Năng lượng sinh học – của hồi môn muôn đời từ thiên nhiên ban tặng cho loài người

Chủ nhật - 19/06/2022 05:36
Thiên nhiên cho ta nhiều, nhiều lắm. Chúng ta được đặc ân từ bao nguồn năng lượng vĩnh cửu có khả năng tái tạo, đó là: năng lượng gió (phong điện), năng lượng nước (thủy điện), năng lượng mặt trời (quang điện). Song có một nguồn năng lượng trực tiếp có trong chúng ta được thiên nhiên ban tặng ngay từ buổi bình minh ban đầu của loài người, đó là nguồn năng lượng sinh học (nhân điện) – Cội nguồn của mọi khả năng kỳ diệu. Thực tế cho thấy, những khả năng kỳ diệu đó được biểu hiện dưới dạng: thần giao cách cảm; nhìn xuyên không gian và thời gian; đoán và đọc ý nghĩ của người khác; hiệu ứng toàn lực và toàn thức (strength and omniscience); phẫu thuật tâm linh (spiritual scorgery).

          Thiên nhiên cho ta nhiều, nhiều lắm. Chúng ta được đặc ân từ bao nguồn năng lượng vĩnh cửu có khả năng tái tạo, đó là: năng lượng gió (phong điện), năng lượng nước (thủy điện), năng lượng mặt trời (quang điện). Song có một nguồn năng lượng trực tiếp có trong chúng ta được thiên nhiên ban tặng ngay từ buổi bình minh ban đầu của loài người, đó là nguồn năng lượng sinh học (nhân điện) – Cội nguồn của mọi khả năng kỳ diệu. Thực tế cho thấy, những khả năng kỳ diệu đó được biểu hiện dưới dạng: thần giao cách cảm; nhìn xuyên không gian và thời gian; đoán và đọc ý nghĩ của người khác; hiệu ứng toàn lực và toàn thức (strength and omniscience); phẫu thuật tâm linh (spiritual scorgery).
 

          Đứng trước những khả năng kỳ diệu của con người, trước các hiện tượng lạ thường, có quá nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng trả lời được lại rất ít. Vì sao vậy? Bởi vì, khoa học hiện đại chưa vươn tới được để có thể đưa ra được các khái niệm vật chất mới, cân đo, đong đếm được bằng thực nghiệm. Sự "mơ hồ" đang là bài toán khó giải. Song cũng là điều gây nhiều hứng thú nhất cho các nhà khoa học. Mọi dự đoán cho rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học về con người và về năng lượng sinh học.
          Ngược dòng lịch sử, tìm về với cội nguồn ban đầu của nền văn minh cổ. Cách đây khoảng 6.500 năm, con người đã quan tâm đến nguồn năng lượng sinh học. Trong kinh Vedas của người cổ đại Ấn Độ đã đề cập đến hệ thống Luân xa (7 Luân xa) trong cơ thể con người, là những đại huyệt mà khoa học đã chứng minh đó chính là những đám rối thần kinh (trung tâm thần kinh) trên cơ thể con người. Kích hoạt Luân xa là kích hoạt các trung tâm thần kinh. Luân xa là cửa ngõ – nơi giao lưu năng lượng giữa cơ thể con người với môi trường bên ngoài. Nơi phát động năng lượng cho ra những khả năng kỳ diệu mà phép yoga Ấn Độ cho đó là "khí". Hệ thống 7 Luân xa được coi là nơi bắt đầu dẫn nguồn năng lượng đi vào hệ thống các cơ quan, mô, tế bào và có vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh. Bảy Luân xa nằm rải rác từng vùng từ hạ vị lên đến đỉnh đầu (tương ứng với bảy trung tâm lực của y học hiện đại). Mỗi Luân xa có công dụng chữa bệnh khác nhau. Ai có Luân xa mạnh người đó có sức khỏe tốt. Người luyện tập tốt, có năng lượng cao, có thể đặt tay vào vị trí Luân xa của người bệnh làm kích hoạt luân xa của người bệnh. Nhờ có nguồn năng lượng này mà cơ thể người bệnh được điều hòa tạo sự cân bằng giữa các cơ quan trong cơ thể, bệnh tật được đẩy lùi, sức khỏe ngày một được nâng cao. Năng lượng sinh học qua hệ thống Luân xa dưới dạng khí vào thần kinh, nội tiết, tuần hoàn,...
          Và, thật kỳ lạ, kết quả khảo cổ về nền văn minh Ai Cập – Babilon, các nhà khoa học cũng đã phát hiện những điều thú vị: Hệ thống Luân xa được minh họa lên đá như một bức tranh nghệ thuật có niên đại cách đây hơn 4.000 năm.
          Với học thuyết Âm – Dương và mạng lưới Kinh – Mạch trên cơ thể con người là những khám phá mãi mãi là niềm tự hào của nền văn minh cổ phương Đông. Theo y học phương Đông, con người có trên 1.000 huyệt đạo là nơi trao đổi "khí" với môi trường xung quanh. Các huyệt đạo là luồng "khí" đi. Từ xưa, người ta đã dùng phương pháp luyện khí công để thu ngoại khí và làm cân bằng năng lượng trong cơ thể (điều hòa sự hư tổn trong các bộ phận) bằng việc tác động vào các huyệt đạo (bằng phương pháp châm, cứu) mà không cần dùng thuốc.
          Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XIX, lần đầu tiên nền khoa học thực nghiệm đã đề cập đến trường năng lượng bao quanh cơ thể con người do một y sĩ người Đức phát hiện,và những nghiên cứu sau đó đã đặt cho khái niệm này là "trường điện từ". Cũng bắt đầu từ đây, nhiều nhà khoa học thực nghiệm quan tâm đến lĩnh vực ứng dụng thiết bị đo năng lượng của con người. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước lớn trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống về những khả năng đặc biệt của con người. Tại nước Mỹ có hàng chục viện nghiên cứu với sự tham gia của hơn 1.000 nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và, cũng tại thời điểm này, người ta thống kê được khoảng trên 60 ngàn người có khả năng dò mạch nước ngầm, túi dầu mỏ, khả năng chữa bệnh,... bằng siêu giác quan. Bộ Quốc phòng Mỹ, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cũng đã sử dụng các khả năng đặc biệt này vào mục đích quân sự. Trên đất nước Liên Xô (cũ) có trên 50.000 người vừa nghiên cứu vừa hành nghề thôi miên, biểu diễn, chữa bệnh. Những người có khả năng kỳ diệu này đã đóng góp nhiều hiện tượng để khoa học có cơ sở nghiên cứu. Ngày nay ở Liên bang Nga có đến 5 Viện Hàn lâm Khoa học đã và đang đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực con người và năng lượng sinh học.
          Nhiều nước trên thế giới, từ châu Á, Châu Âu, châu Mỹ đều xác định: việc khai thác tiềm năng của con người sẽ rất hữu ích và có nhiều triển vọng. Dùng năng lượng sinh học để điều chỉnh bảo vệ sức khỏe là một phương pháp mới có khả năng mở rộng biên giới trị liệu, và vượt ra khỏi khuôn khổ của y học truyền thống. Với sự hợp tác và hoạt động nghiên cứu không mệt mỏi của các nhà khoa học, một ngành khoa học mới xuất hiện: Y năng lượng, và theo đó, nhiều quốc gia đã công nhận phương pháp chữa bệnh bằng năng lượng sinh học (Y năng lượng). Nó được xem là một ngành y học bổ sung không dùng thuốc, hỗ trợ và chữa bệnh cho hàng triệu người không mất tiền.

 

          Năm 1962, tại Alma Ata (Sri Lanca), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập "Trường Đại học Quốc tế mở rộng cho các nền y học bổ sung". Tại đây, nhiều nhà khoa học đã thành công trong việc bảo vệ học vị tiến sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu chữa bệnh bằng năng lượng sinh học.
          Không dừng lại và không bao giờ dừng lại. Càng bí mật càng gây cảm hứng cho các nhà khoa học. Các nhà khoa học trong lĩnh vực trường sinh học vẫn tiếp tục những công trình nghiên cứu và ứng dụng, đã có những tiếp cận lý thú về dòng chảy năng lượng, điểm hút và bản chất năng lượng sinh học, hứa hẹn nhiều điều mới mẻ trong tương lai, lật tẩy những điều được cho là huyền bí.
          Ở Việt Nam, từ những năm giữa thế kỷ XX về trước, hầu như chưa có những nghiên cứu đầu tư cho các khả năng kỳ diệu của con người nên chúng ta ít có những hiểu biết sâu về những vấn đề này. Mặc dầu trong xã hội, chỗ này hoặc chỗ kia trên khắp đất nước đã từ rất lâu xuất hiện nhiều người có khả năng chữa bệnh bằng “nhân điện” không dùng thuốc, và nhiều khả năng đặc biệt khác, nhưng rất đáng tiếc không được quan tâm, thậm chí bị quy tội mê tín.
          Với trào lưu của thế giới, từ những ngày đầu của thập kỷ 90 ở thế kỷ trước, Nhà nước ta đã quan tâm cho phép thành lập “Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người” tại Hà Nội, và ra đời của khoa "nghiên cứu và ứng dụng năng lượng sinh học" thuộc Trung tâm đào tạo CEFIN tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã cho phép nhiều nhà khoa học và những ai quan tâm có điều kiện trao đổi, tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng nguồn năng lượng sinh học (nhân điện). Theo đó, nhiều tài liệu hướng dẫn học tập, tài liệu tham khảo cũng đã được phép xuất bản. Từ chỗ nhìn nhận các hiện tượng đặc biệt của con người một cách khiếm khuyết đã trở nên khoa học và hợp lý hơn. Vào cuối tháng 9 năm 1995, lần đầu tiên tại Việt Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học lần thứ nhất về: "Ứng dụng năng lượng sinh học trong cộng đồng" đã thu được những kết quả tốt đẹp.
          Đến nay, cả nước có khoảng trên 10 tỉnh thành hoạt động nghiên cứu, học tập năng lượng sinh học. Nhiều Trung tâm, Câu lạc bộ ra đời với tên gọi khác nhau: Năng lượng sinh học, Nhân điện, Tâm năng dưỡng sinh,... Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên thành lập "Hội Tâm năng dưỡng sinh" với mạng lưới Chi hội triển khai khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Mới đây, vào ngày 27 tháng 3 năm 2012 Hội đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắc Lắk tổ chức “Hội thảo khoa học về việc ứng dụng trường năng lượng sinh học vì sức khỏe cộng đồng” đã cho thấy, ứng dụng trường năng lượng sinh học trong thực tế đã giúp nhiều người đầy lùi được bệnh tật kể cả những căn bệnh hiểm nghèo mà không dùng đến thuốc, chính vì vậy khả năng những người hưởng ứng tham gia là rất lớn. Chỉ trong vòng 3 năm (2009 – 2011) Hội đã mở được 31 lớp với 3.736 người tham gia, hội đủ tất cả các thành phần dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, ngành nghề, chức vụ. Đặc biệt trong cuộc hội thảo này có bài tham luận của bà Hồ Thị Thu, quê ở Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Bà từ cõi chết trở về với căn bệnh hiểm nghèo (hở hẹp van hai lá, suy thận mãn, ung thư vú đã di căn). Qua bao năm tháng tập luyện theo phương pháp ứng dụng trường năng lượng sinh học đã khỏi bệnh hoàn toàn và trở thành người "cô" giảng dạy, chữa bệnh cho mọi người mà không lấy một đồng tiền thù lao (thực hiện lời nguyền: nếu tôi được khỏi bệnh sẽ giúp đời, giúp người không lấy tiền). Từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2012 đã có trên 41 ngàn lượt người từ 48 tỉnh thành đến chữa bệnh không mất tiền tại quê nhà của bà (Phù Cát, Bình Định). Trong số họ, nhiều người đã trở thành hướng dẫn viên làm hạt nhân cho các Trung tâm ở một số địa phương, giúp cộng đồng phát triển phương pháp chữa bệnh bằng Tâm năng dưỡng sinh (năng lượng sinh học).


Tiến sĩ Y Ghi Niê, Giám đốc Sở KH&CN Đắk Lắk khai mạc hội thảo.

          Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những cuộc Hội thảo mang tính khoa học nhằm định hướng, phát triển những khả năng thuộc lĩnh vực năng lượng sinh học, phục vụ đời sống xã hội nói chung và sức khỏe cộng đồng nói riêng.
 

Tác giả bài viết: BÌNH NGUYÊN

Nguồn tin: Tạp chí Khoa học Công nghệ, Số 04-2012, Sở KH&CN Quảng Bình.

Tổng số điểm của bài viết là: 180 trong 43 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 43 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây