Trường Sinh học trên đất Tây Nguyên

Thứ hai - 14/05/2012 09:17

Trường Sinh học trên đất Tây Nguyên

Tôi đến dự hội thảo mang theo một niềm tin mãnh liệt rằng qua cuộc hội thảo sẽ tạo ra tiền đề, tìm ra cú đột phá, tác động vào “cỗ máy” Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, kết nối chặt chẽ các tổ chức thành viên, hợp tác và liên kết, đưa tổ chức khoa học và kỹ thuật đi vào ứng dụng có hiệu quả cao, phục vụ sản xuất, đời sống và sức khỏe trong cộng đồng là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Về phần mình, chúng tôi tham luận một số vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động của “Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe” theo gợi ý của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.

Ông Lê Đình Châu - Chủ tịch Hội TNDS tỉnh Đắk Lắk


           Kính thưa các đồng chí! Kính thưa các vị đại biểu!
          Tôi đến dự hội thảo mang theo một niềm tin mãnh liệt rằng qua cuộc hội thảo sẽ tạo ra tiền đề, tìm ra cú đột phá, tác động vào “cỗ máy” Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, kết nối chặt chẽ các tổ chức thành viên, hợp tác và liên kết, đưa tổ chức khoa học và kỹ thuật đi vào ứng dụng có hiệu quả cao, phục vụ sản xuất, đời sống và sức khỏe trong cộng đồng là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.
          Về phần mình, chúng tôi tham luận một số vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động của “Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe” theo gợi ý của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.
          Kính thưa các vị đại biểu!
          "Sinh – Lão – Bệnh – Tử", là các giai đoạn cuộc sống đời người. Nó vận động, biến hóa, tồn tại và tiêu vong theo một lịch trình nghiêm khắc rất khoa học. Vài thập kỷ gần đây, khoa học hiện đại đã phát hiện lịch trình đó và gọi hiện tượng chuyển hóa “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là “đồng hồ sinh học”.
          Lịch sự nhân loại đã ghi nhận nhiều truyền thuyết về việc mưu tìm thuốc “trường sinh bất tử”, nhưng chưa có ai thành công. Do vậy, con người đã tiến lên làm chủ cuộc sống của mình, tìm ra lẽ sống qua việc tập luyện các phương pháp dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa.
          Trong lịch sử phát triển dưỡng sinh của loài người, Yoga xuất hiện trên 7.000 năm và phát triển mạnh ở Ấn Độ, tiếp đến là Khí công ở Trung Quốc, Zen ở Nhật Bản và Năng lượng Trường Sinh học hình thành từ đầu thế kỷ XIX ở Srilanca.
          Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, phong trào luyện tập thu năng lượng vũ trụ kết hợp sức mạnh tinh thần trong con người, mà chúng ta gọi là “Trường Sinh học Năng lượng” hay “Tâm năng dưỡng sinh” (Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Minh Hạc) được để cập phổ biến như một môn khoa học mới hấp dẫn ở các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,…
          Cuối mùa Thu năm 2005, “Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe” tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số: 2358/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Tôn chỉ của Hội ngay từ khi mới thành lập là lấy lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ” là mục tiêu chính, định hướng xuyên suốt quá trình hoạt động. Đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trên lĩnh vực Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học tự chữa bệnh không dùng thuốc. Đây là tổ chức vừa mang tính chất khoa học vừa mang tính chất quần chúng rộng lớn, tập hợp tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt địa giới hành chính, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp,… có nhu cầu tập luyện Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học.
          Người thường xuyên tập luyện Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học sẽ có ba cái lợi:
          1. Trước hết, giúp họ cân bằng tâm lý (Tâm và Thân), làm biến đổi nhân cách, lối sống,… hành vi con người luôn suy nghĩ và hành động hướng thiện, làm nhiều việc có ích cho gia đình và xã hội.
          Các nhà Đông-y cho rằng, yếu tố quan trọng hàng đầu của dưỡng sinh là dưỡng Tâm (Tâm ở đây là tâm hồn, linh hồn,… là “cơ thể” thứ hai của con người). Sách “Nội Kinh” có câu: “Điềm đạm vô tư, chân khí tùng chi”, nghĩa là: Đạm bạc vô tư, không màng danh lợi thì chính khí luôn tồn tại trong cơ thể, “con người năng lượng” đề kháng, chế ngự tà ngoại xâm nhập vào “cơ thể vật chất”, không gây bệnh tật.
          Tóm lại, “một tâm hồn trong sạch, trong một cơ thể khỏe mạnh”, thể xác và tâm hồn dính liền với nhau, thể xác tác động và ảnh hưởng đến tâm hồn, ngược lại tâm hồn tác động và ảnh hưởng đến thể xác. Tâm hồn trong cuộc sống quyết định hạnh phúc gia đình. Bác sỹ y học chữa được bệnh không chữa được tật. Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học cùng một lúc chữa được cả bệnh và tật mà không dùng thuốc.
          2. Tuệ Tĩnh – Danh y Việt Nam ở thế kỷ thứ XIV có câu thơ nổi tiếng:
          “Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần,
             Thanh tâm, tiết dục, thủ thân, luyện hình.”
          "Tinh – Khí – Thần" là “Tam bảo”, là báu vật của con người, y học cổ truyền xác định là vốn quý sức khỏe con người một cách khoa học.
          Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học duy trì ba báu vật “Tinh – Khí – Thần” phục hồi các rối loạn chức năng trong cơ thể, bổ sung những hao hụt về tình trạng sức khỏe, phục hồi các di chứng, ngăn chặn tai biến mạch máu não tái phát, ổn định và duy trì huyết áp ở chỉ số an toàn, làm chậm quá trình lão hóa,… Đó chính là những “kẻ giết người thầm lặng”.
          3. Tăng sức đề kháng trong cơ thể, thích nghi môi trường, chống đỡ những thông tin tiêu cực bên ngoài xâm nhập vào cơ thể hoặc tự sinh bên trong cơ thể. Chúng cư trú dưới dạng những cục đông hoặc di chuyển theo dòng máu, làm tắc nghẽn các Luân xa, gây ra những rối loạn chức năng như: thiếu máu cơ tim, hen suyễn, thấp khớp hoặc rối loạn cân bằng âm dương trong các kênh năng lượng bị nghẽn, các triệu chứng xuất hiện bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết và ngoại môi. Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học đưa nguồn năng lượng vào cơ thể, làm thay đổi nội tiết trong cơ thể, làm cân bằng nội môi, có thể tiếp cận được những khả năng đặc biệt và tận dụng nhiều khả năng khác mà cơ thể chưa được phát huy (Giáo sư, Tiến sỹ Y-khoa Đoàn Xuân Mượu).
 
Quang cảnh cuộc hội thảo khoa học, ngày 04-11-2010  -  Ảnh: TL

          Do điểm xuất phát đi lên của “Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe” còn rất thấp, tiền đề sẵn có của đội ngũ Hướng dẫn viên và Huấn luyện viên còn rất thiếu, trình độ chuyên môn không được đào tạo bài bản, nội dung đào tạo còn sơ cứng, không theo kịp đà phát triển khoa học và thực tiễn đặt ra. Do đó, những năm đầu tuy có đạt được một số kết quả nhưng hiệu quả không bền vững, thiếu sức thuyết phục. Phong trào Tâm năng Dưỡng sinh trong những năm đầu chậm phát triển, số người đến học không đông.
          Đứng trước tình hình đó, một số người lãnh đạo Hội Tâm năng Dưỡng sinh dám nhìn thẳng sự thật, tôn trọng sự thật và dám nói thật, tìm ra điểm đột phá để khơi dậy phong trào đi lên. Những người lãnh đạo Hội Tâm năng Dưỡng sinh đã đạp băng những rào cản, chống tư tưởng bảo thủ, hữu khuynh,… mạnh dạn quyết định kết nạp cô Hồ Thị Thu, Huấn luyện viên Câu lạc bộ Trường Năng lượng Sinh học Hội Vân ở Phù Cát, Bình Định làm Hội viên liên kết của Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe tỉnh Đắk Lắk từ cuối năm 2007. Cô Thu là Huấn luyện viên Cấp II, được đào tạo bài bản, nhiều kinh nghiệm, có đủ tâm đức và chuyên môn hướng dẫn mọi người tập luyện theo phương pháp ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học tự trị bệnh không dùng thuốc.
          Việc kết nạp cô Hồ Thị Thu làm Hội viên liên kết của Hội là bước đột phá khởi động lại phong trào luyện tập Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe. Bước đầu là khởi động lại phong trào luyện tập tại các xã, phường thuộc địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, như: Ea Tu, Tân An, Tân Lập, Tân Hòa, Tự An, Ea Tam, Ea Kao, Thống Nhất,… đã bị tan ra từ trước năm 2008. Đến nay, số người đến tập Dưỡng sinh Tâm năng ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học ngày càng đông, họ tự nguyện đứng ra thành lập Câu lạc bộ và đưa phong trào luyện tập vào nề nếp. Tiếp theo là các phường Tân Lợi, Thành Nhất, Khánh Xuân,… giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học, nhiều cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu tích cực hưởng ứng, có cả những cựu chiến binh và sĩ quan tại ngũ hàm cấp tá của Sư đoàn 470 đến tụ điểm tập dưỡng sinh theo phương pháp này. Chỉ tính riêng trong hai năm 2008 – 2009, Đoàn Hướng dẫn viên Hội Vân do cô Thu phụ trách trực tiếp hướng dẫn và thực hành tại Đắk Lắk là 2.852 người, tăng 286% so với 996 người do các Hướng dẫn viên Đắk Lắk hướng dẫn trong ba năm 2006 – 2008.
          Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: “Về phương diện học thuật thì khoa học nào cũng có giới hạn”; Chúng tôi không bao giờ hoang tưởng hoặc ngộ nhận Dưỡng sinh Tâm năng chữa bệnh bằng Trường Năng lượng Sinh học có thể đẩy lùi và tiến tới khỏi tất cả các bệnh. Nhưng kết quả mấy năm thực hành phương pháp dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học đã để lại nhiều dấu ấn hữu ích sâu đậm trong lòng người tập. Hầu hết cán bộ đương chức các cấp hay đã nghỉ hưu và các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện đều đánh giá tính đúng đắn khách quan về kết quả sau tập luyện, về vai trò của những người hướng dẫn lý thuyết và thực hành, tính hiệu quả cụ thể và thiết thực của phương pháp này. Sau một thời gian tập luyện, đã có những đánh giá khách quan rằng: dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học không những đã giúp họ dưỡng Tâm trong sạch, làm biến đổi nhân cách lối sống, hành vi ứng xử hướng thiện,… mà còn giúp họ phục hồi sức khỏe, đẩy lùi nhiều loại bệnh mãn tính mà lâu nay họ phải luôn mang theo trong khổ đau tưởng như tuyệt vọng. Bước đầu có thể thống kê sơ bộ một số loại bệnh mà bệnh nhân tại Đắk Lắk theo học, tự giác tập luyện tốt đã tự giải quyết được như: Thoái hóa đốt sống cổ, viêm đại tràng mãn, rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, thần kinh tọa, rối loạn thần kinh thực vật, tiểu đường, viêm tai giữa, đau đầu kinh niên, mất ngủ, có khối u lành tính, phục hồi các di chứng và ngăn ngừa sự tái phát tai biến mạch máu não, duy trì huyết áp ở chỉ số an toàn đối với người bị bệnh cao huyết áp, bệnh gút, thiếu máu cục bộ cơ tim, giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống đối với người bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, bệnh tê liệt toàn thân, phì đại tuyến tiền liệt, viêm xoang có mủ, viêm xung huyết dạ dày,…
          Việc truyền đạt lý thuyết và hướng dẫn thực hành của đội ngũ Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên có tính thuyết phục và đi vào lòng người là một yếu tố quan trọng, giúp người học tự xây dựng được niềm tin vào phương pháp tập luyện và tự giác ứng dụng luyện tập hàng ngày. “Niềm tin cũng là năng lượng tạo cho con người có sức mạnh. Khi tin tưởng có sức mạnh của các bộ phận trong cơ thê sẽ được huy động và điều đó có tác dụng trị bệnh” (Giáo sư, Tiến sỹ Y-khoa Đoàn Xuân Mượu). Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên cần hướng cho người tập luôn suy nghĩ hướng thiện, làm những điều tốt đẹp, làm theo lời Bác Hồ dạy trở thành những “người tốt, việc tốt”, không màng danh lợi thì chính khí mới luôn tồn tại trong cơ thể, có năng lực đề kháng đủ sức chế ngự, đẩy lùi tà khí,… là những nguyên nhân gây ra bệnh.
          Cần làm cho người tập nhận thức rõ nguyên nhân gây bệnh có đến 90% là do bên trong cơ thể tự gây ra (bệnh tại Tâm), chỉ có 10% do các tác nhân bên ngoài. Do đó, việc chữa bệnh cần thiết phải sử dụng “thầy thuốc” chính mình (tự giác tập luyện), không được ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ nhiều vào người khác điều chỉnh, hỗ trợ năng lượng (phụ bệnh). Phương pháp dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học là phương pháp mà người bệnh phải tự lực cánh sinh, tự mình tập luyện cho mình, để phòng bệnh và tự trị bệnh, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Người tập luyện theo phương pháp này phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc của môn học, nhất thiết không được bỏ tập một ngày nào, coi việc tập luyện như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì nếu bỏ tập thì các Luân xa sẽ bị bít lại, các Kinh Lạc lại bị tắc nghẽn, cơ thể trở lại mất cân bằng cục bộ,… và bệnh tật sẽ quay trở lại.
 
                      Bìa bản tham luận  -  Ảnh: Nhật Minh.

          Phương pháp dưỡng sinh ứng dụng lượng Trường Năng Sinh học là một phương pháp khoa học, người tập ít tốn kém, một minh chứng mới của ngành Y-tế, đã và đang được thực hiện tích cực theo Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị “về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Các nhà khoa học có uy tín và tâm huyết đánh giá tính hiệu quả rất cao nếu người thầy thuốc biết kết hợp với ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học trong điều trị cho người bệnh. “Khoa học Dưỡng sinh Tâm năng hay Trường Năng lượng Sinh học mang tính chất khoa học tâm lý (tâm linh) cả về mặt thông tin, cả về mặt điều hòa năng lượng để nâng cấp tiến hóa con người đã có lịch sử từ ngàn năm, là tài sản vô giá của nhân loại, nó vẫn tồn tại phát triển trong thế kỷ 21” (Tiến sỹ, Bác sỹ Đào Bội Hoàn).
           Từ những nhận thức trên, chúng tôi kiến nghị:
          1. Cho phép Hội thành lập trung tâm có tên gọi: “Trung tâm Dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học chữa bệnh không dùng thuốc”, trực thuộc Tỉnh Hội. Cấp cho Trung tâm 1.000 mét vuông đất làm hội trường có sức chứa 200 người đến luyện tập và làm nhà trọ có sức chứa 50 người cho những người ở xa nghỉ lại (không thu tiền) khi đến theo học suốt khóa 6 ngày.
           2. Cho phép tổ chức Hội thảo khoa học về phương pháp Dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học chữa bệnh không dùng thuốc, mời một số giáo sư, tiến sỹ đang nghiên cứu, ứng dụng phương pháp này trong cả nước về báo cáo (do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk chủ trì).
          3. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk chủ trì Hội thảo với tiêu đề “Tăng cường sự kết hợp phương pháp ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học với trị liệu Đông-y”. Vì trên thực tế 4 năm qua cho thấy, để việc ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học có hiệu quả cao cần thiết phải biết kết hợp với trị liệu Đông-y truyền thống là rất quan trọng.
           4. Để có chứng lý khoa học về ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học chữa bệnh không dùng thuốc, đề nghị Sở Khoa học & Công nghệ giao cho chúng tôi nghiên cứu thực nghiệm khoa học một số bệnh đang phổ biến ở tỉnh ta hiện nay.
           5. Tăng mức trợ cấp ngân sách từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng mỗi năm, đủ chi phí tổ chức các lớp căn bản, in ấn tài liệu và tiền vé xe, xăng cho cán bộ và hướng dẫn viên đi công tác.
          Sau cuộc hội thảo này, chúng tôi tin tưởng sẽ được các ngành, các tổ chức thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đánh giá một cách đúng đắn phong trào Tâm năng Dưỡng sinh chữa bệnh bằng phương pháp ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ nhận được sự ủng hộ khuyến khích của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp chấp nhận những kiến nghị trên, tạo điều kiện cho Hội chúng tôi tiếp tục đi trên đường hành thiện phục vụ cộng đồng ngày càng tốt hơn.
 
          Báo cáo tham luận “SỨC SỐNG DƯỠNG SINH TÂM NĂNG ỨNG DỤNG TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC PHÁT TRIỂN TRÊN ĐẤT TÂY NGUYÊN ĐẮK LẮK, ĐỂ LẠI SÂU ĐẬM HỮU ÍCH TRONG CỘNG ĐỒNG” tại Hội thảo do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức, ngày 04 tháng 11 năm 2010. Tác giả: Lê Đình Châu, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk – đương nhiệm Chủ tịch Hội Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe tỉnh Đắk Lắk khóa I (2005 – 2010) và khóa II (2010 – 2015).

Tác giả bài viết: LÊ ĐÌNH CHÂU (Chủ tịch Hội Tâm năng Dưỡng sinh tỉnh Đắk Lắk)

Nguồn tin: Báo cáo tham luận tại Hội thảo "Sức sống dưỡng sinh tâm năng..." ngày 04/11/2010.

Tổng số điểm của bài viết là: 70 trong 16 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 16 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây