Cô gái bị bại liệt bẩm sinh tự đứng lên đi lại nhờ tập luyện… Trường Sinh học

Thứ tư - 26/11/2014 15:54

Cô gái bị bại liệt bẩm sinh tự đứng lên đi lại nhờ tập luyện… Trường Sinh học

Hằng ngày, chị Tâm phải cắn răng chịu đựng những cơn đau thắt cứ giằng xé cơ thể mình. Cả người ăn uống không được, cơ thể suy nhược chỉ còn có da bọc xương. Nửa người của chị thì hoàn toàn bị tê liệt, mất cảm giác. Và rồi, như một phép nhiệm màu, chỉ sau một năm luyện tập chị đã có thể tự đứng dậy đi lại mà không cần sự trợ giúp của ai.

       Hằng ngày, chị Tâm phải cắn răng chịu đựng những cơn đau thắt cứ giằng xé cơ thể mình. Cả người ăn uống không được, cơ thể suy nhược chỉ còn có da bọc xương. Nửa người của chị thì hoàn toàn bị tê liệt, mất cảm giác. Và rồi, như một phép nhiệm màu, chỉ sau một năm luyện tập chị đã có thể tự đứng dậy đi lại mà không cần sự trợ giúp của ai.
 
 
Chị Tâm đang trao đổi với phóng viên.
 
        Bị liệt nửa người từ khi mới sinh ra

       Khi vừa chào đời,  chị Hoàng Thị Thanh Tâm (sinh năm 1983, trú tại đường Chi Lăng, Phường 12, TP. Vũng Tàu) đã không lành lặn như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác. Chân của chị bị co quắp, đi không được và mất cảm giác hoàn toàn. Hai mắt của chị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho phần con ngươi đen hai mắt cứ trợn ngược lên phía trên vùng trán. Đi khám ở nhiều nơi, các bác sĩ chẩn đoán chị bị “sốt bại liệt não” bẩm sinh và không thể cứu chữa. Tưởng chừng suốt cuộc đời chị sẽ phải nằm một chỗ, không thể tự đi lại được. Nhưng chỉ sau một năm chăm chỉ tập luyện môn dưỡng sinh Trường Sinh học, điều kỳ diệu đã đến với chị. Căn bệnh của chị Tâm có tiến triển rõ rệt, chị đã có thể tự đựng dậy đi lại mà không cần sự trợ giúp.
       Chia sẻ với chúng tôi về điều này, Ông Dũng (bố của chị Tâm – PV) bùi ngùi kể: “Khi vợ tôi mang thai cháu Tâm, vợ tôi thường xuyên bị đau ốm. Thêm vào đó, lúc đó gia đình rất khó khăn nên cũng chẳng được tẩm bổ gì. Lúc Tâm vừa chào đời, cháu chỉ nhỏ như con chuột, cân nặng chắc chưa đến 2kg. Mỗi lần tôi muốn bế cháu, phải để cháu nằm lên cái gối, vì sợ cháu nhỏ quá bị lọt. Rồi cháu cũng lớn dần lên mỗi ngày. Nhưng có một điều lạ, cháu chỉ phát triển cơ thể bên trên, còn 2 chân thì vẫn nhỏ xíu và có dấu hiệu bị co quắp lại. Cháu không thể lẫy hay bò được như những đứa trẻ cùng trang lứa. Thêm vào nữa, 2 mắt của cháu lúc nào cũng trợn ngược lên trông rất sợ. Lên đến 5 tuổi, Tâm cũng chỉ nằm một chỗ trên giường mà không hề ngồi dậy được. Gia đình rất buồn, mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng chúng tôi cũng cố gắng đưa cháu đi chữa bệnh. Chúng tôi đến nhiều nơi, các bác sĩ khám và tất cả đều chẩn đoán cháu bị sốt bại liệt từ nhỏ nên rất khó có thể bình phục”.
       Rồi cứ như thế, năm tháng cũng dần trôi qua, năm lên 10 tuổi, Tâm mới có thể bám vào tường và tự ngồi dậy được. Do hai chân bị co quắp và teo lại từ nhỏ nên dường như Tâm không thể đi lại được. Mỗi lần muốn đi đâu, Tâm đều phải lấy chiếc ghế bốn chân, bám vào cố gắng đứng lên và lết đi trong nhà. Thêm vào đó chị còn bị hành hạ bởi những  cơn giật kinh phong. Mỗi tuần chị Tâm lại bị lên cơn co giật ít nhất một lần, thậm chí có tuần đến 2 lần. Nhớ lại những ngày tháng đó, bà Mơ (mẹ chị Tâm) nói trong nước mắt: “Mỗi lần thấy con lên cơn co giật là tôi cứ tưởng con nó bị trúng gió. Lúc đó, vì không hiểu chuyện nên tôi đã ra sức cạo gió cho nó nữa. Nhưng càng cạo gió, tôi lại càng làm cho con nó phải đau đớn hơn, mà cơn co giật thì lại không thuyên giảm. Cơ thể của nó thì ngày càng gầy gò, ốm yếu. Đến cả cháo mà nó cũng không nuốt nổi, nó chỉ nằm trên giường thỉnh thoảng uống vài ngụm nước. Nhìn thấy cảnh đó của con gái, mà lòng tôi đau như dao cắt”.
       Chị Tâm chia sẻ: “Ngày đó cơ thể tôi chỉ còn có da bọc xương, đi đâu mọi người cũng nhìn tôi bằng ánh mắt thương cảm. Nhiều lúc tôi ngồi trong nhà nhìn ra ngoài đường. Thấy những bạn bè cùng trang lứa được chạy nhảy, được cắp sách đến trường. Tôi cũng thầm ao ước được như họ. Có lẽ vì vậy, việc đi lại của tôi rất khó khăn, nhưng ngày nào tôi cũng cố gắng tập đi trong nhà. Tôi dùng chiếc ghế gỗ có 4 chân, bám vào đó để đẩy đi. Nhiều lúc chân yếu quá, tôi ngã lăn ra đất. Nhiều khi không có người ở nhà đỡ dậy, tôi phải bò dậy và tự đứng lên. Mặc dù rất đau đớn nhưng chưa khi nào tôi có ý định bỏ cuộc, ngày ngày tôi vẫn tập đi lại. Nhưng bệnh tình của tôi cũng chẳng tiến triển được bao nhiêu. Chân tôi vẫn ngày một teo tóp lại và việc đi lại vẫn rất khó khăn. Và đặc biệt là chân tôi không hề có cảm giác gì. Nhiều khi con muỗi đậu vào hút no máu rồi bay đi tôi cũng không hề biết. Khi cấu vào chân tôi chỉ thấy có cảm giác hơi tê tê”.
       Thương con, bố mẹ chị Tâm đi nhiều bệnh viện để khám, nhưng đến đâu sau khi khám xong gia đình chị cũng đều nhận được cái lắc đầu của bác sĩ. Rồi một lần, bố mẹ chị được các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy thông báo có đoàn chuyên gia nước ngoài sang khám và điều trị miễn phí cho những bệnh nhân bị liệt. Mừng như bắt được vàng, bố mẹ liền đưa chị lên bệnh viện để được thăm khám. Với một niềm hy vọng rằng các bác sĩ nước ngoài sẽ chữa trị lành bệnh cho cô con gái của mình. Nhưng rồi chuyện gì tồi tệ nhất cũng đã xảy ra. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ cho biết căn bệnh của chị không thể nào làm phẫu thuật được. Vì hiện nay, tình trạng sức khỏe của chị Tâm rất yếu, lại cộng thêm việc tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật hoàn toàn không cao. Nếu mổ thì có nhiều khả năng chị Tâm còn không thể đi lại được. Vậy là gia đình lại phải đưa chị Tâm về trong niềm thất vọng khôn nguôi.
       Tự đứng lên đi được sau một năm tập luyện
       Mặc dù vậy gia đình vẫn không từ bỏ ý định chạy chữa cho chị Tâm. Cứ mỗi lần nghe ai mách rằng có thầy này châm cứu hay, thầy kia trị bệnh giỏi, là gia đình đều đưa chị Tâm đến để điều trị. Nhưng bệnh tình thì cũng chẳng thuyên giảm được bao nhiêu. Rồi có một lần, nghe người ta mách có thầy thuốc nam ở Đồng Nai chữa bệnh hay lắm, bố mẹ chị Tâm liền đưa chị đến. Sau khi bắt mạch ở chân, thấy mạch còn đập nhưng yếu ớt. Thầy bảo rằng bệnh của chị vẫn có hy vọng được cứu nhưng thời gian bao lâu thì thầy không dám chắc. Nghe thầy nói vậy, gia đình chị cũng hơi buồn nhưng nghĩ còn nước còn tát nên bố mẹ chị vẫn đến lấy thuốc của thầy về cho chị uống. Hằng ngày, chị Tâm phải uống đến mấy thang thuốc. Không những thế, chân của chị Tâm cũng đều được quấn kỹ lưỡng bằng những vị thuốc là rễ và lá cây. Nhưng rồi một năm chuyên tâm điều trị bằng các vị thuốc nam mà bệnh tình của chị Tâm cũng chỉ chẳng bớt được là bao. Nhìn thấy cơ thể của chị Tâm lại ngày càng xanh xao, gầy gò, của con gái mà bố mẹ chị như đứt từng khúc ruột.
       Đến năm 2007, sau một lần tình cờ biết được bệnh tình của chị Tâm, chị Trần Thị Diệu (sinh năm 1972, sinh sống gần nhà chị Tâm) giới thiệu cho chị Tâm đến với môn dưỡng sinh Trường Sinh học. Thấy trước đây, chị Diệu cũng từng bị nhiều bệnh như thần kinh tọa, viêm xoang, đau nửa đầu và kèm theo đó là căn bệnh “cục giả bướu”. Mà từ ngày theo học môn dưỡng sinh Trường Sinh học bệnh cũng đã bớt được phần nào, nên gia đình chị Tâm nghĩ cứ thử cho chị Tâm theo học, biết đâu có cơ duyên bệnh tình của chị Tâm lại được chữa khỏi.
       Thế là từ đó, chị Tâm bắt đầu đến chùa Thuyền Bát Nhã để theo học bộ môn này. Tại đó có chú Bảy Hạnh làm giảng huấn. Tuy nhiên, do chân chị Tâm không thể đi được nên việc đến lớp theo học là rất khó khăn. Hàng ngày, ông Dũng (bố chị Tâm) và chị Dịu thay nhau chở chị Tâm đi học và dìu chị lên lớp. Có những lúc, chị không leo được, ông Dũng phải cõng chị lên. Tuần đầu tiên chị được chú Bảy Hạnh khai mở 6 luân xa và hướng dẫn cách ngồi tập. Do trước đây chị Tâm ngồi đã khó khăn, bây giờ tập luyện môn dưỡng sinh Trường Sinh học lại phải ngồi khoanh chân để thu được năng lượng nên những ngày đầu chị rất đau đớn.
       Chị Tâm chia sẻ: “Những ngày đầu tập luyện, tôi thấy đau đớn vô cùng. Nhưng với suy nghĩ tây và và đông y đều không thể chữa khỏi bệnh được cho tôi. Chỉ còn phương pháp này may chăng có thể giúp tôi thực hiện được niềm mơ ước có thể tự đi lại được. Mặc dù các cơn đau hành hạ liên tục, nhưng tôi cố gắng tập luyện một cách chăm chỉ. Một ngày tôi ngồi ba lần, sáng, trưa, tối. Mỗi một lần tôi ngồi ít nhất  là 2 tiếng. Chỉ sau một tháng tập luyện như vậy chân tôi bắt đầu có chút cảm giác. Tôi vui mừng khôn xiết, tôi nghĩ có lẽ chính môn học này sẽ cứu sống mình. Để rồi sau một năm luyện tập, điều kỳ diệu đã đến. Chân tôi bắt đầu to ra và có cơ bắp. Tôi đã có cảm giác đau, ngứa. Và, tuyệt vời hơn tôi đã tự đựng dậy, bước đi trong nhà mà không cần phải bám vào đâu. Đến nay đã được gần 7 năm tập luyện môn dưỡng sinh Trường Sinh học. Cơ thể tôi đã hồng hào và béo lên rất nhiều. Tôi không còn bị ngã như ngày xưa nữa. Mặc dù chưa thể đi lại hoạt bát như người bình thường, nhưng bây giờ tôi cũng tự đi lại, sinh hoạt cá nhân và đã tự làm được một số việc vặt trong gia đình. Những chuyện này trước đây với tôi quả là một giấc mơ”.
       Muốn khỏi được bệnh phải có quyết tâm cao
       Trao đổi với chúng tôi, chị Tâm cho biết: “Thời gian đầu, khi mới tập luyện môn dưỡng sinh Trường Sinh học, người tập thường rất đau đớn. Vì vậy, đòi hỏi người tập phải có quyết tâm cao mới có hy vọng đầy lùi được bệnh tật”.
 
     
Người phụ nữ chiến thắng bệnh “rỗng tủy sống” 
 

Tác giả bài viết: VIỆT THU & ĐOÀN KẾT

Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật, số 94(142), ngày 24/11/2014

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 116 trong 26 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 26 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Hoàng

    Chúc mừng em đã vượt qua được căn bệnh quái ác. Nghị lực của em rất đáng khâm phục, chúc em ngày càng khỏe mạnh nhé.

     Nguyễn Hoàng  louis12190@yahoo.com.vn  05/09/2015 18:04
  • Đặng Ngọc Huân

    Thật khâm phục nghị lực của chị, xin cảm ơn tác giả. Chúc chị có thêm nhiều sức khỏe hơn nữa. Chị và tác giả có thể cho tôi được biết số điện thoại để tiện liên hệ được không?

     Đặng Ngọc Huân  ngochuansld@gmail.com  27/11/2014 10:06

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây