Môi trường bên trong và nội cân bằng

Thứ năm - 15/03/2018 05:04

Môi trường bên trong và nội cân bằng

Nội cân bằng được tồn tại trên cơ sở sự hoạt động đồng bộ của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể. Khi một bộ phận hay một hệ cơ quan nào đó cần tăng cường hoạt động thì các bộ phận, các hệ cơ quan khác sẽ điều chỉnh hoạt động của mình nhằm thiết lập lại nội cân bằng cho cơ thể. Nhờ đó các bộ phận, các cơ quan liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động chung của cơ thể. Đó chính là khả năng tự điều chỉnh mình trong quá trình hoạt động sống.
 
          Môi trường bên trong (nội môi)
          Cơ thể người là cơ thể đa bào. Các tế bào nằm sâu bên trong không thể trực tiếp trao đổi với môi trường ngoài. Các tế bào, các mô thực hiện sự trao đổi chất thông qua môi trường bên trong hay nội môi. Đối với cơ thể người, nội môi bao gồm máu, bạch huyết và dịch gian bào (hay nước mô).
          Đặc điểm của nội môi là sự ổn định tương đối về thành phần hóa học của chúng dẫn tới sự ổn định tương đối về mặt tính chất lý hóa của nội môi. Sự ổn định đó đã tạo ra sự cân bằng trong hoạt động của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể, được gọi là nội cân bằng.
          Nội cân bằng được tồn tại trên cơ sở  sự hoạt động đồng bộ của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể. Khi một bộ phận hay một hệ cơ quan nào đó cần tăng cường hoạt động thì các bộ phận, các hệ cơ quan khác sẽ điều chỉnh hoạt động của mình nhằm thiết lập lại nội cân bằng cho cơ thể. Nhờ đó các bộ phận, các cơ quan liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động chung của cơ thể. Đó chính là khả năng tự điều chỉnh mình trong quá trình hoạt động sống.
          Khả năng tự điều chỉnh.
          Tự điều chỉnh là khả năng cơ thể thiết lập lại trạng thái cân bằng sinh lý ban đầu. Đó cũng là tính chất chung của tất cả các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, huyết áp động mạch của người khoẻ mạnh luôn ổn định ở mức 120/80 mmHg; Thân nhiệt của con người luôn ổn định ở 37oC.  Mọi sự thay đổi về huyết áp và thân nhiệt đều làm cho ta cảm thấy khó chịu do sự cân bằng sinh lý bị rối loạn.
          Rối loạn nội cân bằng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, buộc hệ thần kinh phải tăng cường hoạt động nhằm tái thiết lập lại trạng thái ban đầu bằng cách thông báo để huy động sự hoạt động của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể. Kết quả cơ thể đã tự điều chỉnh, thiết lập lại cân bằng sinh lý ban đầu.
          Độ pH của máu ở 37oC bằng 7,35. Chỉ số này luôn được ổn định. Nếu  độ pH của máu thay đổi 0,2 đã gây ra các rối loạn trong hoạt động cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.  Quá trình trao đổi chất  biến động liên tục nên nồng độ ion H+ và OH – cũng biến động. Tuy nhiên, nhờ có các hệ đệm trong máu làm cho pH của máu luôn được ổn định.
          Cơ chế điều tiết các chức năng trong cơ thể
          Mọi hoạt động trong cơ thể đều được điều tiết bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
          Trong lịch sử tiến hóa lâu đời của động vật, sự điều tiết bằng cơ chế thể dịch được xuất hiện sớm nhất. Ở động vật bậc thấp, không có hệ thần kinh thì phương thức điều tiết các chức năng chỉ duy nhất bằng con đường thể dịch.
          Ví dụ, khi ta kích thích vào một điểm nào đó của con amip, nó sẽ phản ứng bằng cách toàn thân co rúm lại. Sở dĩ có hiện tượng đó là do tại điểm bị kích thích đã tiết ra một chất hoá học đặc biệt. Chất hóa học này được vận chuyển khắp cơ thể tác động vào các bộ phận  khác nhau của amip, làm toàn thân amip co rúm lại.
          Trong quá trình tiến hóa đã xuất hiện một số chất hóa học có hoạt tính cao gọi là hoocmon được sản sinh ra trong các tuyến đặc biệt, gọi là tuyến nội tiết.
          Đặc điểm của điều tiết các chức năng bằng con đường thể dịch là chậmkém chính xác, ảnh hưởng lâu dài, nhất là ở những cơ thể đa bào và động vật bậc cao. Vì vậy ở động vật bậc cao, bên cạnh con đường điều tiết bằng thể dịch, sự điều tiết các chức năng còn được thực hiện thông qua con đường thần kinh.
          Về mức độ tham gia sự điều tiết các chức năng trong cơ thể người của hai con đường thần kinh và thể dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó thay đổi theo các trạng thái chức năng của cơ thể, phụ thuộc vào đặc điểm của các phản ứng khác nhau và theo lứa tuổi.


Cân bằng nội môi - xu hướng của một hệ thống để duy trì tương đối ổn định
 
          Ở người trẻ, vai trò điều tiết mọi hoạt động của hệ thần kinh chiếm ưu thế nên các phản ứng nhanh và chính xác. Càng về già, ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh giảm dần, Trong khi đó vai trò của các yếu tố thể dịch lại tăng dần lên.  Kết quả phản ứng của người già chậm chạp hơn so với người trẻ.
          Về mặt tính chất, ảnh hưởng của yếu tố thần kinh và thể dịch cũng không giống nhau. Các phản xạ thường xuất hiện nhanh, xuất hiện từng cơ quan riêng biệt và không để lại hậu quả kéo dài. Trong khi đó tác dụng của các chất hóa học, các hoocmon thường xảy ra chậm,  kéo dài và làm thay đổi đến nhiều bộ phận và cơ quan trong cùng một lúc.
          Tóm lại
          Hệ thần kinh đã liên kết các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất. Nó điều tiết mọi hoạt động của cơ thể nhằm đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể với môi trường, đảm bảo trạng thái cân bằng sinh lí để cơ thể thích nghi được với các điều kiện luôn thay đổi của môi trường. Tất cả những điều đó thực hiện được là nhờ sự liên kết chặt chẽ trong sự hoạt động của hệ thần kinh và hệ thống các tuyến nội tiết qua cơ chế điều tiết các chức năng trong cơ thể bằng con đường thần kinh – thể dịch. Hai yếu tố đó luôn tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong mối liên hệ thống nhất.
          Các yếu tố thể dịch có khả năng tác động ảnh hưởng tới sự hoạt động của các yếu tố thần kinh. Ngược lại hệ thần kinh có khả năng kiểm soát, định mức quá trình tổng hợp và bài xuất các hoocmon của các tuyến tiêu hoá.
          Sự phối hợp giữa 2 cơ chế điều tiết thần kinh và thể dịch, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Nguồn tin: www.thuviensinhhoc.com

Tổng số điểm của bài viết là: 157 trong 37 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 37 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây