Kinh ngạc... chiến thắng "án tử hình" ung thư (Kỳ III)

Thứ sáu - 18/05/2012 04:34

Kinh ngạc... chiến thắng "án tử hình" ung thư (Kỳ III)

… Tôi không tu nhưng ăn chay đã gần 20 năm nay. Tôi chứng kiến nhiều người khi đến chỗ tôi, tập luyện tốt, kiêng khem tốt, nhưng khi về quê thì họ lại không kiên trì kiêng ăn uống. Đó là nguyên nhân khiến họ không khỏi được bệnh. Khi họ ăn thịt cá, thức ăn tăng trọng và các hoại hóa chất trong thịt động vật sẽ làm chân tay đau nhức, gây đau đớn khi ngồi thiền…

Kỳ III: Mọi người đều có thể tự mình... "chiến thắng" bệnh ung thư!
 

          … Tôi không tu nhưng ăn chay đã gần 20 năm nay. Tôi chứng kiến nhiều người khi đến chỗ tôi, tập luyện tốt, kiêng khem tốt, nhưng khi về quê thì họ lại không kiên trì kiêng ăn uống. Đó là nguyên nhân khiến họ không khỏi được bệnh. Khi họ ăn thịt cá, thức ăn tăng trọng và các hoại hóa chất trong thịt động vật sẽ làm chân tay đau nhức, gây đau đớn khi ngồi thiền…
          Cuộc trò chuyện của Phóng viên Tuổi trẻ & Đời sống với "bà tiên áo trắng" chữa ung thư Hồ Thị Thu diễn ra trong tiếng lá điều rơi xao xác, giữa những dãy nhà lợp fibrociment lúp xúp, đơn sơ mà vợ chồng bà đã ky cóp xây làm nơi ăn chốn ở cho mấy chục nghìn lượt bệnh nhân nghèo:
          “Phần đời còn lại của tôi, không có gì quan trọng hơn việc giúp cho nhiều người được khỏi bệnh”
          - Thưa bà, một bệnh nhân muốn đến nhà bà học thiền chữa bệnh, họ cần phải có điều kiện gì?
          - Cần duy nhất một thứ là ghi tên thôi, rồi vào học. Tôi không nhận một đồng thù lao hay bất cứ thứ vật chất nào. Tôi chỉ tìm cách giúp họ khỏi bệnh. Họ giải được bệnh là niềm vui lớn nhất của tôi rồi. Nhà cửa của tôi tuyềnh toàng, ai đến cũng sẽ hiểu ngay mà (cười).
          - Thật ra thì bà giúp họ, nhưng bệnh khỏi hay không là do nỗ lực của chính họ, niềm tin và sự công phu của chính họ, có phải vậy không?
          - Trong bản tham luận tại Hội thảo về Năng lượng Sinh học trị bệnh cứu người diễn ra tại Buôn Ma Thuột hồi tháng 3 năm 2012, tôi có nói: “Người không thành công trong chữa bệnh bằng Năng lượng Sinh học là người không có lòng kiên trì, không hiểu thấu được môn học, nên họ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng. Có những người đi học chủ yếu vì tò mò, bệnh của họ nhẹ, nên khgi bớt được một số bệnh thì họ lao vào lo cơm áo gại tiền, nên không chú tâm và dễ nhụt chí trong luyện tập. Họ mất cả niềm tin để tiếp tục chống chọi với bệnh tật, trong khi niềm tin và công phu luyện tập là điều quan trọng nhất để loại trừ mọi tác nhân gây bệnh”.
 
                             Cô Thu nghe điện thoại của bệnh nhân từ xa gọi tới
                              Sáng: từ 8 giờ đến 10 giờ, Chiều: từ 16 giờ đến 18 giờ

          Tôi thích nhất câu “Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời” trong bài hát “Tình ca”, nên trong phần đời còn lại của tôi, không gì quan trọng hơn việc có nhiều người được khỏi bệnh, được sống an bình. Càng nhiều người bớt bệnh tôi càng vui. Việc nhiều người có bệnh phải đến với tôi, để tôi phải phục vụ họ mà không lất công sá gì lại càng khiến tôi thanh thản hơn. Quan trọng nhất vẫn là việc tôi phải cố gắng hết sức để giúp người ta chữa bệnh, để người ta có thể nở nụ cười “chia tay” tôi (về nhà tự ngồi thiền) càng sớm càng tốt.
          - Chúng tôi và chắc chắn sẽ có rất nhiều người khác còn hoài nghi với việc môn học mà chúng ta đang nói có thể giúp người bệnh ung thư kéo dài sự sống nhiều năm, thậm chí khỏi cả bệnh. Bà nghĩ sao?
          - Không thiếu những người đã khỏi bệnh nhờ môn học này. Trong “trường” của tôi, những người hiện đang giúp tôi giảng dạy, khai mở Luân xa, trị bệnh,… đều là những bệnh nhân mà bệnh viện trả về. Nhưng họ còn sợ cộng đồng xa lánh nên đôi khi họ chỉ nói rằng mình có bệnh hiểm nghèo. Ví như ông Vinh, ông nói mình bị xơ gan cổ chướng, bị chai gan,… nhưng thật ra là ung thư gan. Thế mà ông ấy đã sống thêm được 7 năm rồi đấy. Hay như bệnh nhân Hoàng Thị Vũ (sinh năm 1977) bị ung thư tủy, bệnh viện trả về, lúc mới đến nó đau ghê lắm, da tái, mặt mày hốc hác, phù thũng, ngất lên ngất xuống, lúc nào cũng phải có hai người khiêng mới di chuyển được. Ai cũng tưởng Vũ sẽ chết trong ít ngày nữa thôi, thế mà qua học tập, bây giờ sống khỏe mạnh, mập và đẹp hơn cả thời con gái.
          Trong khoa học có “tâm linh” nhưng không có gì là “bí ẩn” cả
          - Một bác sỹ Tây y mà nghe chuyện kiểu này thì họ sẽ rất rất khó tin.
          - Trước đây, tôi đến với môn Trường Sinh học với tâm thế của người có bệnh đi vái tứ phương. Tôi cứ tập… cầu may thôi. Ngồi thiền rồi nghe trong người có phần nhẹ nhõm, nhưng tôi vẫn chưa tin, vẫn uống thuốc Tây. Đến lúc thấy mình khỏe ra thật, tôi đã từ bỏ thuốc.
          Luyện tập trong 14 tháng 21 ngày, tôi từ hơn 30kg tăng lên đến… 53kg. Khi thấy đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư, tôi được thầy cho học lớp cao hơn, sau đó tôi về quê mở lớp từ năm 2000. Tôi cũng nghiên cứu thêm tài liệu sách vở do các Giáo sư, Tiến sỹ nổi tiếng trong lĩnh vực này viết và tôi nhận thấy trong khoa học cũng có tâm linh.
          - Trong khoa học có tâm linh. Chuyện này cụ thể ra sao, thưa bà?
          - Tất cả ung bướu chưa có hóa chất, đến với Trường Sinh học, cơ hội lành bệnh là rất nhiều. Khi truyền hóa chất với các loại chất độc vào cơ thể người bệnh thì tế bào ung thư được loại trừ một chút, nhưng các tế bào khác của con người cũng sẽ tiêu tan. Hóa chất “bắn” vào sẽ giết chết cả những tế bào tốt, tế bào khỏe. Thế là người bệnh hai lần bị kiệt quệ, vì ung thư và vì hóa chất trị ung thư. Người chưa truyền hóa chất vào cơ thể, nếu kiên trì tập, Năng lượng Sinh học sẽ cân bằng nhịp sinh học, chống rối loạn thần kinh, sắp xếp lại nhiều hoạt động sống, giúp cơ thể khỏe mạnh.
          Tôi là một trong những người đầu tiên giảm được tổn thương tế bào do ung thư. Nên tôi dám khẳng định rằng: nếu kiên trì luyện tập thì nhất định người bệnh ung thư (và một số bệnh hiểm nghèo khác) sẽ thành công trong trị bệnh, sẽ tự cứu được mình. Cả xã Cát Hiệp và huyện Phù Cát ai cũng biết tôi đã tuyệt vọng nằm chờ chết ra sao, rồi họ lại chứng kiến tôi sống được nhờ Trường Sinh học. Tôi đã tự thấy sức mạnh tuyệt vời của nguồn năng lượng này, tôi muốn giúp mọi người thấy điều đó và cũng được lành bệnh. Khi chết đi không ai mang theo được vật chất, may ra chỉ mang được niềm vui sướng rằng mình đã sống tử tế, đã giúp đỡ người khác khỏi cơn đau khổ và chết chóc. Tôi mang sức của mình ra giúp đời như là một cách tỏ niềm tri ân với Đức Tổ sư.
 
                    Cô Thu xứng đáng nhận những bó hoa tươi thắm.

          Khi cận kề cái chết, đau đớn ngồi thiền tìm cách cứu mình, tôi đã ngồi trước bức ảnh của Đức Tổ sư mà thề: nếu có được năng lượng tốt, sống sót, tôi sẽ dâng cả cuộc đời mình để giúp mọi người khắp Việt Nam này thoát khỏi bệnh tật. Tôi cũng không ngờ, đến nay, lời nguyện đã dần trở thành sự thật. Có lẽ tôi có duyên nghiệp với Trường Sinh học, hy sinh cả đời cho Trường Sinh học. Từ ngày nhận “chìa khóa” mở Luân xa cho người khác ngồi thiền chữa bệnh đến nay, 13 năm trôi qua, tôi đã tạo nhiều niềm vui lành bệnh cho nhiều người. Thế nên, tôi thanh thản lắm, nếu đêm nay tôi phải ra đi vĩnh viễn, tôi cũng không hề luyến tiếc.
Điều nguy hiểm nhất ở những người học thiền trị bệnh
          - Thuốc tiên thuốc thánh nào cũng thế thôi, sẽ có nhiều người dùng mà không hề khỏi bệnh. Bà có từng ngậm ngùi chia tay nhiều “môn đệ” kiểu đó không?
          - Tôi không tu nhưng ăn chay đã gần 20 năm nay. Tôi chứng kiến nhiều người khi đến chỗ tôi, tập luyện tốt, kiêng khem tốt, nhưng khi về quê thì họ lại không kiên trì kiêng ăn uống. Đó là nguyên nhân khiến họ không khỏi được bệnh. Khi họ ăn thịt cá, thức ăn tăng trọng và các hoại hóa chất trong thịt động vật sẽ làm chân tay đau nhức, gây đau đớn khi ngồi thiền… Thế là, thay vì thanh tịnh trong lòng, trong chế độ kiêng khem và điều độ để có thể ngồi thiền suốt một giờ đồng hồ thì bây giờ vì ăn thịt cá, vì quan hệ chồng vợ nên họ không ngồi thiền lâu được. Dần dần họ rút ngắn thời gian ngồi thiền hoặc bỏ qua việc ngồi thiền. Thế là họ đánh mất cái “Tinh – Khí – Thần”, các yếu tố tạo nên năng lượng và sức khỏe cho người bệnh.
          - Bà vừa nói, người tập thiền trị bệnh không được quan hệ tình dục?
          - Tôi chỉ nói với người bệnh nặng như ung thư. Khi sức yếu quá, thì không nên làm việc đó. Còn người ung thư mà chịu tập, sức khỏe đã tốt rồi thì không cần kiêng. Chứ tập không đến nơi đến chốn, mà lại quan hệ là mất đi yếu tố “Tinh” – bị yếu lực. Khi cơ thể yếu thì “bệnh tật” sẽ tấn công. Khi yếu lực là biết bao nhiêu hoạt động sống bỗng dưng trở thành con đường để bệnh tật xâm nhập. Khi ăn, uống, hít thở, tiếp xúc với vi khuẩn cực độc, “lực” trong cơ thể không đủ để đào thải, ngăn chặn độc tố là sức người yếu đi ngay. Nếu biết giữ gìn và luyện tập, mỗi ngày ngồi ba lần để năng lượng Trường Sinh học “phủ” lên mình thì tốt. Lớp năng lượng dự trữ đó cũng như tấm áo giáp giúp ngăn chặn bệnh tật vào cơ thể.
          Người đã truyền hóa chất trị ung thư rồi, khi tập nó “đẩy” độc tố ra, mùi hôi ghê lắm!
          - Như bà nói, người bị ung thư, đã đụng dao kéo phẫu thuật, đã truyền hóa chất là tập ngồi thiền chữa bệnh bằng ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học không có nhiều tác dụng nữa?
          - Người mổ và truyền hóa chất thì phải học và luyện tập dài ngày hơn, tôi phải động viên và phụ lực thêm cho họ nhiều hơn, để đẩy giúp họ vượt qua “cái dốc cao” đó. Tôi cứ hình dung như họ kéo cái xe quá nặng, sức yếu vì hóa chất và bệnh tật rồi, tôi phải đẩy và kéo giúp họ vượt qua đỉnh dốc, rồi họ sẽ tự đẩy xe và đi con đường của họ được. Những người truyền hóa chất trị ung thư rồi, những “độc tố” bị “đuổi” bằng lực của mình, nó hôi ghê lắm.
           - Vậy là lúc đầu bà Hồ Thị Thu cũng chưa tin vào việc có thể chữa bệnh nan y bằng năng lượng sinh học thông qua việc... “ngồi im như tượng”?
          - Hồi đó tôi đau quá, cơ thể không chịu được, muốn nổ tung, tôi không biết làm sao đành phải ngồi thiền. Rồi tôi cảm thấy năng lượng giúp mình êm nhẹ. Tôi ngồi từ sáng đến trưa, ăn xong lại ngồi từ trưa đến tối. Thật không ngờ, ngồi mãi, Luân xa quay, năng lượng vào, giải được bệnh cho tôi. Khi bớt bệnh, tôi còn chưa tin, tôi đi xét nghiệm thì các bác sỹ kinh ngạc, không hiểu vì sao tôi sống sót. Nay tôi đã tăng lên đến 66kg, nặng gần gấp đôi hồi đóng quan tài chờ chết. Nên tôi tin Năng lượng Trường Sinh học sẽ trị được bệnh ung thư.
          Bà Thu có dám tuyên bố với giới khoa học là mình có khả năng chữa khỏi ung thư không?
          - Bà và cả xã hội đều biết, người ung thư quá khổ sở, hóa chất đắt đỏ, bệnh viện chật chội, cơ chế đầy bất cập, đặc biệt là càng hóa trị, xạ trị thì người ta càng nhanh chết và chết trong đau đớn hơn. Sao bà tin là mình có thể giúp người khác chữa khỏi bệnh ung thư bằng Năng lượng Trường Sinh học? Bà đã chữa cho nhiều người rồi, sao bà không làm trắc nghiệm để giúp muôn ngàn người bệnh kia một con đường sáng hơn?
          - Cái khó nhất hiện nay mà tôi đã nêu trong các hội thảo là tôi đang đi xin để có một tư cách pháp nhân – một sự chính danh để trị bệnh cứu người. Tôi muốn được sống và làm việc theo pháp luật của nhà nước. Chứ từ trước tới giờ tôi cứ phải làm việc nhân đức một cách thầm lặng. Tôi sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người để họ trị bệnh, họ khỏi bệnh. Và, tiếng nói của người khỏi bệnh sẽ thuyết phục hơn là tiếng nói của tôi.
          - Xin được tranh luận, nếu mục đích của bà không vụ lợi gì cho cá nhân mình thì ngại gì mà bà sợ mang tiếng. Trong khi nếu bà mạnh dạn thì bà sẽ cứu được rất rất nhiều người, nếu thật sự môn học của bà có tác dụng chữa bệnh hiểm nghèo!
          - Áp lực đây không phải là tiếng tăm hay vật chất, mà từ phía cơ quan chức năng ở địa phương nơi tôi sinh sống. Tôi đã viết đơn, xin phép nhiều lần, nhưng họ không cho tôi thành lập Câu lạc bộ chữa bệnh bằng phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học.
 
                    Cô Thu nói lời chia tay với 140 người đã bớt bệnh
                      lớp Nâng cao Bậc III, 18-4-2012 - Ảnh: Nhật Minh.

          Đấy là chưa kể áp lực từ phía người bệnh. Nếu người ta không luyện tập căn bản, không tin tưởng tuyệt đối vào môn học thì sẽ không kiên trì luyện tập. Bệnh ung thư đau chát chúa nên nhiều người đã lén uống viên giảm đau. Đã không tin, đã uống thuốc khi tập thì rất khó có kết quả tốt. Người bệnh có bớt bệnh hay không là do bản thân họ chứ không phải nguyên nhân từ sự tận tụy lo toan cho họ của tôi!
          Nếu người bệnh biết thay đổi con người mình, biết có tâm thanh thản, vui vẻ, bình yên, thì bệnh sẽ thuyên giảm, tiến tới khỏi được. Thiện hay ác đều do cái tâm mà ra, tâm họ không ổn định thì “thầy thuốc” có nói trời cũng không bao giờ bớt bệnh được. Bởi thế tôi không dám nói trước điều gì với những người không có quyết tâm và niềm tin trị bệnh tự cứu mình thông qua ngồi thiền.
          Còn ghen ghét, đố kỵ và tham tiền thì không bệnh nào khỏi được!
          - Như bà nói lúc đầu, ngoài khoa học ra, cái Tâm của người bệnh có ý nghĩa sống còn trong trị bệnh?
          - Ví dụ như người nào còn ghen ghét đố kỵ thì không bao giờ giải quyết được bệnh tật. Vì ngồi thiền mà cứ nghĩ việc ở chỗ khác thì không hiệu quả được. “Tham – Sân – Si” phải tránh, cái Tâm phải thanh thản, không thì bệnh tật sẽ theo đó mà vào. Thiền là đi tìm cái “Chân – Thiện – Mỹ”, tìm cái tính Thiện mà mình đã có từ thuở cha sinh mẹ đẻ – “Nhân chi sơ tính bổn (bản) Thiện” mà. Làm việc quá sức, giành giật, lúc nào cũng tính đến tiền là một điều tai hại. Vì thế, nên mới có chuyện cuộc sống vật chất đi lên chừng nào thì sức khỏe của không ít người đi xuống chừng đó. Có người bảo tôi: Chúng ta chưa xuống đất thì làm sao mà không ham tiền được? (cười). Tiền bạc làm cho con người khốn đốn khổ sở là vì thế. Đấy là chưa kể độc tố từ thức ăn thời buổi mới tràn vào cơ thể con người.
          - Bà đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của cơ quan chức năng. Bà cũng đã được cấp phép hành nghề. Không hiểu mong muốn trị bệnh cứu người của bà và cộng sự bây giờ còn khó khăn gì nữa?
          - Tôi đi các nơi thì người ta rất quý mến. Đi mở lớp ở các tỉnh, hàng nghìn người theo học và quá nhiều khỏi bệnh, cả những bệnh nan y bệnh viện đã trả về. Ra Phú Thọ, lên Đắk Lắk,… ai cũng thương. Họ thương mình ở chỗ mình… thương họ thật lòng. Tôi dùng hết sức, dùng tất cả những gì tôi biết được qua Trường Sinh học để giúp họ trị bệnh. Tôi chia sẻ nỗi sân si của họ, giúp họ thoát ra khỏi những bon chen, bực bội hay thất bại trong cuộc sống. Giờ tôi là Phó Chủ tịch (kiêm Trưởng Ban Huấn luyện) của Hội Tâm năng Dưỡng sinh tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi có tài khoản, có con dấu, có lương nhà nước cho anh chị em hẳn hoi.
 
Niềm vui chia tay những người dày công tập luyện đã bớt bệnh. -  Ảnh: Nhật Minh.

          Nhưng ở Bình Định thì khác. Tôi chỉ ước mơ có được tư cách pháp nhân ở Bình Định, để Câu lạc bộ Tâm năng Dưỡng sinh ứng dụng Trường Sinh học trị bệnh cứu người của tôi được thành lập tại xã Hội Vân này, để tôi yên tâm giúp bà con lành bệnh. Chứ sống với sự giúp đỡ nhiều nghìn người này mà không có tư cách pháp nhân thì khổ lắm. Và, tôi đã nhiều lần xin nhưng huyện Phù Cát chưa bao giờ trả lời. Cả Trung tâm Tâm năng Dưỡng sinh nơi tôi làm Phó Chủ tịch Hội, người ta cũng mất cả năm trời đi lại giữa Đắk Lắk và Bình Định để tìm gặp, đưa đơn, xin cho thành lập Câu lạc bộ Tâm năng Dưỡng sinh ở Phù Cát. Nhưng kết quả vẫn là… chưa được.
          “Cứ ông này chỉ ông kia, ông kia chỉ ông nọ”
          - Vậy suốt nhiều năm bà và nhiều người đưa đơn, cơ quan chức năng tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát trả lời ra sao?
          - Họ không trả lời, họ chỉ nói là chờ. Cứ ông này chỉ ông kia, ông kia chỉ ông nọ. Họ chỉ tôi đi hoài. Cứ vậy thôi.
          - Bà như người tu hành, chỉ duy nhất một ao ước được trị bệnh cứu người, phương pháp của bà nếu không có hiệu quả thì cũng không tổn hại gì đến ai, bà không lấy gì của ai, không tuyên truyền điều gì sai trái, tôi nghĩ cái Tâm của bà chẳng ai trách được, cũng chẳng ai ngăn cấm được, nếu đứng ở góc độ luật pháp!
          - Khi không được thành lập Câu lạc bộ, bất lợi giữ lắm chứ. Ví dụ hiện giờ tôi phải báo cáo liên tục về tình hình tạm trú, một tuần thứ 7 báo cáo, chủ nhật báo cáo, đếm từng người một để rồi thứ 3 lại đi báo cáo. Hễ thừa ra một người nào chưa kịp báo cáo là họ phạt tiền triệu. Tôi đâu có lấy tiền của ai đâu, nên có thể tuân thủ được điều đó và tránh được phạt là khó khăn lắm. Nếu họ (huyện) công nhận có Ban Vận động thành lập Câu lạc bộ, thì sẽ qua tỉnh để xin chính thức thành lập Câu lạc bộ. Nhưng huyện đã “giam” đơn, hồ sơ của tôi ở đó nên không làm sao đề nghị mong muốn của mình lên tỉnh được.
          - Vậy là, cái mắc của bà bây giờ chỉ là tuân thủ quy định về tạm trú tạm vắng của địa phương. Và, suốt đời trị bệnh cứu người, không tơ hào ngụm nước đồng xu nào của ai, mà gặp cảnh như vậy, chắc bà tủi hờn lắm?
 

          - Tôi ngồi thiền, thanh thản lắm nên cũng không tủi hờn gì. Tôi chỉ thắc mắc, cũng là nước Việt Nam, là công dân tuân thủ pháp luật như tôi, sao tỉnh Đắk Lắk người ta công nhận cho thành lập Hội Tâm năng Dưỡng sinh, cho tôi làm Phó Chủ tịch Hội. Tỉnh hội, Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Tiềm năng con người ngoài Hà Nội đều tặng bằng khen cho tôi. Người Đắk Lắk, người Phú Thọ thương tôi quá mới mời tôi đi phụ bệnh ở quê họ. Rồi họ cho tôi làm hội viên danh dự, hội viên chính thức, rồi Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Huấn luyện, có lương cho tôi hàng tháng. Vậy mà ở Bình Định, tôi xin làm Câu lạc bộ ở ngay tại xã mình cũng không được, bao năm rồi, bao đơn từ rồi mà không trả lời cho tôi biết lý do. Từ năm 2003 đến giờ, tôi rất khốn đốn, bị gọi lên gọi xuống, bắt cam đoan, tường trình, kể cả mạt sát tôi, rồi đòi phạt tôi mấy triệu đồng…
          - Thay mặt độc giả TT&ĐS, xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện chân tình! 

Tác giả bài viết: Nhóm Phóng viên Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Nguồn tin: www.tuoitredoisong.com số 78 ra ngày thứ Hai 30/04/2012.

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 281 trong 64 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 64 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Kim Hòa

    Tôi cũng là một môn sinh Trường Sinh học ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. Tuy tôi chưa gặp "bà tiên áo trắng" Hồ Thị Thu lần nào, nhưng qua các vị đồng môn sinh hoạt chung trong Câu lạc bộ nơi tôi thường tập luyện và qua bài báo này tôi cảm nhận được tâm lực của cô Thu rất lớn. Nhờ "cái" tâm lực ấy mà người bệnh khắp nơi kéo về nhờ vả, học tập, rèn luyện,... cộng với niềm tin và lòng quyết tâm, họ đã tự giải quyết được bệnh tật. Cô Thu là một tấm gương vượt khó thật tuyệt vời, đáng để cho chúng ta cùng học tập.

     Kim Hòa  hoakim276a@gmail.com  25/03/2013 06:21
  • Vũ Xuân Hoàn

    Mong sao nhiều người đọc được bài viết này để hiểu rõ hơn về môn Trường Sinh học. Là một môn sinh mới, tôi rất buồn vì chưa thuyết phục được nhiều người đi học, họ chưa có niềm tin, mà vẫn âm thầm chịu đựng sự đau đớn hành hạ của bệnh tật.

     Vũ Xuân Hoàn  xuanhoanlena@gmail.com  25/09/2012 23:36
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây