Chữa bệnh bằng phương pháp ứng dụng Trường Sinh học (kỳ 2):

Thứ năm - 09/01/2014 17:40

Chữa bệnh bằng phương pháp ứng dụng Trường Sinh học (kỳ 2):

Bệnh nhân đến với các lớp học Trường Sinh học của cô Thu hầu hết là những người mắc bệnh hiểm nghèo, có người còn mắc cả bệnh ung thư mà các bệnh viện chuyên ngành đã trả về. Tất cả đều bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân giàu và nghèo, ai ai cũng đều được học, được trị bệnh và nâng cao sức khỏe như nhau, cho dù anh là giám đốc hay anh nông dân khốn khó. Điều quan trọng nữa là mọi người đều không phải đóng bất kỳ một khoản phí nào cho cô Thu hoặc cho những người phụ bệnh.

Người được mệnh danh "bà tiên áo trắng"
 
        Bệnh nhân đến với các lớp học Trường Sinh học của cô Thu hầu hết là những người mắc bệnh hiểm nghèo, có người còn mắc cả bệnh ung thư mà các bệnh viện chuyên ngành đã trả về. Tất cả đều bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân giàu và nghèo, ai ai cũng đều được học, được trị bệnh và nâng cao sức khỏe như nhau, cho dù anh là giám đốc hay anh nông dân khốn khó. Điều quan trọng nữa là mọi người đều không phải đóng bất kỳ một khoản phí nào cho cô Thu hoặc cho những người phụ bệnh. 
        Cô Hồ Thị Thu nói: “Vì sao tôi mặc đồ trắng à? Vì năm ấy, khi từ bệnh viện ở TP HCM về chờ chết, tôi đã vô cùng tuyệt vọng. Và đặc biệt, khi nhìn thấy gia đình đóng hòm và mua vải trắng để dùng trong tang lễ, tôi có lúc đã mong cái chết đến sớm hơn cho xong đời mình, khỏi phải tiếp tục làm khổ người nhà. Nhưng rồi khi đến với bộ môn ứng dụng năng lượng Trường Sinh học, tôi đã được tái sinh. Về lại nhà, tôi lấy chính mấy xấp vải trắng dành cho tang lễ của tôi đem đi may mấy bộ áo quần để mặc ở nhà. Và bắt đầu từ đó, bộ đồ trắng đã gắn chặt với tôi”.


Cô Hồ Thị Thu đang giảng bài
 
        Cô Hồ Thị Thu nói rằng mình là người từ cõi chết trở về với đời sống thực là nhờ chính ở môn ứng dụng năng lượng Trường Sinh học này. Suốt một tuần theo học môn Trường Sinh học, tôi luôn gặp cô Hồ Thị Thu với bộ đồ trắng lúc nào cũng tinh tươm.
        Những tấm lòng
        Suốt hơn chục năm qua, cùng với cơ sở ở Hội Vân (Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định), cô Hồ Thị Thu trong bộ đồ trắng tinh khiết cùng với các cộng sự đã đi khắp mọi nơi để chữa bệnh cứu người với cái tâm hoàn toàn trong sạch: Bệnh nhân đến với các lớp học Trường Sinh học của cô Thu hầu hết là những người mắc bệnh hiểm nghèo, có người còn mắc cả bệnh ung thư mà các bệnh viện chuyên ngành đã trả về. Tất cả đều bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân giàu và nghèo, ai ai cũng đều được học, được trị bệnh và nâng cao sức khỏe như nhau, cho dù anh là giám đốc hay anh nông dân khốn khó. Điều quan trọng nữa là mọi người đều không phải đóng bất kỳ một khoản phí nào cho cô Thu hoặc cho những người phụ bệnh. 
        Cô Hồ Thị Thu kể: “Hôm tháng 4 vừa rồi, tôi ra Quảng Nam để mở lớp ứng dụng năng lượng Trường Sinh học ở Hội Tâm năng Dưỡng sinh Hội An, tôi rất vui khi được mấy anh đại diện chính quyền địa phương Hội An hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất. Nhưng có một điều không vui là mấy anh em đứng ra tổ chức lớp đã tự động thu của mỗi người 100.000 đồng (lớp có đến 142 học viên) để “chi phí”. Biết được, tôi đã kiên quyết đề nghị anh em trả lại cho người bệnh học viên. Tôi đã nói với mấy anh chị đứng ra tổ chức lớp rằng: “Trong số 142 học viên kia có rất nhiều người còn khó khổ lắm. Một trăm ngàn đồng không lớn, nhưng nếu như để lại cho những người đó thì nó có ích lắm đấy. Với lại, lớp học Trường Sinh học của CLB Trường Sinh học Hội Vân của tôi từ trước đến nay và mãi mãi không bao giờ thu của ai bất kỳ một khoản tiền đóng góp nào!”. 
        Một học viên tên là Hoàng Thị Lan – ở Cư Mgar, Đắc Lắc (ĐT: 0988607171) – đã viết: “Ngày 17/3/2013, tôi đến thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định – Trường Năng lượng tình thương của “cô tiên áo trắng” – dự lớp nâng cao luân xa âm dương cho 279 học viên đã học qua lớp hướng dẫn căn bản cấp 1 + 2... Đây là cấp học vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nâng cao khả năng tự trị bệnh cho bản thân và có thêm kinh nghiệm giúp phụ bệnh cho người khác... Kỳ diệu thay, nguồn năng lượng sinh học đã đem lại cho bao gia đình thoát khỏi bệnh tật, cứu sống bao nhiêu người từ cõi chết trở về. Chính nơi đây đã đem lại sự sống và niềm hạnh phúc cho hàng nghìn lượt người từ khắp mọi miền đất nước. Ai cũng thấm thía tấm lòng của những con người tuyệt vời ở trường năng lượng tình thương của “cô tiên áo trắng”...”.
        Khóa học thứ 60năm 2013
        Mang căn bệnh tụy mạn tính đến với lớp ứng dụng Trường Sinh học Hội Vân khóa 60, tôi cứ nghĩ mình thuộc dạng “bệnh trọng”, nhưng không phải thế. Bệnh tụy mạn tính cộng với tiểu đường của tôi xem ra không là gì so với các bệnh nhân học viên khác. 
        Một trong 32 học viên của lớp mà tôi được dịp làm quen trong ngày đầu tiên là anh Nguyễn Lê Nguyên Vũ, 35 tuổi, đến từ Tam Kỳ, Quảng Nam. Trong vườn đào rợp bóng của Trường Năng lượng Trường Sinh học Hội Vân của cô Thu, anh Nguyễn Lê Nguyên Vũ khó nhọc lê bước chân từ trong phòng trọ ra chiếc ghế đá dưới một gốc điều. Vũ cho biết: “Tôi bị viêm cột sống dính khớp và thoái hóa đốt sống cổ đã 4 năm nay rồi. Đã chữa chạy ở khắp nơi. Nào là Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C17 Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn... Chữa cả Đông y, nhưng bệnh vẫn cứ bệnh. Nay tôi nghe chỗ này và quyết tâm vào đây...”. Còn có trường hợp của hai vợ chồng anh Huỳnh Thanh Thảo (54 tuổi) và chị Lê Thị Tiễu (52 tuổi) đến từ An Khê, Gia Lai. Anh Thảo bảo: “Tôi có hai lần mở Luân xa rồi, nhưng sau đó vì công việc nên cứ phải bỏ tập luyện, Luân xa lại đóng lại. Đợt này, hai vợ chồng tôi quyết tâm bỏ mọi công việc khoảng 10 ngày xuống dưới này trị bệnh. Bà xã tôi bị tim, men gan, mỡ nhiễm máu, rối loạn tiền đình... Còn tôi thì bị thoát vị đĩa đệm, sỏi thận...”. Bệnh nhân Trần Sơn (Sinh năm 1970, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi) cho biết: “Em bị rối loạn tuần hoàn não. Cũng đã chạy chữa khắp nơi, nhưng bệnh không thuyên giảm là bao”. 
        Nhưng có lẽ trong số những bệnh nhân học viên mà tôi có dịp trò chuyện đợt vừa rồi, “thê thảm” nhất là bố con anh Đỗ Phú Nhàn (52 tuổi), quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Anh Nhàn nói: “Tui thì bị đại tràng và khớp. Nhưng con gái tui, cháu Đỗ Thị Huỳnh Liên (22 tuổi) thì nan giải lắm – cháu bị ung thư vú, cộng với khuyết tật chân bẩm sinh. Đợt vừa rồi con gái tui thi tốt nghiệp đại học đúng vào dịp vô hóa chất nên cứ tưởng khó qua nổi kỳ thi, nhưng may mà cháu cố gắng...”.
        Theo lời anh Nhàn thì con gái anh – cháu Đỗ Thị Huỳnh Liên – đã “rất nhiều lần vô hóa chất và đến những 20 lần “bắn tia”. Nói chung, về Tây y thì đã “xong” rồi, nhưng bệnh ung thư vú của cháu vẫn “nguyên vẹn” như trước. Mọi chữa chạy trước đây chỉ là để duy trì sự sống cho cháu. Không biết đợt khai mở Luân xa và chữa trị bằng Trường Sinh học này sẽ như thế nào, nhưng “còn nước còn tát” chứ biết sao!” – anh Nhàn nói. Với trường hợp cháu Liên con anh Nhàn, chỉ mới một tuần luyện tập thì chưa nói được gì nhiều. Tuy vậy, theo nhận xét của bố cô gái thì “một tuần qua, tui thấy nó vui lên hẳn và rất chăm chỉ ngồi thiền. Trong chuyện đấu tranh để chống chọi với bệnh tật, cái tinh thần quan trọng lắm. Bởi vậy, kết thúc khóa học này, tui thì phải về quê để lo công việc nhà. Còn con gái tui sẽ ở lại đây để tiếp tục chữa chạy. Ơn trời đất...”.
        Khóa học 32 thành viên bệnh nhân của chúng tôi là 32 con người mang trong mình những căn bệnh giống nhau có, khác nhau có và xem ra căn bệnh nào cũng đều “ác liệt” cả! Họ đến từ khắp nơi, từ Bắc chí Nam, cũng đủ mọi thành phần từ cán bộ công chức đến nông dân bình thường, từ người có cuộc sống khá giả đến người đang vô cùng khó khăn trong cuộc sống.
        Lớp học khóa 60 của chúng tôi chỉ mới qua một tuần được mở Luân xa và luyện thiền nên chưa thể nói được gì nhiều. Bởi vậy, tôi xin được mượn lời của một bệnh nhân đã qua lớp Trường Sinh học ngày 20/12/2008 tên là Hoàng Văn Tiêu – ở Khu phố 7, Thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ (ĐT: 0913303734) – để kết thúc bài này trong loạt bài về nâng cao sức khỏe bằng năng lượng Trường Sinh học: “Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ 4, 5, 6 – kết quả chụp phim tại Bệnh viện E Trung ương. Hằng năm, tôi vẫn phải đến Bệnh viện huyện Cẩm Khê để châm cứu điều trị đau vai, cổ. Nhưng kể từ khi đi học về và kiên trì tập luyện ngồi thiền, cho đến nay, tôi chưa bị đau lại lần nào.
        Còn bệnh đường ruột, những năm tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường B3, ăn uống không được vệ sinh lắm nên tôi đã mắc bệnh đường ruột mạn. Thường xuyên tôi phải mang theo người thuốc berberin để xoa dịu những cơn khó chịu. Cũng từ ngày đi học ngồi thiền về cho đến nay, tôi không phải dùng đến berberin nữa. Đấy là hai chứng bệnh tôi mắc, tôi đã cố gắng tập luyện và cả hai đến nay đều đã khỏi, không thấy đau lại nữa”.
        Không chỉ có những căn bệnh như ông Tiêu, trong những ngày tập thiền ở Trường Năng lượng Trường Sinh học Hội Vân, bản thân người viết bài này còn tận mắt thấy và tận tai nghe những điều kỳ diệu hơn. Trong bài tiếp theo, chúng tôi xin được hầu chuyện bạn đọc về “Khả năng kỳ diệu của “tiểu vũ trụ” – con người”!
 
    * Kỳ tiếp:Khả năng kỳ diệu của “tiểu vũ trụ” – con người
    * Xem lại Kỳ 1:Tại đây.

Tác giả bài viết: KHẮC DŨNG

Nguồn tin: www.laodong.com.vn – Số 38, ngày 29/12/2013.

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 185 trong 43 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 43 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây