâm sàng thì bước đầu các bác sỹ nghi chị bị bệnh “rỗng tủy sống”. Sau khi thực hiện việc xét nghiệm máu, chọc tủy sống và chụp cộng hưởng từ, kết quả hội chẩn các giáo sư, bác sỹ của bệnh viện 108 và các bệnh viện khác đã khẳng định chị bệnh rỗng tủy sống. Và bị rỗng đến 11 đốt sống.
       Theo các giáo sư, bác sỹ của bệnh viện 108 thì căn bệnh của chị thuộc loại bệnh hiếm gặp và tại đây chưa thể điều trị được. Bởi bệnh “rỗng tủy sống” thường hay kéo dài và bất thường. Mức độ tàn tật duy trì lâu ngày ở mức bộ phận. Hốc rỗng tủy lan tới hành não (bệnh rỗng tủy não) có thể gây ra những rối loạn nặng đối với sinh mạng. Dưới tên gọi bệnh rỗng hành não người ta đã mô tả một bệnh tương tự với bệnh rỗng tủy sống, hoặc có thể là biến chứng của bệnh rỗng tủy sống. Trong bệnh rỗng hành não hốc rỗng nằm ở trong hành não, và do đó gây tổn thương nhân của các dây thần kinh sọ cuối cùng. Biểu hiện có thể thấy là rối loạn động tác nuốt và phát âm, liệt mặt, mất cảm giác ở vùng chi phối của dây thần kinh tam thoa và hội chứng tiền đình với rung giật nhãn cầu. Bệnh nhân có thể tử vong do rối loạn hô hấp hoặc ngất.
        Rơi vào tuyệt vọng vì bị bệnh viện trả về
       Sau khi đã xác định được chị Huệ bị mắc căn bệnh hiếm gặp đó là “rỗng tủy sống”, các giáo sư, bác sỹ thường xuyên đến khám và động viên chị. Chị nhận thấy trong ánh mắt họ nhìn mình với cái nhìn thương xót lắm, nhưng không ai nói ra được. Và, điều gì đến đã phải đến, khi chị Minh Huệ đã nằm điều trị tại bệnh viện 108 được 20 ngày thì lãnh đạo bệnh viện đã gọi chồng chị vào và động viên đưa vợ về nhà chăm sóc. Họ nói với anh rằng căn bệnh của chị Huệ hiện tại bệnh viện không chữa được. Trong nuớc hiện nay cũng chưa có điều kiện để ghép tủy sống. Với căn bệnh này nếu tiếp tục điều trị thì gia đình có thể liên hệ với bệnh viện nước ngoài. Các giáo sư, bác sỹ cũng cho biết diễn biến của căn bệnh rỗng tủy sống này rất nguy hiểm, nó sẽ làm tổn thương từng vùng và không thể hồi phục được. Bệnh này có khả năng gây bại liệt rất lớn, chỉ trong vòng thời gian ngắn nữa thôi. Vì ở bệnh viện cũng đã từng gặp một số trường hợp mắc bệnh như vậy. Người mắc bệnh rỗng tủy sống khi phát hiện ra bệnh thì chỉ chừng 2 năm sau sẽ bị bại liệt toàn thân và ra đi mãi mãi.
 
 
Hồ sơ bệnh án của chị Minh Huệ khi điều trị tại bệnh viện 108
 
       Nói tôi ngồi uống nước, chị vào trong nhà lục tìm ra đưa cho tôi xem tờ đơn thuốc cuối mà các bác sĩ đã ghi cho chị khi còn điều trị tại khoa A7, Bệnh viện 108. Trên tờ đơn thuốc ghi rõ:
           1/- Corticolds
           2/- Paralis 2,5mg   X  2 ống/ ngày  (20 ngày)
           3/- Lypitor 10mg   X  1 viên/ ngày  (20 ngày)
           4/- Tilcolil 20mg   X  2 viên/ ngày  (20 ngày)
           5/- Phezam   X   3 viên/ ngày  (20 ngày).
       Rồi chị tiếp tục câu chuyện: “Lúc đó tôi nhận thấy rõ sự tuyệt vọng và đau khổ hiện lên trên khuôn mặt chồng tôi. Tôi nghĩ thế là hết rồi sao? Con còn nhỏ, tuổi đời đang còn trẻ, còn gia đình, công danh sự nghiệp thế là hết. Tôi thật sự bị sốc nặng”.
       Ngày 24/8/2009 chị ra viện nhưng không về nhà mà chuyển sang Bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội với hy vọng của người nhà là “còn nước còn tát”, Tây y không được thì hi vọng Đông y xem sao?
       Ngày 25/8/2009 chị vào bệnh viện Y học Cổ truyền Quân đội, giáo sư Phong, Phó Viện trưởng xem bệnh án của chị lắc đầu và nói với chị rằng bệnh này rất hiếm gặp. Ở nước ngoài thì giáo sư đã gặp nhiều trường hợp bệnh như nhưng hiện nay chưa chữa trị được. Ông nhận chị vào điều trị tại bệnh viện là lương tâm nghề nghiệp của ông thôi, chứ tương lai thì mờ mịt lắm.
       Chị nhập viện Y học Cổ truyền Quân đội ở Hà Nội được hơn 1 tháng, các triệu chứng của bệnh vẫn diễn biến phức tạp và các cơn lạnh tê nửa người ngày càng nặng hơn. Ngày 28/9/2009 chị ra viện trở về nhà được 3 ngày thì bệnh trở nặng thêm nữa. Chị lên từng cơn lạnh vật vã, phải trườm bằng túi nước nóng nhưng do mất cảm giác nên không cảm nhận được, đến nỗi nước nóng quá gây bỏng loét ra từng mảng thịt mà vẫn không hay biết.
       Thời gian nằm ở nhà là quãng thời gian chị Minh Huệ cảm thấy mình đau khổ và sợ hãi nhất. Đời người không có gì kinh khủng bằng sự tuyệt vọng của một người đang đếm từng ngày, từng giờ để chờ đến ngày “ra đi” của mình. Thủ trưởng và anh em trong đơn vị bộ đội và người thân hàng ngày đến thăm cô rất đông. Mỗi lần gặp người thân là cô cứ lặng người đi, nước mắt tuôn trào. Nhiều lần cô trộm nghĩ lần này chắc là lần cuối cùng mình gặp họ đây.
       Bệnh “rỗng tủy sống” là bệnh hiếm gặp và chưa có phương pháp điều trị tận gốc.
       Theo Tây y thì “rỗng tủy sống” là bệnh mạn tính do ở trong đoạn tủy sống cổ hình thành một hốc rỗng ở trung tâm của chất xám. Hốc này phát triển to dần và biểu hiện lâm sàng bởi những rối loạn vận động, cảm giác và dinh dưỡng. Bệnh có hai thể nguyên phát và thứ phát do chấn thương để lại (di chứng của sự chảy máu trong tủy sống), hoặc do khối u của tủy sống (u thần kinh đệm, u mạch máu). Hốc rỗng nằm ở đoạn tủy sống cổ, độc lập đối với ống nội tủy và chứa đầy một chất dịch màu vàng nhạt.
       Theo Đông y, bệnh rỗng tủy sống được biện chứng rằng: Tỳ thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoàn thành bên trong, làm tắc kinh lạc. Cách trị là: Ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương. Đơn thuốc cho chứng hiếm gặp này là: Gia vị ôn bổ thông dương phương.
 
       * Xem tiếp kỳ 2:  
Tập luyện Trường Sinh học đã cứu rỗi đời tôi như thế đấy
 

Tác giả bài viết: HÀN NHUỆ CƯƠNG

Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật, số 84(132) ngày 20/10/2014

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 122 trong 26 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 26 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây