Trị chứng tăng huyết áp nhờ Trường Sinh học

Thứ sáu - 21/10/2016 05:05
Thực tế, qua các kết quả kiểm tra lâm sàng cho thấy, tập Thiền Trường Sinh học có tác dụng điều trị khá tốt đối với một số bệnh mạn tính dễ tái phát như: suy nhược thần kinh, hội chứng tiền mãn kinh, bệnh mạch vành, viêm phế quản mạn tính, loét dạ dày tá tràng và tăng huyết áp.
Trị chứng tăng huyết áp nhờ Trường Sinh học
          Tăng huyết áp là khi dương khí dâng tràn lên ở thượng tiêu (phần trên cơ thể) gây nên mất cân bằng âm dương (dương thịnh âm suy và âm hư hỏa vượng), rối loạn khí (chân khí trì trệ, khí bốc ngược lên đầu, tụ lại ở ngực), bế tắc kinh mạch,… Với những người tăng huyết áp nên tránh luyện tập những động tác mạnh và tiêu hao năng lượng nhiều như: tập tạ, chạy marathon, võ thuật, tennis,… vì sẽ làm hệ trực giao cảm thêm hưng phấn (dương thịnh), tuần hoàn máu quá nhanh. Hậu quả là co cơ bắp, gia tăng lưu lượng máu và gây tăng huyết áp. Người mắc chứng tăng huyết áp chỉ nên tập những môn thể dục nhẹ nhàng, thư giãn, ít tiêu hao năng lượng. Thực tế, qua các kết quả kiểm tra lâm sàng cho thấy, tập Thiền Trường Sinh học có tác dụng điều trị khá tốt đối với một số bệnh mạn tính dễ tái phát như: suy nhược thần kinh, hội chứng tiền mãn kinh, bệnh mạch vành, viêm phế quản mạn tính, loét dạ dày tá tràng và tăng huyết áp.
          Khi luyện tập Thiền Trường Sinh học, người tập ngồi ở tư thế thoải mái, cơ thể thả lỏng thư giãn hoàn toàn, trở về trạng thái “tĩnh tâm vô thức”, giúp loại bỏ sự căng thẳng thần kinh – một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Động tác thở sâu nhẹ nhàng có kiểm soát còn giúp hơi thở được điều hòa, đưa máu xuống thận đầy đủ, tránh bài tiết chất renin, gia tăng khí CO2 làm giãn nở mao mạch ngoại biên, quân bình hệ trực và đối giao cảm,… từ đó giúp huyết áp ổn định.
          Khi luyện tập Thiền Trường Sinh học môn sinh cần lưu ý tập đúng hướng dẫn, tập đủ thời gian, tập đều hàng ngày và tập đạt yêu cầu “tĩnh tâm vô thức”. Mức độ, thời gian luyện tập cần căn cứ theo tình trạng bệnh, thể chất, việc làm, nghỉ ngơi,… để sắp xếp thích hợp, có thể tăng dần đều thời lượng nhưng không nên tập quá sức. Tốt nhất là nên tham khảo những người có nhiều kinh nghiệm và lựa chọn cho mình một vị “hướng dẫn viên” có uy tín để thường xuyên chia sẻ trao đổi những khi cần thiết. Hàng tuần cũng nên dành thời gian đến tụ điểm tập luyện để cùng nhau “hưởng lực” tập thể. Không nên luyện tập lúc bụng đói và cũng không nên luyện tập ngay sau khi vừa ăn no. Khi bụng đói, đường ruột trong trạng thái rỗng, nếu luyện tập thường làm tăng thêm cảm giác đói. Sau khi vừa ăn no, bụng trướng đầy sẽ gây trở ngại, ảnh hưởng đến chất lượng tập.

 

Tác giả bài viết: HÀN NHUỆ CƯƠNG (tổng hợp)

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 115 trong 28 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 28 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyen My

    Bài viết chưa có thực nghiệm chứng minh, lý thuyết suông, không có dẫn chứng cụ thể,... Phải có đề tài nghiên cứu.
    Ước mong viết lại đầy đủ hơn.
    Thân ái!

     Nguyen My  nguyenmygialai@gmail.com  21/10/2016 18:26
Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây