Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Kha, nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện K (Hà Nội): Nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hóa, tuần hoàn, hô hấp, điện não,… người ta thấy thiền tác động đến tất cả các cơ quan, làm thay đổi hoạt động của cơ quan theo hướng tích cực, giúp cơ thể khỏe về thể chất và tinh thần.
Thiền làm cơ thể tiêu hao ít năng lượng, thấy rõ nhất qua nhịp tim, nhịp thở đều giảm thấp xuống, hạn chế được sự tấn công của các gốc tự do, làm não yên tĩnh, kéo dài tuổi thọ. Tư thế thiền kinh điển là kiết già. Ban đầu có thể ngồi bán kiết già hoặc ngồi trên ghế tựa.
Khi thiền, nhịp tim giảm 3 – 4 nhịp/phút nên kéo dài đời sống của tim. Một số trường hợp như huyết áp cao, biến loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, thiền cũng giúp ổn định bệnh. Một số người bị hen, tập thiền sẽ điều chỉnh được hô hấp, cắt được cơn hen, lâu dài chữa được bệnh hen.
Người tập thiền thâm hậu chỉ thở 3 – 4 nhịp/phút, có người chỉ thở 1 lần/phút. Để có hiệu quả, nên tập thiền ở nơi thoáng mát, yên tĩnh vào những giờ nhất định như sáng sớm hay tối trước khi đi ngủ (người tập thiền tốt rồi thì có thể tập ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào cũng có thể nhập thiền).
Phó Giáo sư Kha cho biết, theo y học phương Đông, thiền có tác dụng phòng bệnh do có thể tạo ra trạng thái cân bằng nội môi, cân bằng giữa cơ thể và môi trường sống, tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe. Khi thiền, não trong trạng thái yên tĩnh, các ion của não chuyển động thấp và trật tự nhất; não lúc này dễ cảm nhận được những biến loạn cơ thể, giúp phát hiện bệnh sớm.
Với thần kinh não bộ, thiền là một phương pháp thể dục vệ sinh tốt nhất đối với não bộ vì não được yên tĩnh, không tiêu hao nhiều năng lượng nên giảm gốc tự do, chậm lão hóa tế bào thần kinh não. Thiền giúp điều khiển một số biến loạn thần kinh não như nhức đầu cơ năng.
Thiền trước khi ngủ tránh được mất ngủ, ngủ ngon giấc, không mộng mỵ, ác mộng. Thiền giúp trí nhớ tốt, tránh được bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer), tránh run tay ở người già.
Với hệ cơ xương, thiền chống được hội chứng chuột rút ở người già. Thiền lâu dài có thể chữa được bệnh đau xơ cơ tỏa lan, giúp đi lại vững chắc, không lập cập ở người già.
Với cột sống, thiền tránh được đau cột sống lưng đối với hội chứng đau thắt lưng khi ngồi nhiều. Khi thiền với tư thế kiết già hay bán kiết già, cột sống thẳng, không cong gấp.
Với hệ tiêu hóa, tập thở kiểu thiền làm nhu động ruột được điều hòa, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, tránh táo bón.
Làm sao để đạt hiệu quả khi ngồi thiền: Ngồi tư thế kiết già chỉ là khó khăn ban đầu khi một người bước vào học thiền, cái khó nhất là có thể khống chế được suy nghĩ mông lung đủ loại vướng bận của sống thường nhật. Ban đầu bạn phải hết sức cố gắng, về sau thông qua quá trình rèn luyện tâm tính bạn sẽ dần làm chủ được cảm xúc của bản thân và không bị động tâm bởi những tác động từ bên ngoài.
Tác giả bài viết: HOÀNG KỲ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ở Củ Chi có mở lớp không bạn.
@Nguyễn Ngọc Nam bạn đã tham gia học chưa ? nếu chưa thì hôm nay (20.02.23) sẽ tố chức ở 1 địa điểm duy nhất trong HCM: 40-42 Đường số 29,KP, chợ An Dương Vương, Phường 10, Quận 06.
@Hiếu Cô Như ko còn dạy nữa thì Anh còn biết ai ở khu vực HCM Ko ah? Xin cảm ơn
Mong em về nhà quyết tâm luyện tập! Đi học mới chỉ là bước khởi đầu, như là gieo hạt giống xuống thôi. Mình phải thường xuyên chăm sóc, tưới tắm thì hạt giống mới cho quả ngọt được. Quãng đường sẽ có gian truân nhưng sẽ luôn luôn có người giúp đỡ em nhé!
Trường Sinh ươm cội tình yêu
Vun tròn quả phúc bên nhau suốt đời.
Ai có duyên thì hãy đến với môn học để có cơ hội tận hưởng nguồn năng lượng vô giá của trời đất để chất lượng cuộc sống được nâng cao, sống khỏe mạnh, an lành và hạnh phúc.
Còn mình? Xin hãy... bình thân,
Ngồi thiền trở lại, tinh thần thêm tươi.
Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là một trong những cách tự chữa bệnh hiện được rất nhiều người quan tâm vì vừa đơn giản lại dễ thực hiện.
Thời gian tốt nhất để ngồi thiền là thực hiện ngay sau khi tỉnh dậy. Vào thời gian khác cũng có thể ngồi thiền bình thường nhưng tốt nhất là phải sau bữa ăn ít nhất một tiếng.
Em cũng có tâm trạng như chị vì trong người quá nhiều bệnh tật. Nhiều lúc hay nghĩ quẩn muốn chết đi cho xong chuyện. Rồi em cũng theo tập thiền nhưng hình như em ko có duyên nên ngồi đã đc 3 tháng rồi nhưng chưa thấy có chuyển biến gì chị ạ.