Tồn tại hay không "Trường Sinh học"?

Thứ sáu - 06/01/2023 05:09
Những phần rút trích cho ngắn gọn và trọng tâm dưới đây của một học giả bàn về sự tồn tại của "Trường Sinh học", theo cá nhân tôi cho rằng rất đáng được chúng ta quan tâm:
Tồn tại hay không "Trường Sinh học"?

          1/- Về khái niệm “Trường” trong vật lý:
          Thật ngắn gọn, trường là dạng tồn tại của vật chất mà các tương tác cơ bản được thực hiện thông qua nó. Tương ứng với bốn dạng tương tác đã biết, ta có bốn loại trường: trường hấp dẫn, trường điện từ, trường mạnh và trường yếu.
          2/- Về các kênh thông tin vật lý của cơ thể:
          Đến tận thập niên cuối của thế kỷ XX, những khả năng tiềm ẩn của con người vẫn được xem là không thể hiểu, và khái niệm “Trường Sinh học” đã được dùng như một biện pháp cứu cánh. Nhưng chúng ta đã hiểu gì về các "trường" vật lý – chính xác hơn là các kênh vật lý – của bản thân chúng ta? 
          Những tín hiệu điện của cơ thể, như điện tim chẳng hạn, đã được đưa vào thực hành y học từ lâu. Nói cách khác, điện trường của cơ thể là khái niệm không xa lạ. Nhưng từ trường tần số cực thấp, bức xạ hồng ngoại và bức xạ siêu cao tần, sự huỳnh quang hóa và các tín hiệu âm thanh cùng vi sinh quyển khí của cơ thể lại là những gì chưa quen thuộc. Lý do: các tín hiệu đó có cường độ vô cùng nhỏ yếu, khiến các kỹ thuật ghi đo gần đây mới nắm bắt được chúng. Xin đưa vài ví dụ: 
          - Từ trường của não có độ cảm ứng từ cỡ 10 mũ -14 Tesla, trong khi giá trị tương ứng của từ trường trái đất là 10 mũ -5. Dễ hình dung phép đo một tín hiệu nhỏ hơn can nhiễu một tỷ lần (!) sẽ gặp những khó khăn gì. 
          - Ví dụ khác là bức xạ hồng ngoại với công suất 10 mũ -12 W/cm2 ở các đầu ngón tay, nằm ở vùng bước sóng 8 – 14 m. Ở một số người, công suất bức xạ hồng ngoại có thể đến 300W. Đáng chú ý là bức xạ đó được cơ thể tiếp nhận dễ dàng (ngưỡng cảm giác da là 10 mũ -14 W/cm2). Trong các hiện tượng thuộc về "Trường Sinh học", vai trò của các cơ chế tiếp nhận, khuếch đại và xử lý tin như vậy, theo chúng tôi có thể là yếu tố quyết định. 
          - Một thí dụ khác là khí công. Các nhà khoa học Đại học Vũ Hán đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt, được các nhà khoa học Mỹ khẳng định lại. Họ đặt hoá chất O-N-propyl-O-allylthiophosphoramide trong một chiếc hộp và cho nhà khí công vận công tác động từ bên ngoài. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được đo trước và sau khi tiến hành thí nghiệm. Kết quả thật đáng kinh ngạc: phổ NMR thay đổi, cho thấy nhà khí công đã phát ra bức xạ điện từ! Còn động tác múa may của nhà khí công? Theo James Ma, giáo sư vật lý của Đại học Hong Kong, nhà khí công múa theo một nhịp độ xác định (tần số xác định) là để các photon của nước trong cơ thể hấp thụ năng lượng của trường địa từ theo cơ chế cộng hưởng từ hạt nhân!
          Chúng tôi xin bổ sung hai vấn đề. 
          + Thứ nhất: Các trường điện từ điều trị, trường địa từ và các trường sinh lý tác động cơ thể chủ yếu qua các cơ chế cộng hưởng (cộng hưởng cyclotron, cộng hưởng Jacobson, cộng hưởng Schumann,...) vì chúng có cường độ rất yếu. 
          + Thứ hai: Hiểu biết về nước cấu trúc trong cơ thể đã có bước phát triển về chất, từ một môi trường hỗn loạn sang một cấu trúc giả tinh thể phù hợp về cấu hình các đại phân tử sinh học. 
          Điều đó cho phép tạo cấu trúc "đơn vị sinh học – cơ chất nước" như một không – thời gian sinh học đặc biệt, để thực hiện các hiện tượng tập thể và cộng hưởng, có thể là không thể thiếu trong các hiện trượng "siêu nhân". 
          3/- Về “Trường Sinh học” theo quan điểm Vật lý lượng tử: 
          Nói tới trường là nói tới các lượng tử của trường. Ví dụ lượng tử của trường điện từ là photon và tương tác giữa các điện tích chẳng hạn, được quy về sự trao đổi photon giữa chúng. Nếu công nhận trường sinh học, cần chỉ ra lượng tử của nó – một "hạt cơ bản sinh học" nào đó khác với những hạt cơ bản đã biết. Hiện chưa có cả mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm cho thấy một hạt như thế. 
          Có thể phản bác bằng lập luận: không ai nghi ngờ sự tồn tại của trường hấp dẫn, nhưng lượng tử của nó – các graviton – đâu đã được tìm ra. 
          + Có những khác biệt rất cơ bản ở hai trường này. Trường hấp dẫn có mô hình toán học hoàn chỉnh, được đa số giới khoa học thừa nhận (lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein), còn trường sinh học thì không. 
          + Cơ bản hơn là, trường hầp dẫn vô cùng yếu (xin đưa con số so sánh: nếu cường tương tác mạnh là 1, thì trường điện từ là 10 mũ -4, trường tương tác yếu là 10 mũ -20, còn trường hấp dẫn là 10 mũ -40 !), vì thế hiện chưa ghi nhận được các lượng tử của nó. Trong khi đó, trường sinh học có cường độ tạm xem là đủ lớn, có thể viễn di sinh học cơ mà (bẻ cong thìa hoặc di chuyển đồ đạc bằng ý nghĩ – success). Tại sao không thể tìm được "hạt cơ bản sinh học" đó? 
          + Và trong cơ thể, chỉ mới thấy các hạt "thông thường" chung cho cả thế giới sống và không sống như các điện tử, proton, neuron... mà thôi. Trên thực tế, chưa bao giờ giới khoa học quan tâm tới một hạt như thế. Đâu là lối thoát cho "Trường Sinh học" 
          Một phản bác khác: Vật lý hạt cơ bản đâu đã đạt tới chân lý cuối cùng. Bằng chứng: điện tử, proton,... không còn được xem là cơ bản nữa, mà là những hạt có cấu trúc từ các quark với điện tích phân số. Chúng vẫn chưa được tìm ra. Liệu có một quark sinh học tồn tại trong cơ thể không nhỉ? Về hình thức lập luận này có lý. 
          Hãy cho rằng có một "quark sinh học" khác quark thường. Khi đó không hiểu tại sao các hạt cơ bản từ hai loại quark này không có điểm khác biệt. Vì các quark chỉ cấu trúc cơ thể một cách thứ cấp qua các hạt cơ bản, nên nếu các hạt cơ bản từ hai loại quark không khác nhau, có thể kết luận "quark sinh học" không có vai trò gì trong cơ thể sống. 
          Có thể có những lập luận khác mà logic dễ gần tới mức siêu hình. Ví dụ lập luận: chỉ tổng các hiện tượng đặc biệt, quark và hạt cơ bản "sinh học" mới thể hiện bản chất của mình. Chúng tôi không có khả năng phân tích logic nội tại của những lập luận như vậy. Chỉ xin nêu một hệ quả. 
          Chúng ta đều biết nhiều chất vô cơ của thế giới không sống có ảnh hưởng tới tâm sinh lý, tới hành vi con người, tham gia cấu trúc hoá và chức năng hoá hệ sống. Ví dụ các nguyên tố vi lượng. Phải chăng khi vào cơ thể, dưới tác động của một "Trường Sinh học", một "sức sống" đặc biệt mà chúng từ thế giới "chết" trở nên "sống"? Liệu đó có phải là "linh hồn" như các tôn giáo vẫn quan niệm hay không? Câu trả lời xin nhường cho các học giả. 
          4/- Kết luận: 
          Vấn đề cốt tử cuối cùng: Vậy, cái gì phân biệt thế giới sống với thế giới không sống? Một câu hỏi tương tự dễ trả lời hơn là, ở mức độ tổ chức nào, cơ thể toàn vẹn, cơ quan, tế bào, phân tử, dưới phân tử hay ở mức hạt cơ bản, hệ sống bắt đầu thể hiện "đặc trưng sống" của mình? Và để giải thích các hiện tượng sống, đã cần một "vật lý mới" hay chưa? 
          Chỉ xin kết luận bằng một nhận định, hiện chưa chín mùi cho sự xuất hiện một vật lý mới, khi giới hạn cuối cùng của vật lý cũ trong việc giải thích bản chất thế giới sống vẫn chưa đạt tới. 

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 173 trong 42 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 42 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây