Tầm quan trọng của việc hít thở

Thứ hai - 24/10/2022 06:10

Tầm quan trọng của việc hít thở

Dưỡng khí tối cần thiết cho cơ thể con người. Không ăn uống, con người có thể sống được vài tuần, nhưng nếu thiếu dưỡng khí trong vòng 5 phút, con người sẽ chết, hay may ra có được cứu sống, thì não bộ sẽ bị hư hại nặng nề, sẽ tê bại và tàn tật suốt đời. Dưỡng khi cần thiết cho cuộc sống con người đến thế, nhưng chúng ta thường ít ý thức được điều đó, và cũng không biết hít thở đúng cách để có được số lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể lành mạnh.

          Dưỡng khí tối cần thiết cho cơ thể con người. Không ăn uống, con người có thể sống được vài tuần, nhưng nếu thiếu dưỡng khí trong vòng 5 phút, con người sẽ chết, hay may ra có được cứu sống, thì não bộ sẽ bị hư hại nặng nề, sẽ tê bại và tàn tật suốt đời.
          Dưỡng khi cần thiết cho cuộc sống con người đến thế, nhưng chúng ta thường ít ý thức được điều đó, và cũng không biết hít thở đúng cách để có được số lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể lành mạnh.
          Rất thường khi chúng ta hít vào bằng mũi và thở ra cũng bằng mũi, hơi thở lại rất ngắn, vì dưỡng khí chưa xuống hết cuống phổi. Đây là lý do giải thích nguyên nhân của nhiều thứ bệnh, bởi vì lượng dưỡng khí cần thiết cho não bộ, phổi, và các cơ phận khác qúa ít. Tình trạng thiếu dưỡng khi lâu ngày khiến cho các cơ phận suy yếu, hoạt động không bình thường và dễ lâm bệnh. Thiếu dưỡng khí là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tật bệnh trong đó có bệnh nhức đầu và mệt mỏi. Chính vì thế nguyên tắc đầu tiên trong thuật dưỡng sinh đó là: Ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe của mọi cơ phận trong thân thể con người và tập hít thở đúng đắn.
          1. Điều đầu tiên cần làm đó là, nếu ở nhà lầu, mỗi ngày nên lên xuống cầu thang nhiều lần để cho máu huyết lưu thông, nhịp tim đập mạnh và nhanh hơn, bắt buộc chúng ta hít vào nhiều dưỡng khí hơn và thải ra nhiều thán khí hơn. Vì thế mỗi ngày nên tìm cách đi bộ bước nhanh, hay bơi lội, tốt nhất khoảng 30 phút trở lên, hoặc làm một số cử động thể dục, thể thao, làm vườn, quét dọn nhà cửa, v.v,… lại càng tốt hơn nữa.
          2. Nhưng quan trọng hơn cả là tập thở: Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng
          Để hít dưỡng khí phải ngậm miệng lại, đó là điều ai cũng biết. Nhưng để thở thán khí ra ngoài, thường khi chúng ta làm sai. Nghĩa là thay vì thở ra bằng miệng, chúng ta lại cũng thở ra bằng mũi. Nhưng như thế là không đúng với tác động được diễn tả bằng hai từ “hít” và “thở” theo luật luân chuyển của mọi cơ phận trong thân thể con người là “tiểu vũ trụ” cũng như của “đại càn khôn” là toàn vũ trụ. Thế rồi kiểu hít thở bằng mũi vừa sai lại vừa ngắn, chưa đủ để cho dưỡng khí vào tới mọi tế bào trong buồng phổi và các bộ phận khác của thân thể. Nếu đếm nhịp, kiểu hít thở này của chúng ta mới chỉ được tới ba, ít khi tới bốn. Trong khi nhịp hít vào bằng mũi ít nhất phải là 7, và nhịp thở ra bằng miệng phải là 10 hay 14.

 

          Do đó, bài học đầu tiên của Thuật Dưỡng Sinh và cũng là điều nòng cốt để có được thiên khí năng là phải tập thở: Hít vào bằng mũi. Thở ra bằng miệng. Thở chậm, dài và sâu, nhẹ nhàng như nước chảy. Không cần phải cố gắng, cũng không dẫn khí, không nén khí. Khi hít vào bằng mũi nhẩm đếm tới 4 hay 7. Khi thở ra bằng miệng nhẩm đếm tới 10 hay 14. Đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không nghĩ ngợi gì cả.
          Càng tập lâu, hơi thở càng dài, bạn càng hít vào nhiều dưỡng khí cho cơ thể, thì càng thải ra nhiều thán khí. Chính nhịp thở chậm, dài và sâu, đầu óc trống rỗng thanh thản đó khiến cho các cơ phận được mạnh khỏe, vì nhận được dưỡng khí bồi bổ dồi dào và thải hết thán khí là cặn bã ra ngoài.
          3. Các thế nằm hay ngồi thở
          Để thở như trên bạn có thể ngồi trên ghế hay nằm trên giường hoặc bất cứ đâu, miễn là trong tư thế hết sức giãn xả, tự nhiên, thoải mái, không gò bó, co quắp.
          Tư thế ngồi thở:
          Tốt nhất là ngồi trên ghế đẩu, không dựa lưng vào đâu cả. Lưng thẳng, đầu thẳng, mắt nhắm hướng thẳng về phía trước. Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai. Hai bàn tay để ngửa trên đầu gối. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả. Hít, thở theo cách thức trình bầy ở trên.
          Tư thế ngồi thở này là một trong các cách thức nghỉ ngơi và lấy lại sức lực rất công hiệu, có thể áp dụng tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc. Chỉ cần vài phút là bạn tái tạo sinh lực cho tâm trí và cơ thể của bạn. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả và đầu không nghĩ ngợi gì là hai yếu tố rất quan trọng. Để không nghĩ ngợi gì, bạn nhẩm đếm nhịp thở của mình: khi hít vào đếm từ 1 cho đến 4 hay 5 hoặc 6, cho tới khi nào còn hít được dưỡng khí, mà không cần phải cố gắng. Hễ thấy đầy rồi, thì thở ra và khi thở ra bằng miệng, thì đếm gấp đôi, hay hơn một chút. Cần nhất là thở chậm và sâu trong tư thế hoàn toàn thanh thản, nghỉ ngơi. Càng thở quen, hơi thở của bạn càng dài, lượng dưỡng khí hít vào và lượng thán khí thả ra càng nhiều. Lấy dưỡng khí vào cơ thể và thả thán khí khỏi cơ thể khiến cho bạn khỏe mạnh.
           Tư thế nằm thở:
          Duỗi thẳng chân tay. Khoảng cách giữa hai chân bằng khoảng cách hai vai. Cánh tay song song với thân mình. Lòng bàn tay ngửa lên trời. Mắt nhắm. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn giãn xả. Hít, thở theo cách thức trình bày ở trên.
          Đây là một kiểu tịnh thiền hết sức đơn sơ và dễ dàng, mà ai cũng có thể làm được. Điều quan trọng nhất là tạo chân không trong chính mình, tức là đầu óc hoàn toàn trống rỗng, nghỉ ngơi, không nghĩ ngợi gì cả. Hai bàn tay ngửa lên trời trong thế giãn xả thoải mái diễn tả thái độ sống quảng đại, sẵn sàng nhận lãnh và sẵn sàng cho đi, không giữ lại gì hết.
          4. Công hiệu
          Kiểu tịnh thiền hít thở chậm, dài và sâu này tác dụng rất hữu hiệu trên toàn tâm trí và cơ thể con người. Vì cung cấp dồi dào dưỡng khí cho cơ thể đồng thời thải hết thán khí và căng thẳng, nên nó giúp: Phục hồi sức lực tâm sinh vật thể lý, tái lập thế quân bình cho bộ máy hô hấp và tuần hoàn, trấn an tâm thần, giúp bình tĩnh, thanh thản, chữa bệnh tim, nóng nảy, âu lo, áp huyết cao, khó thở, mất ngủ, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi,…
          Bình thường kiểu tịnh thiền và hít thở chậm, dài và sâu này công hiệu nhất vào ban sáng và ban tối. Càng tập được lâu bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Nhưng thật ra, càng năng thực tập phương pháp hít thở dưỡng sinh theo kiểu trên đây bao nhiêu, bạn càng khỏe mạnh bấy nhiêu, bởi vì tâm trí và thân xác của bạn thường xuyên được nghỉ ngơi bồi dưỡng, dù chỉ trong năm ba phút. Đặc biệt nếu bạn hít thở và thiền được như thế, khoảng 15 – 30 phút mỗi sáng và mỗi tối, dần dần bạn sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh, và trong người rất an bình, thanh thản. Kiểu hít thở này rất cần thiết để có được thiên khí năng.

 

Tác giả bài viết: LM Giuse HOÀNG MINH THẮNG

Nguồn tin: www.tongdomucvusuckhoe.net

Tổng số điểm của bài viết là: 148 trong 36 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 36 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây