Người đàn ông tự đẩy lùi bệnh nan y rồi trở thành giảng huấn môn Dưỡng sinh Trường Sinh học

Thứ tư - 13/04/2016 18:10
Cách đây hơn 10 năm, do có “thâm niên” uống rượu nhiều năm nên các cơ quan nội tạng của ông Hai An gần như bị phá hủy hoàn toàn. Dạ dày thì bị loét, gan bị xơ và thận thì bị suy… Những căn bệnh này làm cho sức khỏe của ông ngày một suy kiệt, không thể ăn uống được gì và chỉ… nằm một chỗ. Ai đến thăm cũng nghĩ rằng với bệnh tình này ông Hai khó có thể qua khỏi.
 
        Mắc bệnh “thập tử nhất sinh”
       Trong những lần công tác tại Vũng Tàu chúng tôi đã nghe kể nhiều về ông Hai An, tên thật là Liêng An (sinh năm 1946), hiện đang là giảng huấn môn dưỡng sinh Trường Sinh học tại Trung tâm Dưỡng sinh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông là một điển hình trong việc chiến thắng được bệnh tật nhờ ngồi thiền. Không những vậy, sau khi đẩy lùi được bệnh tật nan y, ông đã dành trọn phần đời còn lại đi phụ bệnh giúp đỡ mọi người.
       Môn sinh Trường Sinh học xa gần vẫn thường gọi ông theo cách gọi thân mật là chú Hai An. Khi chúng tôi tìm đến Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học Rạch Dừa, ở số 60 Hải Thượng Lãn Ông (Phường Rạch Dừa, TP Vũng Tàu) thật may mắn chúng tôi đã gặp được ông ở đó. Ban đầu, ông thẳng thừng từ chối vì cho rằng mình không có gì để viết. Nhưng sau một hồi thuyết phục, ông đồng ý và dè dặt chia sẻ với chúng tôi về những ngày tháng tập luyện môn Trường Sinh học để chiến đấu với bệnh tật.
       Ánh mắt nhìn xa xăm ông Hai An kể với chúng tôi: “Tôi là người dân tộc Kh’mer, sinh ra và lớn lên ở Cà Mau, lấy vợ rồi sinh sống tại tỉnh Sóc Trăng, gia đình làm nghề biển. Từ thời thanh niên tôi đã biết uống rượu, rồi đến khi lập gia đình thì tôi càng uống nhiều hơn. Ngày nào trong người tôi cũng phải có hơi rượu. Uống riết rồi quen, hôm nào không có rượu là tôi không chịu được. Tuy nhiên, ngày đó tôi còn trẻ, sức thanh niên tráng kiện làm mọi công việc nặng nhọc cứ băng băng”.
       Ông nói tiếp: “Sức khỏe còn tốt nên dẫu có nhậu nhẹt vài ba xị đế vẫn làm việc bình thường. Thỉnh thoảng cũng thấy bụng hơi đau, tôi cũng đoán già đoán non là đau bao tử (dạ dày). Nhưng chả sao, tôi uống thuốc vài ba ngày thấy hết đau và rồi tôi lại uống rượu tiếp. Đến năm 2000, con cái trong nhà cũng đã lớn, mà làm nghề biển ở Sóc Trăng thì không đủ sống nên tôi chuyển cả nhà về Vũng Tàu sinh sống. Cuộc sống ở Vũng Tàu tuy có “dễ thở” hơn đôi chút nhưng tật uống rượu của tôi thì vẫn không thể nào bỏ được”.
       Cứ chiều đến, hết việc ông Hai An thường rủ mấy người bạn cùng nhau đi uống rượu lai rai. Lúc này tuổi ông cũng đã lớn, không còn sức khỏe như xưa nhưng tửu lượng thì không hề giảm. Nhậu nhiều nên ông đau bệnh thường xuyên. Nghĩ chỉ đau bệnh thông thường, nên ông ra hiệu thuốc mua mấy liều về uống, chứ không thèm đi bệnh viện khám bệnh. Nào ngờ một năm sau, sức khỏe của ông suy sụp nhanh chóng đến mức không thể cầm cự được nữa. Ông đổ bệnh và phải nằm một chỗ, không thể làm được việc gì nữa. Đến lúc này, gia đình mới đưa ông đến bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu để khám.
       Sau khi chụp X-Quang và làm các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết: Do ông uống rượu nhiều năm nên các cơ quan nội tạng của ông đã bị hỏng hết. Dạ dày ông bị loét sâu, gan thì bị xơ, lại thêm chứng suy thận, toàn thân suy nhược… Mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng nghĩ còn nước còn tát nên bao nhiêu tiền dành dụm của gia đình đều đổ vào chữa bệnh cho ông. Không những vậy, vợ con ông còn phải đi vay nợ để mua thuốc. Tuy nhiên, bệnh của ông không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn. Ông không thể đi lại mà hầu như chỉ nằm một chỗ.
       Bà Quách Thị Tuyết, vợ ông Hai An cho biết: “Sau mấy năm dài uống thuốc, bệnh tình của ông ấy không bớt mà ngày còn nặng thêm. Ông ấy đau đớn, không đi lại được, suốt ngày đêm chỉ nằm thở dài trên chiếc võng. Mỗi lần ăn cơm tôi phải đưa đến tận nơi, nhưng cũng không ăn được nhiều. Ngay cả việc vệ sinh cá nhân thì tôi cũng phải làm giúp. Lúc đấy, nhìn ông ấy da xanh rớt, người chỉ còn da bọc xương, trông rất tiều tụy. Tôi và các con đã chuẩn bị sẵn tư tưởng, ông ấy sống ngày nào thì biết ngày đó thôi, chứ bệnh tình như vậy thì khó mà qua khỏi”.
       Khi bệnh tình của ông Hai An ngày một nặng dần, cơ thể của ông càng ngày càng suy kiệt tưởng chừng như không qua khỏi mùa gió chướng này thì… Có một người hàng xóm sang mách với ông là thấy nhiều người tập luyện Trường Sinh học tại chùa Thuyền Bát Nhã đã khỏi bệnh. Người đó khuyên ông thử lên đó tập xem có đỡ được chút nào không.
       Ngồi thiền chiến thắng bệnh tật và tự nguyện giúp đời
       Chia sẻ với chúng tôi, ông Hai An nói: “Nghe người hàng xóm nói vậy, ban đầu tôi cũng không tin. Nhưng do vợ và con động viên nhiều nên tôi cũng đồng ý để mọi người dìu lên đó đăng ký tập luyện. Ngày đầu tiên, vị giảng huấn khai mở luân xa 7 & luân xa 6 cho tôi và mọi người rồi hướng dẫn cách ngồi thiền để thu năng lượng. Nhưng ngày đó do bệnh tật hành hạ, đau quá tôi không thể ngồi lâu được, mỗi lần chỉ ngồi được vài phút lại xả ra, ngồi một chút là lại nằm xuống. Mỗi lần ngồi thiền là mỗi lần như bị tra tấn, nước mắt tôi lại chảy vì đau”.
       Ông Hai An nói tiếp: “Sau 6 ngày học tập, do không thể ngồi tập được nên bệnh tình của tôi cũng chẳng chuyển biến khá lên được là bao. Nhưng có một điều tôi cảm nhận thấy là mỗi lần được giảng huấn hỗ trợ truyền năng lượng để phụ bệnh là trong người có vẻ như nhẹ nhàng khỏe khoắn hơn. Đến ngày cuối cùng của lớp học, tôi có bảo con tôi lên gặp chú Bảy Hạnh – lúc đó là giảng huấn của lớp học – thử hỏi xem có cần phải uống thêm thuốc gì không. Nghe hỏi vậy, chú Bảy Hạnh liền nói: Tập luyện môn này không cần uống thuốc thang gì cả. Chủ yếu người bệnh phải chăm chỉ ngồi thiền thu năng lượng vào cơ thể để tự đẩy lùi bệnh tật”.
       Thấy chú Bảy Hạnh nói vậy, ông Hai An thầm nghĩ: Bệnh không uống thuốc, chỉ ngồi thiền không thôi thì làm sao khỏi được. Thực tình, ông vẫn không tin tưởng vào môn này lắm. Do gia đình động viên nhiều, suy đi nghĩ lại ông bảo đằng nào thì mình cũng chết, cứ thử ngồi theo hướng dẫn trên lớp xem sao. Nghĩ là làm, ông leo lên gác một mình ngồi thiền để không bị người khác làm phân tán. Ban đầu ông chỉ có thể ngồi được chừng 30 phút là không thể nào chịu nổi, đành phải xả ra.
       Nhưng rồi như có ai đó thầm thúc giục, ông cứ ngồi tăng dần lên, ngồi nhiều lần lên, và rồi mỗi lần ngồi ông cũng chinh phục được con số 60 phút. Lúc nào đói thì ăn, khát thì uống, mệt nằm xuống ngủ, tỉnh dậy ông lại… ngồi thiền. Cứ như vậy chỉ 3 tháng sau, ông đã có thể tự đi lại, da dẻ ông hồng hào trở lại và đặc biệt ông không hề còn thấy đau đớn gì nữa. Đến lúc này ông mới hoàn toàn tin tưởng vào môn dưỡng sinh Trường Sinh học và có đủ niềm tin rằng ngồi thiền có thể thu được năng lượng để tự mình nâng cao sức khỏe cho mình, đẩy lùi được bệnh tật.
       Bớt bệnh, ở nhà ngồi thiền mãi ông Hai An cũng thấy buồn. Ông vẫn thường xuyên vượt con dốc thăm thẳm lên với anh chị em đồng môn Trường Sinh học tại chùa Thuyền Bát Nhã mỗi khi ở đây mở lớp học. Nghĩ mình đẩy lui được bệnh tật hiểm nghèo là nhờ anh chị em đồng môn giúp đỡ, bấy lâu không ai nhận của mình đồng bạc nào, ngay cả lời cám ơn cũng không ai nhận, ông Hai An suy nghĩ lung lắm.
       Được chú Bảy Hạnh và anh chị em đồng môn động viên, ông Hai An cũng tập phụ bệnh cho học viên mới. Ban đầu còn lóng ngóng, sau quen dần ông thấy phụ bệnh cũng không khó lắm. Vả lại, mấy người được phụ bệnh họ thấy trong người khoan khoái dễ chịu là ông mừng, ông càng hăng say giúp đỡ. Thời gian đầu, giúp mấy ca bệnh nhẹ thấy cũng ổn, mọi người động viên ông thử giúp mấy ca bệnh nặng xem sao, ông cũng mạnh dạn…
       Thế rồi, năm tháng qua đi bệnh tật bớt dần mà không thấy tái phát, ông Hai An được tham dự các lớp cấp cao hơn do chú Trần Văn Mai (giảng huấn cấp cao) ở Bình Dương hướng dẫn và trực tiếp khai mở luân xa. Ngày ấy, tình hình còn khó khăn nên có lớp ông Hai An được học ở Vũng Tàu, có lớp ông phải về tận Dầu Tiếng (Bình Dương) và cũng có lớp ông phải đi xa mấy trăm cây số mới học được.
       Ông Hai nói: “Càng học tôi càng thấy hình như mình còn nợ cuộc đời này nhiều lắm, nợ môn học này nhiều lắm” – nghĩ vậy nên ông quyết định tự nguyện dành nốt phần đời còn lại của mình để hy sinh cho môn Trường Sinh học.
       Ông Hai An chia sẻ thêm: “Chính môn Trường Sinh học này đã cứu sống ông không tốn một đồng bạc nào, nên bây giờ ông có toàn tâm toàn ý dành cho môn Trường Sinh học đâu có thiệt thòi gì đâu. Vì vậy, bất cứ ai, ở đâu, bất kể ngày hay đêm nếu cần đến tôi là tôi sẽ đến để phụ bệnh. Tuy nhiên, việc tôi phụ bệnh chỉ giúp cho mọi người có thêm sức lực, còn việc có khỏi bệnh hay không thì phải do ý chí của mỗi người. Với môn học này, không ai có thể giúp được mình ngoài chính mình ra cả. Khi cơ thể mình đã khỏe mạnh thì phải chăm chỉ luyện tập, nếu không thì chắc chắn bệnh sẽ quay lại mà còn nặng hơn”.
       Hễ nơi nào có mở lớp học dành cho học viên mới là ông Hai An có mặt. Ông đến để tập luyện và nếu có ai cần giúp đỡ là ông ra tay phụ bệnh. Những khi không có lớp, ông túc trực tại tụ điểm ngày cũng như đêm để xem nếu có ai cần phụ bệnh thì ông sẵn sàng giúp đỡ. Những ca bệnh hiểm nghèo đã nằm liệt tại nhà thì ông đến tận nơi, phụ ngay tại giường bệnh. Chắc cũng không ai có thể thống kê nổi hơn chục năm nay ông Hai An đã phụ bệnh thành công được bao nhiêu ca bệnh hiểm nghèo, chỉ biết rằng ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày lễ, ngày tết,… nếu có người bệnh cần đến là ông Hai An sẵn sàng.
       Ngay cả những ca bệnh đã sắp tiêu nốt quỹ thời gian ngắn ngủi quý báu của “thời kỳ cuối”, ông Hai An cũng sẵn lòng “cho mượn đôi bàn tay” để giúp làm dịu bớt cơn đau đớn vật vã của họ trước khi… vĩnh biệt. Nghe nói đến người bệnh nặng cần giúp đỡ là ánh mắt ông sáng lên, sẵn sàng lên đường đến tận nơi giúp đỡ phụ bệnh mà không hề đòi hỏi bất kỳ mợt thứ lợi ích nào. Chiếc xe Honda dame cũ mèm hình như nó cũng thương ông lắm, hàng ngày nó vẫn vui vẻ đưa đón ông đến lớp học và đi thăm người bệnh mà không hề trục trặc.
       Chị Thanh Tâm (sinh năm 1983, trú tại Phường 11, TP Vũng Tàu), người đã được ông Hai An phụ bệnh gần 6 tháng tâm sự: “Tôi bị liệt bẩm sinh, đã chạy chữa nhiều nơi nhưng tôi vẫn không thể tự đi lại được. Năm 2007, tôi được một người giới thiệu đến với môn Trường Sinh học. Những ngày đầu đến lớp ở chùa Thuyền Bát Nhã, tôi đã ấn tượng với gương mặt phúc hậu, ít nói nhưng rất tận tụy với những người bệnh nặng của chú Hai An. Sau khi kết thúc khóa học, chú thường xuyên đến nhà phụ bệnh cho tôi. Mặc dù nhà tôi cách trung tâm thành phố hơn chục cây số, nhưng ngày nào dù nắng hay mưa chú cũng đều đặn đến để động viên, truyền năng lượng phú bệnh giúp tôi”.
       “Thấy chú nhiệt tình, gia đình tôi có gửi quà biếu chú, nhưng không bao giờ chú nhận. Dẫu đó là những món quà nhỏ nhất như bịch trái cây chú cũng không nhận. Chú nói, nhờ môn học này mà chú khỏi bệnh nên bây giờ nếu giúp được ai thì chú cũng xin giúp hết mình. Cứ như vậy, 6 tháng ròng rã chú đến nhà tôi để phụ bệnh. Một thời gian do ngại chú vất vả nên gia đình tôi nói chú không phải đến nữa, để tôi tự tập cũng được. Cũng nhờ sự giúp đỡ bằng tình thương hết mình của chú để tôi có thêm nghị lực tập luyện. May mắn chỉ sau 2 năm, tôi đã có thể tự đứng dậy, và cho đến nay tôi đã có thể đi lại được” – chị Tâm nói.
       Trở thành giảng huấn môn dưỡng sinh Trường Sinh học
       Chăm chỉ phụ bệnh không nề hà khó khăn, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, dành trọn tấm lòng cho người bệnh, ông Hai An được mọi người quý mến trân trọng gọi là chú Hai An và xưng “Con”. Đức hy sinh của ông Hai An được đông đảo môn sinh cảm phục và điều gì đến sẽ đến… Cuối năm 2006, môn sinh Liêng An đã chính thức được nhận năng lực giảng huấn và là người thứ 2 ở Vũng Tàu nhận được “chìa khóa” khai mở luân xa cho học viên.
       Nhưng phải đến gần một năm sau giảng huấn Liêng An mới đủ can đảm đứng ra khai mở luân xa cùng với giảng huấn Nguyễn Văn Hạnh, và đến cuối năm 2008 ông Hai An mới chính thức đứng lớp hướng dẫn lý thuyết lớp Căn bản Cấp 1 & Cấp 2 môn dưỡng sinh Trường Sinh học tại CLB Pháp Hải (TP Vũng Tàu). Chỉ vì một điều thật đơn giản, ông Hai An là người Kh’mer, vốn ngữ pháp tiếng Việt của ông ít nhiều cần được bổ sung tạm đủ để giải thích vô vàn những thắc mắc cho bà con.
 
 
Giảng huấn Liêng An đang khai mở luân xa tại CLB Pháp Hải.
 
       Gần chục năm nay, ông Hai An vẫn ngày đêm lặn lội cùng với chú Bảy Hạnh (và cả một số anh chị em giảng huấn mới nữa) đến các tụ điểm và CLB tổ chức các lớp Hướng dẫn Căn bản Cấp 1 & Cấp 2 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Những lớp tổ chức ngay tại TP Vũng Tàu thì việc đi về còn thuận tiện, thỉnh thoáng có lớp được tổ chức ở vùng sâu vùng xa, giảng huấn Liêng An cùng với anh chị em giảng huấn khác và các hướng dẫn viên phải nghỉ lại cùng người bệnh tại địa phương. Ngoài giờ học, người ta vẫn thấy ông chăm chỉ âm thầm phụ bệnh cho người bệnh tại CLB Rạch Dừa, CLB Pháp Hải hoặc tại nhà một môn sinh sức yếu nào đó.
       Ngót 70 tuổi, bệnh “thập tử nhất sinh” tự đẩy lùi chứng nan y nhờ tập thiền dưỡng sinh Trường Sinh học, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để giúp đỡ mọi người mà không đòi hỏi, không phàn nàn – Giảng huấn Liêng An luôn xứng đáng là một con người hết lòng vì môn Trường Sinh học.
       Người bệnh phải có đủ niềm tin và sự quyết tâm mới thành công
       Chia sẻ với chúng tôi, giảng huấn Liêng An cho biết: “Người bệnh nan y theo học môn dưỡng sinh Trường Sinh học phải có đủ niềm tin và sự quyết tâm thì mới có thể thành công được. Phải quyết tâm ngồi cho đến… chết. Ngồi tốt, ngồi đúng, ngồi đủ, ngồi đều thì bệnh chết, mình sống; ngược lại thì mình… chết. Những người không thành công thường là họ không đủ kiên trì, thiếu quyết tâm để vượt qua những khó khăn vất vả ban đầu của môn học”.
 

       *Mời xem bài:  Người đàn ông thoát “án tử” nhờ tập dưỡng sinh Trường Sinh học
 

Tác giả bài viết: VIỆT THU & HÀN NHUỆ CƯƠNG

Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật, số 19(171), ra ngày 05/3/2015

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 157 trong 34 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 34 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Châu Chí Linh

    Ông Hai An là người Khmer Nam Bộ. Hôm nay 14-4-2016 là ngày đầu tiên trong chuỗi ngày Lễ Chôl Chnăm Thmay – Tết của người Khmer. Kính chúc ông và gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Mọi người hãy chúc mừng ông Hai An qua số ĐT: 0909.141.531 hoặc ghé thăm Fb:
    https://www.facebook.com/hailiengan22846

     Châu Chí Linh  tranchauchilinh@gmail.com  13/04/2016 21:02
  • Ngô Minh Quân

    Anh Hai An là một người tận tình với môn học này, là một giảng huấn có tâm và hết mình vì công việc. Trung tâm Dưỡng sinh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn ghi nhận công sức của anh với cộng đồng và sự phát triển của Trung tâm.

     Ngô Minh Quân  bsquanvsp@gmail.com  03/07/2015 01:52
  • Dương Phú Cường

    Có những người rất tốt ở quanh chúng ta, môn thiền Trường Sinh học như một cây tỏa nhiều cành cho đời mát lại. Bác tên là HAI AN, có thể như là: Người giúp cho nhiều người được "An Thân và An Tâm". Kính chúc Bác được viên mãn thành tựu Thân và Tâm. Thường Nhân.

     Dương Phú Cường  thienthaoduong@gmail.com  22/03/2015 21:56
  • Châu Chí Linh

    Số điện thoại ông Hai An là: 0909141531 - Bà con cô bác nếu cần xin vui lòng liên hệ trong giờ hành chính.

     Châu Chí Linh  tranchauchilinh@gmail.com  05/03/2015 23:45
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây