Bí quyết tiêu bệnh nhờ kiên trì tập thiền Trường Sinh học

Thứ sáu - 24/02/2017 05:12
Mang trong mình nhiều căn bệnh khác nhau, ông Đinh Văn Hải (sinh năm 1943, trú tại phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã cùng những người thân chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Trong lúc hoang mang, tuyệt vọng nhất, thì một cơ duyên đã đưa ông đến với môn thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học. Và, cuộc sống của ông bắt đầu bước sang một trang mới từ đây…
Bí quyết tiêu bệnh nhờ kiên trì tập thiền Trường Sinh học
Tập thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học
giúp ông Hải vượt qua nỗi đau bệnh tật.
 
        Nỗi đau chồng chất nỗi đau
       Từng làm việc tại một nhà máy cơ khí ở tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi nghỉ hưu ông Hải vui vẻ dành nhiều thời gian cho gia đình, vui vầy cùng con cháu. Những tưởng cuộc sống sẽ an nhàn tuổi về già, thì ông Hải nhận thấy sức khỏe của mình bắt đầu của sự sa sút trầm trọng. Những cơn đau nửa đầu xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời ông luôn cảm thấy những cơn đau buốt chạy dọc sống lưng khiến ông vận động rất khó khăn.
       Hoang mang trước những dấu hiệu không bình thường của cơ thể, ông Hải lập tức được con cháu đưa vào bệnh viện đa khoa Phúc Yên để kiểm tra. Sau khi kiểm tra tổng thể, tại đây các bác sĩ kết luận ông bị tiền liệt tuyến, bệnh tiểu đường, cùng với thoái hóa đốt sống lưng, nên ông luôn bị đau đớn, khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
       Từ ngày nhận kết quả từ bác sĩ, ông Hải bắt đầu chuỗi ngày sống với bệnh viện và thuốc kháng sinh liều cao triền miên. “Đó thật sự là quãng thời gian mệt mỏi đối với tôi. Tôi đã điều trị ở bệnh viện đa khoa 4 năm nhưng không thấy có tiến triển gì. Tôi luôn rơi vào tình trạng mất ngủ, ăn không ngon miệng. Một ngày tôi dùng rất nhiều thuốc kháng sinh, người tôi gầy rộc đi. Mọi người vào thăm ai cũng xót xa…” – ông Hải chia sẻ.
       Sau đợt điều trị dài ngày tại bệnh viện, nhận thấy tình trạng sức khỏe không có tiến triền, ông quyết định chuyển sang điều trị bằng Đông y. Cứ nghe đâu có thầy thuốc giỏi ông lại cùng vợ khăn gói tìm đến bốc thuốc về, chi phí vô cùng tốn kém. Sức khỏe ông Hải ngày càng sa sút. Ông bắt đầu đi lại khó khăn hơn, việc sinh hoạt cá nhân phải có sự trợ giúp của người thân, các cơn đau cứ ập đến trong ngày khiến ông kiệt quệ cả về sức khỏe và tinh thần.
       Kinh tế gia đình cũng chính vì thế mà sa sút hơn. Mọi nguồn lực đều tập trung vào chữa bệnh cho ông, dù vùng sâu vùng xa cũng bắt xe đi thăm khám, mong tìm ra được một hy vọng giúp ông thoát khỏi bệnh tật: “Tôi bị bệnh, nỗi đau không chỉ thuộc về tôi mà còn làm khổ tất cả các thành viên trong gia đình. Kinh tế gia đình cũng chẳng khá giả là mấy. Tôi chữa bệnh 5, 6 năm liền, chưa biện pháp nào là chưa thử qua. 
       Từ Đông y cho tới Tây y, đắp lá thuốc, châm cứu, bấm huyệt,… nhưng bệnh tình không hề có chút thuyên giảm. Tôi thấy mệt mỏi, chán nản vô cùng. Cực chẳng đã, tôi đã nghĩ tới trường hợp xấu nhất. Tôi ra đi ngày nào thì gánh nặng đặt lên đôi vai người thân sẽ giảm bớt đi ngày ấy. Tôi cũng động viên con cháu, chuẩn bị kỹ tâm lý trước. Thật sự tôi suy sụp, hoang mang khi nghĩ về tương lai phía trước...” – ông Hải cho biết.
       Việc sử dụng quá nhiều liều thuốc kháng sinh khiến ông Hải càng ngày mệt mỏi. Rồi xuất hiện thêm bệnh đau dạ dày càng khiến ông Hải hoang mang, tâm lý lo lắng luôn dồn nén, mất hoàn toàn niềm tin vào cuộc sống. Thấy ông suy sụp, gia đình vô cùng lo lắng, chạy chữa khắp nới từ Nam ra Bắc, nhưng vẫn không có kết quả khả quan. Trong thời gian bất lực đó, ông Hải được người bạn tới thăm và giới thiệu về môn thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học có thể giúp ông thoát nỗi đau bệnh tật. Cuộc sống của ông Hải bắt đầu bước sang một trang mới từ đây.
        Hồi sinh nhờ thiền
       Khi nghe người bạn giới thiệu sơ qua về môn thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học, dù chưa tiếp cận, nhưng ông Hải đã có linh cảm đây chính là tia hy vọng giúp ông thoát khỏi quãng thời gian đau đớn vì bệnh tật. Ngay sau đó, ông rủ thêm người bạn tìm tới lớp học tại Trung tâm Dưỡng sinh Phú Thọ, mang theo niềm tin và lòng quyết tâm giành giật sự sống. 
       Khi tới lớp học tại Cẩm Khê, ông Hải vô cùng bất ngờ khi thấy rất đông học viên khắp nơi về học. Nhiều người mang trong mình những căn bệnh “thập tử nhất sinh” nhưng ai cũng khát khao muốn chiến thắng bệnh tật. Nhìn mọi người, ông Hải chảy nước mắt, lấy tinh thần để bắt đầu khóa học. Họ đã mang đến cho ông một sức mạnh tinh thần rất lớn.
       Ông Hải cho biết, thời gian đầu tập thật sự khó khăn và đó là quãng thời gian thử thách lòng kiên trì của mỗi người: “Mỗi lần tập tôi đều rơi nước mắt vì thật sự nó rất đau đớn. Sau khi được các vị huấn luyện viên khai mở luân xa, tôi cảm nhận được một luồng khí chui vào đầu, lan tỏa đến các tế bào trong cơ thể,… Những lúc ngồi tập, tôi có cảm giác như đang bị ép chặt bởi 2 bức tường dày, thật sự là rất đau. Nhưng khi vượt qua được nỗi đau, kết thúc buổi tập tôi thấy người khoan khoái lạ kỳ, như vừa trút được một phần độc tố trong người. Ban đầu tôi chỉ ngồi tập được 5 phút là ngã, một phần vì đau đớn, một phần vì sức khỏe tôi yếu quá, cứ thế từ 5 phút lên 10 phút rồi tới 30 phút. Tôi cứ kiên trì tập hằng ngày như vậy, mà hơn ai hết tôi cảm nhận được sức khỏe của mình có tiến triển từng ngày”.
       Sau khi luyện tập được một thời gian, những cơn đau đầu, đau thắt lưng của ông Hải không còn xuất hiện hành hạ ông như thời gian trước nữa. Điều đặc biệt căn bệnh tiểu đường của ông đã được kiểm soát, ông đi lại được bình thường, không cần sự trợ giúp của người thân nữa. Ông Hải ăn ngon miệng, tình trạng mất ngủ hoàn toàn chấm dứt. Ông kết thúc chuỗi ngày gắn liền với bệnh viện và thuốc kháng sinh liều cao. Thể trọng ông tăng dần từ 43kg lên 50kg, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh trong sự ngỡ ngàng của bà con lối xóm. Trong khi chỉ vài năm trước đây thôi, ông gần như rơi vào cảnh “gần đất xa trời”. Ông rất phấn khởi vì sức khỏe đã tiến triển tốt, gia đình cũng không còn phải lao đao tìm mọi phương thuốc chữa trị cho ông như thời gian trước.
       “Giờ đây tôi thấy khỏe khoắn, yêu đời lắm. Như cô thấy đây, tôi đi lại bình thường, không phải dùng gậy, không phải bám vai ai để đi nữa. Thật sự môn thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học đã mang đến cho tôi và gia đình một món quà quý giá, giúp tôi yêu đời, lạc quan trở lại…” – ông Hải chia sẻ thêm.
       Giờ đây, như một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mỗi ngày ông Hải đều ngồi tập đều đặn 3 lần trong một ngày, mỗi lần từ 1 tiếng cho 2 tiếng để nâng cao sức khỏe cho mình. Hiện nay, ông Hải đã hoàn thành xong chương trình lớp Cấp 4 Trường Sinh học. Và, ông rất muốn được học lên cấp cao hơn nữa để giúp cho chính bản thân mình, giúp những bệnh nhân nghèo đang lao đao vì bệnh tật. 


Một buổi sinh hoạt CLB Thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học
ở Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

 
       Ông Hải chia sẻ: “Đây thật sự là môn học lý tưởng cho những bệnh nhân nghèo. Tôi không muốn tuyên truyền hay vận động tất cả mọi người theo học. Tôi chỉ muốn chia sẻ ít kinh nghiệm của mình, bởi tôi hiểu cảnh bệnh tật dày vò nó đau đớn như thế nào. Nếu ai đến được với môn học, chỉ cần kiên trì và tĩnh tâm luyện tập thì nhất định hạnh phúc lại mở ra chào đón ta. Trăm nghe không bằng một thấy, mọi người hãy tới các lớp học để cảm nhận những điều kỳ diệu từ môn thiền Dưỡng sinh Trường Sinh học…”

Tác giả bài viết: ĐỖ PHAN

Nguồn tin: Gia đình & Pháp luật

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 75 trong 16 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 16 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây