Kinh ngạc... chiến thắng "án tử hình" ung thư (Kỳ II)

Thứ năm - 17/05/2012 15:30
Hồ Thị Thu cầm bệnh án ung thư vú đã di căn ra toàn ổ bụng, về quê chờ chết. Rồi 22 năm trôi qua, cô Thu năm xưa đã lên bà, tóc bạc da mồi rồi mà cô vẫn sống khỏe. Sáu mươi nghìn người đã qua học ở “trường”, tất cả đều được bà Thu trực tiếp giảng bài rồi bà cùng vài người thân tín lần lượt mở từng Luân xa cho họ, ngồi thiền hết ngày dài lại đêm thâu cùng với họ.
Kinh ngạc... chiến thắng "án tử hình" ung thư (Kỳ II)

Kỳ II: Chuyện nhiệm màu của những người từ cõi chết trở về:
 

         Hồ Thị Thu cầm bệnh án ung thư vú đã di căn ra toàn ổ bụng, về quê chờ chết. Rồi 22 năm trôi qua, cô Thu năm xưa đã lên bà, tóc bạc da mồi rồi mà cô vẫn sống khỏe. Sáu mươi nghìn người đã qua học ở “trường”, tất cả đều được bà Thu trực tiếp giảng bài rồi bà cùng vài người thân tín lần lượt mở từng Luân xa cho họ, ngồi thiền hết ngày dài lại đêm thâu cùng với họ.
          Ngồi thiền như “Phật sống” mỗi ngày
          Có người không hiểu ngậm ngùi thương cảnh “vác tù và hàng tổng”, mình vì mọi người đến tận cùng của bà Thu. Rằng: bà phải nói ra rả cả ngày, phải đăng ký tạm trú và có thể còn chịu nộp phạt nếu ai vi phạm cho tất cả bệnh nhân. Thế mà nói xong, bà lại ngồi bất động hàng tiếng đồng hồ cùng biết bao nhiêu là người đến từ nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, nhiều tầng giới khác nhau. Nghe vậy, bà Thu mỉm cười cảm ơn, rằng: “Tui ngồi thiền là cách tui tự cứu tui. Không ngồi thiền là tui chết. Không làm việc thiện thì tui cũng chẳng còn là tui nữa”. Rồi bà cười, cái cười đặc chất nông dân ở miền “đất võ trời văn” Bình Định. Quê bà cát trắng nhức mắt, nghèo đến tận cùng. Nhà bà cũng nghèo nhất nhì trong khu vực, lại thêm tán gia bại sản do ung thư. Sự thật là vậy, nhưng chưa bao giờ bà thấy mình nghèo, cũng chưa bao giờ thấy thiếu gạo lứt nấu cơm, gạo lứt rang nghiền pha vào nước sôi để nguội mà sống qua ngày.
          Bà bảo, ở nước ngoài người ta nói Phật sống cũng chỉ ngồi thiền ở tư thế kiết già (tư thế cực kỳ “đẳng cấp” và khó ngồi: xếp bằng tròn, hai ống chân vắt chéo, hai mu bàn chân úp vào hai đùi, lòng bàn chân ngửa hướng lên trên) được vài tiếng. “Riêng tôi, nếu tính thế thì thành Phật lâu rồi. Mỗi ngày tôi ngồi 4 – 6 tiếng, ngày nào cũng vậy. Nếu chia ra, một ngày có 24 tiếng dành cho mọi hoạt động sống, tôi thường dành đến 1/6 quỹ thời gian để ngồi thiền, để nghiền ngẫm sự đời, giữ cho tâm thanh sạch hướng thiện, chìm sâu vào tĩnh lặng để thu năng lượng của vũ trụ mà trị bệnh cứu mình, rồi tìm cách cứu những người bệnh tận khổ khác” – bà Thu tâm sự.
          Trở lại thời điểm thập tử nhất sinh của bà Hồ Thị Thu vào năm 1990. Lê lết vào đến huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, gặp “thầy” Lương Đình Phú và tiếp cận với môn học chữa bệnh bằng Năng lượng Trường Sinh học, lúc đầu bà Thu cũng bán tín bán nghi. Gọi là không có con đường đường sống nào khác, không lẽ ngồi nhà chờ chết, thôi thì hy vọng gặp thầy gặp thuốc sống thêm ngày nào hay ngày đó. Sau một năm ngồi thiền, kỳ công học tập, bà Thu cảm thấy cơ thể mình ổn định, ăn được, ngủ được. Những cơn đau bớt dần, càng tin tưởng vào sức sống thần kỳ của con người khi tiếp cận được nguồn năng lượng vũ trụ đó để trị bệnh, bà càng quyết tâm học, với niềm tin mãnh liệt là mình có thể sống sót ở cõi trần còn bao dang dở mẹ già con thơ này.
          Công phu luyện tập, có niềm tin mãnh liệt vào môn học, có cái Tâm trong sáng để cái Thân khỏe mạnh giúp mình, giúp đời,… – Đó là bài học nhập môn của bà Thu khi đến với Năng lượng Trường Sinh học. Học gần hết “vốn” của thầy Phú, thầy lại chuyển bà Thu đến học thầy Trần Văn Mai (cũng ở Bình Dương”, một bậc thầy của ông Phú. Càng học càng thấy thanh thản đầu óc, cơ thể ổn định, bà từ 39kg tăng lên 62kg. Niềm tin và lòng hướng thiện là sức mạnh đầu tiên giúp bà Thu vượt qua bệnh tật. Bà tự hứa với lòng mình, hứa với hai bậc sư phụ đã đem đến một kiếp sống khác cho mình, rằng: “Con sẽ dành toàn bộ phần đời còn lại của mình để chữa bệnh cho bà con mình, không vụ lợi, không đòi hỏi bất cứ điều gì”. Sau này, có điều kiện đọc sách, cô “nông dân” Hồ Thị Thu mới hiểu, lời hứa hồn nhiên của mình với các thầy lúc đó, nó có cái gì rất giống lời thề Hyppocrater của ngành y trên thế giới – thứ mà bà chưa bao giờ nghe thấy! Các thầy thuốc nguyện chữa bệnh cho bất kỳ bệnh nhân nào, vượt qua bất kỳ khó khăn nào, không kể giới tính, quốc tịch, màu da, giàu nghèo, vượt qua mọi khắc nghiệt, tỵ hiềm, thù hận,… Trở về quê, sẵn có sức khỏe “môn học ban cho”, lại có vườn rộng, bà Thu chắt bóp mua gạch đá về xây dựng những căn nhà nhỏ để làm nơi tá túc cho người nghèo đến theo môn học nhằm chữa bệnh. Bà thu nạp đệ tử, biến vườn nhà mình thành ngôi trường tràn ngập tình thương yêu. Bà hiểu, bà từ cõi chết trở về. Những người bệnh không có tiền, không có cả niềm tin là mình thoát khỏi cõi chết kia đến với bà. Bà thương họ như thương chính cơ thể mình, bà tin họ như tin chính người thân của mình. Thế nên, đôi lúc ở vườn nhà bà Thu, số người ốm đau và người chăm sóc đông hơn một cái bệnh viện cấp tỉnh. Đủ ăn uống, ngủ nghỉ (không thu phí), cả trăm người và hơn thế nữa, nhưng tuyệt nhiên không mất vệ sinh, không có trộm cắp hay ẩu đả nghi kỵ nhau. Người ta sống với nhau bằng cái tình của con người với con người trong thảm họa bệnh tật!
          Bí quyết trong mỗi buổi tập thiền chữa ung thư
 
Cô Thu đọc tham luận tại Hội thảo hôm 27-3-2012. -  Ảnh: Nhật Minh.

          Bí quyết chiến thắng bệnh ung thư của bà Hồ Thị Thu chỉ đơn giản là ngồi thiền đúng cách. Khi bắt đầu ngồi thiền, hai bàn tay ngửa ra, 4 đầu ngón tay chụm lại và đặt trên hai đầu gối; mắt nhìn thẳng, hít vào bằng mũi thật sâu, thở ra bằng miệng thật sâu đủ 3 lần, rồi nhắm mắt lại, ngậm miệng lại, thở bằng mũi bình thường, trong tư thế ngồi thiền kể trên hàng giờ đồng hồ (trước khi kết thúc buổi thiền, cũng hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng thật sâu theo phương pháp đó, số lần đó, y như lúc bắt đầu). Sau đó, chìm vào trong tĩnh lặng tuyệt đối, cơ thể sẽ tự vận hành theo cơ chế của nó, suy nghĩ tập trung vào Luân xa số 7 ở đỉnh đầu hoặc là Luân xa số 6 ở trước trán (hình in trên TT&ĐS số trước), rồi để cơ thể vận động thu các nguồn khí, có thể là lấy khí lành vào và thải ra khí độc. Tùy theo bệnh tình hay cơ địa của mỗi người mà cố gắng vận khí vào một “cửa” Luân xa phù hợp, những người đã học cấp cao thì vận dụng thu khí ở một hay nhiều trong số 6 vị trí Luân xa đã quy định của cơ thể người. Luân xa số 1 không có chức năng chữa bệnh, tuyệt nhiên không ai được tò mò khai thác sử dụng Luân xa này.
          Khóa học 6 ngày sẽ giúp người tập ngồi thiền hiểu về từng Luân xa và đặc điểm trị bệnh của nó. Đặc biệt là người ta không thể tự mở Luân xa cho mình được, cũng không học qua băng hình hay sách vở được, mà phải có thầy đủ công lực thâm hậu để giúp mình làm việc đó. Sau khi lấy khí ấm, khí lành từ vũ trụ vào cơ thể mình, người bệnh sẽ được các vòng quay Luân xa và sức mạnh luyện tập của mình đẩy khí độc ra. Hoạt động đó gọi là “đẩy trược” (đầy tà khí ô trược ra ngoài). Các dấu hiệu “đẩy trược” đó, người thiền có thể cảm nhận được nó “bò” trên cơ thể, trên mặt mình như những “con sâu” thật sự, đôi khi còn cảm giác ai đó dùng lửa huơ trên mặt mình, có nước chảy nhẹ buồn buồn (nhột) trên mặt và cơ thể mình. Có thể cảm nhận được luồng điện bí ẩn đi vào 10 đầu ngón tay, vào các huyệt đạo trên cơ thể người tập thiền chữa bệnh đúng quy cách. Dần dà họ có thể điều khiển luồng khí chạy đi chữa trị bệnh ở từng vùng cơ thể. Người ta có thể học Cấp 1, bắt buộc ngày đầu tiên ngồi tập ít nhất 30 phút, rồi nâng dần lên trên 60 phút. Khi học Cấp 2 và Cấp 3 thì thời gian ngồi thiền và chế độ kiêng khem kéo dài và nghiêm cẩn hơn. Dĩ nhiên, năng lượng thu được cho việc trị bệnh và sống thanh thản khỏe mạnh cũng sẽ nhiều hơn, hiệu quả hơn. Kiêng nhất của môn học có lẽ là sự lười thiền, mất niềm tin và các suy nghĩ hành động xấu xa, hắc ám.
          Người học cũng được tìm hiểu về lịch sử ra đời môn học này, với ông tổ là vị Tiến sỹ Đasira Narada, một con người thành đạt và thông tuệ, người gốc Sri Lanka. Ông đã từ bỏ tất cả giàu sang phú quý, sự hiển đạt tột cùng để vào trong hang núi tuyết lạnh lẽo vùng nóc nhà thế giới Hymalaya tu luyện, tìm cách tự khai mở Luân xa cho mình, tìm ra “chìa khóa” khai mở Luân xa cho người khác. Rồi bí quyết này được truyền dạy mãi sang Việt Nam và đi khắp thế giới. Đó là một môn khoa học thực sự, được thế giới và Việt Nam ghi nhận.
          Bà Hồ Thị Thu, với tư cách là người phụ trách CLB Trường Sinh học ở Hội Vân quê mình, là Phó Chủ tịch phụ trách huấn luyện của Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe tỉnh Đắk Lắk đã phát biểu tại một cuộc hội thảo lớn về lĩnh vực này diễn ra ở thành phố Buôn Ma Thuột, hôm 27 tháng 3 năm 2012 vừa qua, như sau: “Nhớ ơn Tiến sỹ Đasira Narada – người Sri Lanka đã kỳ công ngồi thiền trong hang núi suốt 17 năm để tự khai mở Luân xa cho mình và tìm “chìa khóa” khai mở Luân xa cho người khác, khai sinh ra môn học chữa bệnh bằng việc đưa năng lượng vũ trụ vào cơ thể người – tôi đã nguyện dành cả đời chữa bệnh cho những người khác khi họ cần và tìm đến với tôi. Tôi thấy, Trường Sinh học là phương pháp dưỡng sinh rèn cả Tâm lẫn Thân. Để khắc phục được những trở ngại, xóa bỏ được những nguyên nhân dẫn đến rối loạn hệ thống điều chỉnh như hệ thống thần kinh, nội tiết, nhịp sinh học,… thì việc thực hiện dưỡng sinh Tâm là căn bản nhất. Bất kỳ ai, dù ở lứa tuổi nào, cũng cần coi dưỡng sinh Tâm là khâu quan trọng nhất của sự sống, vì việc điều khiển từng lời nói đến sai khiến chân tay làm việc, tái tạo mọi hành vi, mọi hoạt động đề do Tâm mà ra. Không ai có thể phủ nhận vai trò của dưỡng sinh Tâm trong việc nâng cao sức khỏe con người”. Trong tham luận, bà Thu cũng trân trọng trích lời của Giáo sư, Tiến sỹ, Viện sỹ, nguyên Viện trưởng Viện vật lý Việt Nam, ông Đào Vọng Đức: “Những người theo học Trường Năng lượng Sinh học với tôi cũng đạt kết quả cao và hết lời ca tụng. Trong khi đó, tôi rất ngạc nhiên vì một số người chưa tìm hiểu, chưa thực nghiệm đã hồ đồ vội bác bỏ. Thực tế, thái độ như vậy đối với khoa học là hoàn toàn không đúng”.
          Những người thoát “án tử hình” nói về “thuốc tiên”
          Thực tế, bà Thu không chỉ cứu được mình khỏi án tử hình ung thư di căn, trong số 60.000 người theo học ở chỗ bà, có rất nhiều người đã khỏi bệnh nan y. Nhiều người về quê sống và ngồi thiền thanh thản, khỏe mạnh. Cũng có nhiều người cảm cái nghĩa của bà Thu và môn học kỳ diệu đã tình nguyện ở lại cả đời, phục vụ không công cho công tác hướng dẫn, chăm sóc bệnh nhân đến cầu cứu “cô Thu” tại “trường” ở Hội Vân. Hoặc, bản thân họ cũng nối nghiệp bà Thu, đi khắp các tỉnh làm việc thiện bằng cách mở các Câu lạc bộ Năng lượng Trường Sinh học thu hút nhiều nghìn người tham gia.
          Hầu hết số này là người từ cõi chết trở về, họ muốn trả ơn cuộc đời. Đó là ông Nguyễn Thanh Nam, 58 tuổi, ở Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định, bị bệnh nan y, liên quan đến phổi, ho ra máu trong thời gian dài, nhờ luyện tập đã lành bệnh. Hiện ông Nam là người hướng dẫn luyện tập môn học này tại Bình Định. Đó là ông Cao Xuân Tiến, 57 tuổi, bị u phổi, viêm đại tràng rất nặng, nhờ luyện tập đã khỏi hẳn và đang tham gia giúp đỡ người khác ở quê nhà – thị trấn Ea Đ’Răng. Rất nhiều người mà chúng tôi phỏng vấn, họ đều thừa nhận mình đã ở tình trạng đóng quan tài, bệnh viện trả về,… Nhưng họ bảo: “Chúng tôi rất ngại nói lên báo chí mình bị bệnh ung thư, vì thật ra bệnh của tôi là ung thư, nhưng nói là ung thư thì người ta kỳ thị, họ còn nghĩ con cháu chúng tôi cũng sẽ bị ung thư, xóm làng nghĩ này nghĩ nọ”.
          Ông Cao Xuân Tiến nhiều năm là cán bộ giữ rừng có uy tín ở Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, rất đôn hậu và cởi mở, ông từ cõi chết trở về và muốn tri ân cuộc đời qua việc tự nguyện giúp đỡ người khác bằng cách mở lớp hướng dẫn tập dưỡng sinh Trường Sinh học trị bệnh. Điện thoại của ông Tiến là: 0914057921. Ông Tiến cho biết: “Tôi là thành phần bệnh nặng đến mức bệnh viện bó tay rồi. Thận, gan, dạ dày, đại tràng đều sắp… hỏng hết. Đi khắp bệnh viện ở Đắk Lắk, Sài Gòn, rồi cả viện Ung bướu TP HCM. Tôi trở về với hia chai nước truyền hai bên “thi thể”, gia đình bảo thôi thì tìm được thuốc nam, may ra sống thêm được ngày nào hay ngày đó. Ai cũng biết tôi là người ung thư phổi, nhưng văn bản người ta không ghi rõ như vậy, hoặc gia đình giấu mình vì sợ mình không đủ can đảm đương đầu với với bi kịch ở phía trước. Ông Tiến nói: Tôi kiên trì theo học, thế mà từ bấy đến nay sống khỏe được 7 – 8 năm rồi. Tôi phát động cả nhà tôi theo học môn này. Con giá tôi bị bướu đa nhân ở họng, bệnh viện Đà Nẵng phát hiện và kết luận đáng sợ. Con tôi cũng theo học Trường Sinh học Năng lượng, bây giờ khỏe mạnh, có chồng có con rồi”.
 
                    Ông Cao Xuân Tiến bây giờ là một Huấn luyện viên.

          Ông Tiến mỉm cười chua xót nhớ lại hồi mới khám bệnh: “Phổi của tôi có nhiều “chấm”, nguy hiểm đến mức người ta không dám nói đến đó nữa. Họ chỉ kể ra những cái bệnh còn có chút hy vọng chữa được, như gan nhiễm mỡ độ 2, ứ nước ở thận độ 2, hai bên thận hai hòn sỏi”.
          Bây giờ ông Tiến khỏe mạnh. Đặc biệt, sự liên kết giữa “trường” của bà Hồ Thị Thu và những người tâm huyết với môn học ở Đắk Lắk, nhờ những người tâm huyết như ông Tiến, đã có những phát triển đáng ngạc nhiên: Họ mở được 31 lớp, với gần 5.800 học viên. Ngoài cơ sở ở khắp nhiều huyện trong tỉnh Đắk Lắk, bà Thu và cộng sự còn mở các Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học ở: Phan Thiết (Bình Thuận), Cẩm Khê (Phú Thọ), Tam Kỳ (Quảng Nam),… với nhiều nghìn người tham gia.
          Giá mà tôi rủ được thông gia đi học thiền thì ông ấy đã không phải chết
          Ông Cao Đình Vinh (số điện thoại: 0976110069), người An Nhơn, Bình Định, 60 tuổi, cũng mắc bệnh nặng đến… hết thuốc chữa. Gan của ông đã bị xơ, chỉ ít thời gian tới là ngừng hoạt động hoặc chuyển sang ung thư gan. Bệnh viện Chợ Rẫy trả về, cơ may sống sót chỉ còn trong hy vọng… mong manh. Qua luyện tập, hết sức bất ngờ là đến nay ông Vinh đã sống thêm được 8 năm, hiện đang khỏe mạnh, giúp bà Thu phụ bệnh cứu người tại Hội Vân. Ông Vinh bảo: “Tôi đã gặp rất nhiều người bị ung thư đến đây chữa và kéo dài được sự sống, rồi trở về quê sinh sống bình thường. Một năm có tới 9 – 10 nghìn người đi đi về về tại cơ sở này, thật lòng tôi không nhớ hết được. Tôi chỉ nhớ là chính họ còn không hiểu tại sao mình khỏi bệnh. Đi khám bác sỹ cũng rất ngạc nhiên vì khối u không còn nữa. Nhiều chị em luyện tập “tiêu” mất cả khối u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
 
             Ông Nguyễn Xuân Thai ở TT Sông Thao, Cẩm Khê, Phú Thọ
               bây giờ cũng là Huấn luyện viên  (ĐT: 0978274098)

          Ông thông gia với tôi, cũng bằng tuổi tôi, bệnh như tôi, không đi luyện tập, chọn uống thuốc Tây nhưng không khỏi, ông ấy mất từ năm 2006. Tôi rất áy náy việc này, lẽ ra tôi nên bảo ông ấy đi tập cùng tôi, thì bây giờ ông đã không phải nằm dưới đất sâu những 6 năm rồi. Thú thực, lúc đầu tôi theo cô Thu tập luyện, tôi vẫn chưa tin tưởng là có thể khỏi bệnh. Chứ nếu không tôi đã rủ ông ấy đi học môn học này. Ông ấy chết với khối u 3m trong gan” – Ông Vinh buồn bã kể.
          Một bệnh nhân vượt qua ung thư tủy một cách kỳ lạ!
          Đặc biệt nhất trong số những người được phương pháp tập luyện màu nhiệm này cứu giúp, có lẽ phải là chị Hoàng Thị Minh Vũ, nhà ở thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (số điện thoại: 0906508677). Sinh năm 1977, làm nghề buôn bán nhỏ đang phát đạt và yên bình, bỗng nhiên Vũ lên cơn đau xương, đi khắp bệnh viện ở Quy Nhơn, Sài Gòn,… thì người ta mới phát hiện ra bị ung thư tủy. Khi Trung tâm Huyết học ở TP HCM trả Vũ về để vui với gia đình ngày nào hay ngày đó trước khi vĩnh viễn chia tay cõi sống, Vũ kiệt quệ cả Tâm lẫn sức. Cuộc sống mờ đi trước mắt, từ sáng đến tối cô chỉ nghĩ về cái chết và đắng lòng lo cho tương lai của cha mẹ, chồng con. Chân Vũ không đi được nữa, người nhà phải bế khi mang Vũ đến gặp cô Thu. Sau một tháng khai mở huyệt đạo luyện tập âm dương, Vũ có thể đi lại được. Nhưng bệnh ung thư tủy đã làm xương cô rệu rạo, hai xương khớp háng bị thoái hóa, không thể cử động giơ chân lên hoặc hạ chân xuống được. Cô không thể ngồi thiền theo phương pháp truyền thống, mà phải ngồi trên ghế, xoạc chân ra… để thiền. Cả lớp học, cả gia đình và khu dân cư xôn xao: Vũ có thể đi lại được sau một tháng luyện tập.
 
                         Cô Thu và Hoàng Thị Minh Vũ - Ảnh: TT&ĐS

          Đã 6 năm trôi qua, cô vẫn sống khỏe. Đặc biệt, khoảng nửa năm nay (từ cuối năm 2011), Vũ quyết tâm ngồi thiền ở mức 3 tiếng một ngày. Cô thấy sức khỏe trở lại với mình như có phép tiên. Với mức ngồi thiền “cao tay” như Vũ, bệnh ung thư đã được đẩy lùi. Vũ nói: “Bây giờ tôi có thể coi sóc con cái, nhà cửa, nấu cơm nước cho gia đình được rồi. Bệnh án của tôi rõ ràng là suy tủy, ung thư tủy. Bài học của tôi ở đây là: kiên trì ngồi thiền, có niềm tin vào môn học. Lúc đầu người nhà phải bế, cõng, học xong thì tôi đi được. Lúc thiền 30 phút thì vẫn yếu, thỉnh thoảng vẫn phải trực tiếp gặp và nhờ cô Thu phụ (chữa) bệnh cho, khi tôi ngồi thiền được 2 tiếng thì tôi khỏe hơn nhiều. Nhưng bệnh quá nặng, tôi quyết tâm phấn đấu ngồi lên 3 tiếng thì sức khỏe rất tốt. Hễ tôi giảm xuống ngồi 2 tiếng thì sức khỏe lại suy giảm, ăn uống kém, đầu óc kém linh hoạt. Điều đó cho thấy, thiền đối với tôi là sự sống và niềm tin, tinh thần tập luyện là do chính mình tạo ra, không có ai giúp đượcmình hết. Ở đây là một khoa học, một sự công phu, chứ không có “phép màu” nào cả”.

Xem tiếp Kỳ III:  Mọi người đều có thể tự mình... "chiến thắng" bệnh ung thư.

Tác giả bài viết: Nhóm Phóng viên Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Nguồn tin: www.tuoitredoisong.com số 77 ra ngày thứ Năm 26/04/2012.

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 264 trong 61 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 61 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây