Mong cho cái tốt lan xa

Thứ hai - 11/06/2012 18:08

Mong cho cái tốt lan xa

BT- Mới đây, nghe bạn bè mách bảo, tôi đi dự học lớp “Tâm năng dưỡng sinh” ở gần Suối Cát (Tiến Lợi) để chữa một căn bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe. Thú thực lúc đi học bản thân cũng chưa tin lắm với cách chữa bệnh không dùng thuốc này. Nhưng rồi chỉ sau 6 buổi học, mỗi buổi từ 6 – 8 giờ tối, tôi đã hoàn thành chương trình Cơ bản và Nâng cao bậc một, căn bệnh mãn tính của tôi cũng đã thuyên giảm rõ rệt.
Nâng niu chồi xanh

          BT- Mới đây, nghe bạn bè mách bảo, tôi đi dự học lớp “Tâm năng dưỡng sinh” ở gần Suối Cát (Tiến Lợi) để chữa một căn bệnh mãn tính và nâng cao sức khỏe. Thú thực lúc đi học bản thân cũng chưa tin lắm với cách chữa bệnh không dùng thuốc này. Nhưng rồi chỉ sau 6 buổi học, mỗi buổi từ 6 – 8 giờ tối, tôi đã hoàn thành chương trình Cơ bản và Nâng cao bậc một, căn bệnh mãn tính của tôi cũng đã thuyên giảm rõ rệt. 
         Ấn tượng tôi không ngờ tới là số người đăng ký học khóa 13 này rất đông, mỗi ngày 2 lớp (sáng, chiều) với số lượng học viên 180 người, trong lúc đó nghe nói số người đăng ký trên 500. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là những người thầy truyền thụ môn học, họ xứng đáng là “lương y như từ mẫu” mà trong đời thường hiện nay ta ít khi bắt gặp.
          Những “người thầy” của lớp học không nhiều, họ chỉ là 3 người làm nhiệm vụ mở “luân xa”, truyền thụ kiến thức về “Trường Sinh học” và khoảng mươi người trợ giảng làm nhiệm vụ hỗ trợ chữa bệnh và quản lý lớp học. Không biết trước đây, những người thầy này khi học xong có phải thề lời thề Hippocrate về y đức hay không? nhưng trong thực tế chính họ là người tiêu biểu cho tấm lòng vị tha, hết lòng vì người bệnh, vì học viên.
          Tấm lòng và đức hy sinh của họ thể hiện trước hết là sự tự nguyện, tuyệt đối không vụ lợi. Học viên đến học, được truyền thụ kiến thức, được điều trị bệnh mà không phải đóng góp bất cứ một khoản nào. Các thầy cũng như những người trợ giảng “đều ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Điều làm chúng tôi cảm động là các thầy xem người bệnh và học viên như người thân, thậm chí là ân nhân của mình. Trong tâm niệm của các thầy, họ chỉ là những người đi trước, học trước, nay có trách nhiệm truyền thụ lại cho những người sau. Vì thế chỉ một tiếng gọi là “thầy”, họ cũng không muốn; chỉ cần gọi “anh Danh”, “chú Danh” là được. Học viên được học, được chữa bệnh không mất tiền, lại được các thầy cảm ơn vì đã đến với họ, ai mà không cảm động, không mang ơn. 
          Từ lớp học “Tâm năng dưỡng sinh” này nghĩ lại những gì đã xảy ra tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước cũng như tư nhân lại thấy buồn. Không phải tất cả, nhưng có thể nói không ít cơ sở khám chữa bệnh nơi này hay nơi khác đối xử với người bệnh thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tấm lòng thương yêu, từ đó có những cách ứng xử giao tiếp làm phiền lòng người bệnh, gia đình và người thân của họ. Chúng ta có thể gặp không ít người được gọi là thầy thuốc với thái độ bàng quang, ăn nói cộc lốc, khám bệnh qua loa, thậm chí không nhìn mặt người bệnh; không có “phong bì” lót tay thì bị ghẻ lạnh, hắt hủi; người bị bệnh bình thường thì cho làm đủ thứ xét nghiệm để thu được nhiều tiền, bất chấp hoàn cảnh khó khăn của người bệnh… 
          Học lớp “dưỡng sinh” với tôi cũng có vài vị đầu ngành y tế địa phương, họ cũng thừa nhận sự trong sáng, chân thành và tấm lòng vị tha, thương yêu người bệnh và học viên của những người thầy đứng lớp cũng như trợ giảng. Mong rằng những tấm lòng đó không chỉ giới hạn ở một lớp học mà lan tỏa, trở thành “văn hóa chữa bệnh” ở tất cả các cơ sở y tế của tỉnh nhà thì hay biết bao.

Tác giả bài viết: HỒNG LÊ

Nguồn tin: Bình Thuận Online (09/3/2012)

Tổng số điểm của bài viết là: 90 trong 25 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 25 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây