Bình phục thần kỳ sau tai nạn giao thông nhờ 2 năm ngồi thiền

Thứ bảy - 30/07/2016 05:10

Bình phục thần kỳ sau tai nạn giao thông nhờ 2 năm ngồi thiền

Bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, tổn thương nặng đến phần đầu, bà Vân phải nằm viện suốt một năm. Về nhà với tinh thần bất ổn, bà không nhớ gì, nói chuyện bập bẹ, không thể đọc, viết chữ như trước. Rồi bà gặp được người tận tình chỉ dạy phương pháp ngồi thiền chữa bệnh…

       Bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, tổn thương nặng đến phần đầu, bà Vân phải nằm viện suốt một năm. Về nhà với tinh thần bất ổn, bà không nhớ gì, nói chuyện bập bẹ, không thể đọc, viết chữ như trước. Rồi bà gặp được người tận tình chỉ dạy phương pháp ngồi thiền chữa bệnh…
        Tai nạn giao thông suýt bỏ mạng

       Bà Nguyễn Thị Kim Vân (53 tuổi, ngụ ấp Thạnh Trung, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) từng trải qua một vụ tai nạn thập tử nhất sinh. Hiện phần đầu bên trái của bà vẫn còn hõm sâu vào, nhưng nhờ tóc che lại nên không ai biết. Cuộc sống của bà giờ chỉ xoay quanh công việc nhà và… ngồi thiền. Bà tâm sự, nhờ ngồi thiền mà bà như được tái sinh lại một lần nữa.
       Bà Vân kể, tháng 9 năm 2012, trong một lần trên đường đi chợ về, bà gặp tai nạn. Lúc ấy bà chỉ cách nhà khoảng 300m. Đoạn đường bà đi qua là một khúc cua hiểm trở, 2 bên đường lại là những con mương khô cạn nước, khá sâu.
       “Đường lúc đó lại đang sửa, tôi thấy 2 thanh niên chở nhau nên chạy chậm lại. Hai thanh niên ấy thì người ngồi trước lo xắn tay áo, người ngồi sau chắc cũng nhìn thấy tôi.Tới đoạn cua, thanh niên lái xe vì bất ngờ, lại cua gấp nên tông vào tôi. Cú tông khiến tôi bị té đập đầu xuống đường, mũ bảo hiểm văng ra ngoài, tay bị gãy. Mọi người vội thuê xe đưa tôi đi cấp cứu. Nhìn tình trạng tôi lúc ấy, ít ai nghĩ tôi sống” – bà Vân rùng mình nhớ lại.
       Bà Vân được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ cho biết, bà bị chấn thương sọ não nghiêm trọng, phải mổ ngay, nhưng khả năng thành công của ca mổ này rất thấp. Nắp sọ của bà Vân được đem ra ngoài nuôi để theo dõi. Vài tháng sau, khi não đã bình phục, bác sĩ lại phẫu thuật đưa nắp sọ vào.
       Sau khi ghép xong, bà Vân phải mất đến hàng tháng trời mới hồi tỉnh. “Lúc đó tôi chỉ mở mắt ra nhìn, chứ có biết gì đâu. Tôi giống như mới được sinh ra vậy”,bà Vân nói. Từ lúc bị tai nạn cho đến khi có thể xuất viện, bà Vân phải nằm lại bệnh viện gần một năm, tốn kém rất nhiều chi phí. 
       Về nhà, suốt năm thứ 2 sau tai nạn, bà Vân sống như một đứa trẻ. Bà bị mất trí nhớ, không đọc, không viết được chữ, thường xuyên đau đầu, mất tập trung, ức chế tâm lý. Các bác sĩ cho biết, đây là những triệu chứng bình thường vì não bị tổn thương nặng và hộp sọ vẫn chưa bình phục hoàn toàn. Các triệu chứng này được chẩn đoán sẽ giảm dần từ 6 tháng đến 1 năm.
       Hết năm thứ 2, bà Vân cũng dần dần khỏe hơn dù những triệu chứng trên vẫn còn tái diễn. Bà bắt đầu đi làm thuê những công việc nhẹ nhàng, phần để kiếm sống, phần để khuây khỏa. Gặp những người quen cũ, bà vẫn không thể nhận ra được. Bà Vân cũng đều đặn tái khám đúng hẹn và uống thuốc đúng giờ.
      Bà Vân kể: “Thời điểm đó, tôi thiệt khổ quá. Tôi làm cái gì cũng không được, nhớ không nổi, muốn đọc, muốn viết cái gì cũng không xong. Nhưng ý thức lúc đó tôi có, tôi nhớ mình là người như thế nào. Lúc trước tai nạn, tôi là người rất khỏe mạnh, tôi làm nhiều việc nặng nhọc, vất vả để kiếm sống. Vậy mà lúc ấy, động vào việc gì tôi cũng thấy mình mẩy ê ẩm, đầu óc đau buốt”.
        Bén duyên với thiền
       Cách nhà bà Vân chưa đầy 1 cây số là nhà của ông Trần Văn Thành, cũng là điểm dạy các môn sinh ngồi thiền suốt mười mấy năm qua. Bà Vân từ nhiều năm trước cũng đã biết “sơ sơ” phương pháp ngồi thiền này, nhưng chưa đủ tin tưởng để thử.
       Nhìn hàng ngày đều có vài chục lượt người đến nhà ông Thành để tập ngồi thiền, người thân trong gia đình động viên bà đi học thử. Sau 1 tuần được khai mở Luân xa và kiên nhẫn ngồi thiền, bà Vân cảm thấy những biến chuyển trong đầu của mình. Những cơn đau đầu thưa dần, cảm giác thoải mái, vui vẻ nhiều hơn…
       Từ khi “bén duyên” với thiền, bà Vân đều đặn dành thời gian để ngồi thiền mỗi ngày. Đối với bà, bất cứ lúc nào mệt hay cảm thấy đau nhức trong cơ thể, bà đều hít thở sâu và ngồi thiền ngay lúc đó. “Thời gian những lúc ngồi thiền đột xuất như vậy có thể không nhiều nhưng hiệu quả lắm. Sau khi ngồi tầm 30 phút, tôi thấy sảng khoái nhiều lắm” – bà Vân phấn khởi nói.
       Chỉ dành vài tháng ngồi thiền, hiệu quả mang lại cho bệnh tật của bà Vân là không thể ngờ. Suốt hơn 2 năm, người phụ nữ này thuốc thang, thử nhiều phương pháp bác sĩ hướng dẫn nhưng không có kết quả. Nhưng chỉ mất hơn 2 tháng ngồi thiền, bà Vân đã thu được những kết quả khả quan. 
       Bà tiếp lời: “Bây giờ tôi khỏe lắm rồi, buổi sáng tôi dậy lúc 4 giờ, quét dọn nhà cửa, nấu nước uống xong xuôi là tôi ngồi thiền cho tới 6 giờ. Đến 11 giờ, tôi lại đến nhà chú Thành để tiếp tục ngồi thiền đến 1 giờ chiều cùng với hàng chục môn sinh khác. Tối về, trước khi ngủ, tôi còn sắp xếp để ngồi thêm nữa.Gần 2 năm qua, chưa ngày nào tôi bỏ tập. Nhờ vậy mà giờ tôi gần như hoàn toàn bình phục, tôi có thể nhớ những người quen, có thể đọc, viết như người bình thường. Ngồi thiền như là phép màu đối với tôi vậy”. Bà Vân cũng cho biết thêm, trong hàng chục người dân ở thị trấn Thanh Bình và các xã lân cận, nhiều người học ngồi thiền đều cho kết quả rất khả quan. 
       Bà tiếp lời: “Bây giờ tôi khỏe lắm rồi, buổi sáng tôi dậy lúc 4 giờ, quét dọn nhà cửa, nấu nước uống xong xuôi là tôi ngồi thiền cho tới 6 giờ. Đến 11 giờ, tôi lại đến nhà chú Thành để tiếp tục ngồi thiền đến 1 giờ chiều cùng với hàng chục môn sinh khác. Tối về, trước khi ngủ, tôi còn sắp xếp để ngồi thêm nữa.Gần 2 năm qua, chưa 1 ngày nào tôi bỏ tập. Nhờ vậy mà giờ tôi gần như hoàn toàn bình phục, tôi có thể nhớ những người quen, có thể đọc, viết như người bình thường. Ngồi thiền như là phép màu đối với tôi vậy”. Bà Vân cũng cho biết thêm, trong hàng chục người dân ở thị trấn Thanh Bình và các xã lân cận, nhiều người học ngồi thiền đều cho kết quả rất khả quan. 
 
 
Bà Vân vui vẻ trao đổi chuyện ngồi thiền
đã thay đổi cuộc đời của bà như thế nào.

 
       Được thiền “cứu”, giờ “lấy” thiền cứu người
       Bản thân của ông Thành, người đứng ra mở lớp cho hàng ngàn môn sinh trong suốt bao năm qua cũng là một minh chứng rất rõ ràng. Ông Thành năm nay chỉ ngoài 50 tuổi, dù lao động chân tay vất vả nhưng cơ thể, sắc diện của ông vẫn vô cùng tráng kiện. Những người đến học ngồi thiền tại nhà ông Thành đều biết đến câu chuyện hồi phục thần kỳ của ông.
       Gần 20 năm trước, ông Thành bị mắc bệnh gai cột sống ở giai đoạn trầm trọng. Lúc bệnh phát tác, ông Thành không thể đi lại được mà đều nằm trên cáng để có người khiêng đi. Chạy chữa ở nhiều bệnh viện mà không có kết quả, ông Thành quay trở về nhà chấp nhận sống chung với bệnh.
       Có bệnh vái tứ phương, người thân trong gia đình vẫn không từ bỏ và tìm kiếm khắp nơi phương pháp chữa bệnh cho ông Thành. Lúc này ở Bình Dương vẫn chưa có Trung tâm Dưỡng sinh, nhưng đã có những người học lâu năm phương pháp ngồi thiền này. Ông Thành tìm đến học thiền trong tình trạng phải nằm trên cáng. Sau khi được khai mở Luân xa, ông phải nằm thiền trong hàng tháng trời. Khi năng lượng thu vào cơ thể phát huy tác dụng, ông mới có thể ngồi thiền. 
       Sau khi ngồi thiền giúp hết bệnh, ông Thành thấu hiểu không có gì quý bằng sức khỏe, ông quyết tâm tầm sư để học cao hơn nữa. Mục đích của ông Thành là sau này có thể giúp được cho nhiều người bệnh khác.
       Hiện nay, ông Thành đã có thể đứng lớp, khai mở luân xa cho người bệnh tham gia học thiền. Ngôi nhà của ông Thành nằm yên tĩnh dưới vườn cây cao su và cây ăn trái. Ông đã xây dựng một khuôn viên rộng hơn 100m2 để phục vụ người bệnh. Có những người bệnh ở xa như ở miền Tây, thậm chí là ở tận Nghệ An, Thanh Hóa... cũng vào theo học. Đối với những trường hợp ở xa, ông Thành còn bố trí chỗ nấu ăn, ngủ nghỉ có thể chứa được hàng chục người trong một kỳ học. 
       Hàng ngày, tại đây đều có khoảng 5070 người dân lân cận đến ngồi thiền. Còn vào những dịp ông mở lớp, con số ấy phải lên đến hàng trăm người. Tất cả người bệnh đến đây đều được miễn phí hoàn toàn. Họ không phải đóng học phí, chỗ ngủ nghỉ cũng hoàn toàn miễn phí. Những bệnh nhân ở lại có thể góp tiền để đi chợ nấu ăn để ăn chung với nhau.
       Ông Thành cho biết, đây cũng là cách thức mà tất cả các điểm, các câu lạc bộ đều áp dụng theo hướng dẫn của Trung tâm Dưỡng sinh Bình Dương. Sau khi kết thúc lớp học trong vòng 1 tuần, những môn sinh sẽ trở về nhà và tự tập theo phương pháp đã hướng dẫn. Khoảng hơn 3 tháng sau, họ sẽ quay trở lại để học lên Cấp 3.
 

Tác giả bài viết: NGUYỆT VIÊN

Nguồn tin: Tuổi trẻ & Đời sống

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 62 trong 14 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 14 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây