Con đường của trái tim?

Thứ hai - 24/06/2013 05:54

Con đường của trái tim?

“Với cách nhìn vũ trụ như một tư duy vĩ đại hơn là một cỗ máy vĩ đại, thông điệp mà cuốn sách này muốn gửi đến chúng ta là: để khoẻ mạnh và hạnh phúc, con người – một tiểu vũ trụ – được đặt trong bối cảnh của một vũ trụ nhất thể, thì quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người và vũ trụ là tôn trọng, khiêm nhường và yêu thương. Tình thương là nguồn năng lượng vô hạn mà trời đất ban tặng cho chúng ta, nhưng nhận được hay không lại phụ thuộc nơi chính bạn”.

          Văn hóa nhân học là khái niệm xuất phát từ nước Anh. Là một cách tiếp cận tổng hợp tạo ra trường phái nghiên cứu về nhân loại và văn hoá, mà một trong những hướng tiếp cận của nó là nghiên cứu về các hoạt động của con người.
          Người ta có thể nghiên cứu con người thông qua các nghiên cứu về khoa học tự nhiên như: sinh vật học, giải phẫu học, tâm lý học, bệnh học… hay qua nghiên cứu của khoa học xã hội như dân tộc học, nhân chủng học, khảo cổ học, văn học…
          Cuốn Năng lượng Tình thương bằng cách tiếp cận khoa học vật lý, khoa học nhân văn, vũ trụ học và tinh thần học… tác giả muốn tìm về cội nguồn, nghiên cứu bản thể của các phương pháp chữa bệnh tự nhiên của thế giới và của Việt Nam xưa và nay, thuộc lĩnh vực Y học Năng lượng và nằm trong nhóm y học bổ sung mà Dưỡng sinh Tâm thể được thể hiện như những ví dụ minh hoạ.


 
           “Với cách nhìn vũ trụ như một tư duy vĩ đại hơn là một cỗ máy vĩ đại, thông điệp mà cuốn sách này muốn gửi đến chúng ta là: để khoẻ mạnh và hạnh phúc, con người – một tiểu vũ trụ – được đặt trong bối cảnh của một vũ trụ nhất thể, thì quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người và vũ trụ là tôn trọng, khiêm nhường và yêu thương. Tình thương là nguồn năng lượng vô hạn mà trời đất ban tặng cho chúng ta, nhưng nhận được hay không lại phụ thuộc nơi chính bạn”.
          Những mục tiêu cơ bản của cuốn sách Năng lượng Tình thương:
          I. Vũ trụ vô cùng kỳ bí, hãy khiêm tốn học hỏi và bạn sẽ ngạc nhiên bởi phép màu của nó mang lại cho chính bạn
          Vũ trụ vô hạn và đầy bí ẩn. Sự hiểu hiểu biết của loài người hữu hạn. Phát biểu ngày 16-12-2008, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đài Quan sát Vật lý học Thiên thể Smithsonia ở bang Massachusetts – ông Alexey cho biết: nguồn “Năng lượng tối” cấu thành tới trên 70% vũ trụ và là một dạng “lực hấp dẫn đang kiềm chế vũ trụ, dù hiện vẫn chưa rõ nó thực sự là gì”.
          “Năng lượng tối” lại được phát hiện năm 1998, đã gợi lại sự quan tâm của giới khoa học đối với khái niệm của Albert Einstein về các hằng số vũ trụ – một biến thể của Học thuyết Tương đối, theo đó đặt giả thuyết về khả năng tồn tại một lực đẩy trong vũ trụ, để có thể giải thích được sự cân bằng với lực hấp dẫn trong vũ trụ. Bởi theo Einstein, nếu không tồn tại một lực đẩy như vậy, lực hấp dẫn sẽ khiến vũ trụ nổ tung.
          Theo những số đo của kính thiên văn vũ trụ Hubble, năng lượng tối bí ẩn, đang đẩy vũ trụ giãn ra, dường như là loại lực không đổi mà Albert Einstein từng dự đoán. Các nhà khoa học coi “Năng lượng tối” là một dạng năng lượng lạ.
          II. Vài nét tổng quan về vũ trụ – Những vấn đề gợi mở
          Trong những thập niên gần đây, khoa học đã trở nên ý thức được giới hạn nghiêm trọng của những cảm nhận thông qua ngũ quan con người:
          Về thị giác: Mắt của chúng ta có khả năng rất khiêm tốn. Nó chỉ cảm nhận được với một dải bức xạ khá hẹp, có chiều dài bước sóng khoảng 0,0004 – 0,0007cm, phần còn lại của sóng điện từ, chúng ta không thấy được. Vì thế, không nhìn thấy, không có nghĩa là không có. Chúng ta đang bơi trong biển cả của sóng năng lượng (bao gồm cả sóng năng lượng đã biết và chưa biết “Năng lượng tối”), chìm ngập trong đại dương sóng điện từ, tia gramma, tia cực tím, tia hồng ngoại, sóng vi ba, sóng rađio, sóng ngắn… Chúng ta cũng chỉ mới đặt tên cho một lượng rất ít các loại sóng hiện hữu.
          Về thính giác: Khả năng nghe âm thanh đối với con người, chỉ giới hạn trong khoảng 25 – 25000 Hz, trong khi đó, nhiều loài vật như loài chó, loài dơi… có thể nghe được dải tần số của sóng âm thanh lớn hơn nhiều lần.
          Về khứu giác: Mùi vị là sự khuếch tán vật chất trong không gian với nhiều cung bậc khác nhau. Khả năng khứu giác của loài người càng khiêm tốn so với các loài vật quanh ta: chó, ruồi…
          Như vậy khả năng cảm nhận của con người với vũ trụ trong dạng sóng năng lượng là rất hạn hẹp. Chỉ mới nhận biết khoảng ba phần trăm nghìn (0,0003) của các bức xạ năng lượng quanh ta.
          Khoa học công nghệ hiện đại của chúng ta mới chỉ phát hiện được một phần rất nhỏ của toàn bộ phổ năng lượng vũ trụ. Vera Rubin – nhà thiên văn học người Mỹ đã đưa ra khái niệm “vật chất tối”. Theo bà vũ trụ gồm hai phần: “Phần vật chất hữu hình và phần vật chất vô hình”. Bà nhấn mạnh “phần vật chất hữu hình là rất nhỏ (chiếm khoảng 10%)”. Các nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới đã kết luận: “Có một cái gì đó vô hình đang tương tác lên thế giới vật chất của chúng ta”.
          III. Sự nhất thể của vũ trụ bao gồm cả con người – Tiểu vũ trụ
          Cơ học cổ điển của Newton
          Newton Isaac (1642 – 1727) nhà bác học Anh vĩ đại – người đã xây dựng những định luật cơ bản của cơ học cổ điển, định luật vạn vật hấp dẫn, nghiên cứu sự tán sắc ánh sáng và nhiều hiện tượng quang học khác. Ông cũng là người đặt cơ sở cho phép tính vi phân, tích phân. Về mặt vũ trụ quan, Newton cũng đã có những đóng góp mang tính khuynh đảo. Trước Newton, người ta quan niệm rằng trái đất đứng yên và mặt trời quay quanh trái đất. Newton đã chỉ ra rằng theo định luật vạn vật hấp dẫn của ông, lực hấp dẫn sẽ làm cho mặt trăng chuyển động theo quí đạo hình elip xung quanh trái đất và các hành tinh khác (bao gồm cả trái đất), chuyển động theo quỹ đạo hình elip xung quanh mặt trời. Căn cứ vào định luật này, Newton khẳng định rằng các ngôi sao hút lẫn nhau (điều này hoàn toàn phù hợp với Kinh Dịch)… Từ vũ trụ quan khuynh đảo này, hàng loạt các ngành khoa học về thiên văn học, chiêm tinh học, vũ trụ học ra đời. Người ta bắt đầu giải thích về thủy triều, về các mùa trong năm, về quỹ đạo bay của các con tàu vũ trụ, và tình trạng mất trọng lượng khi bay ra ngoài phạm vi chịu trường của trái đất…
          Trong thế giới hữu hình, Newton đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Tuy nhiên bất cứ một lý thuyết vật lý nào cũng chỉ là tạm thời. Một lý thuyết vật lý tốt là nó đưa ra được nhiều tiên đoán. Mỗi lý thuyết chỉ có thể đúng trong những miền ứng dụng.
          Cơ học lượng tử
          Cơ học lượng tử là lý thuyết phát triển từ nguyên lýlượng tử của Planck và nguyên lý bất định của Heisenberg.
          Nguyên lý lượng tử là ý tưởng cho rằng, ánh sáng (hoặc bất kỳ một sóng cổ điển nào khác), có thể hấp thụ theo từng lượng nhỏ rời rạc, gọi là lượng tử. Trong Cơ học lượng tử có một hạt, ta không ghi nhận được trực tiếp, nhưng sự tồn tại của nó gây ra những hệ quả có thể đo được, gọi là hạt ảo; một không gian thời gian bốn chiều, mỗi điểm tương ứng với một sự cố; nhị nguyên sóng/ hạt (không có sự khác biệt giữa sóng và hạt, một hạt đôi khi có dạng của sóng và ngược lại). Nguyên lý bất định xác nhận ta không bao giờ đo được chính xác cùng một lúc vận tốc và vị trí của hạt; càng biết chính xác đại lượng này, thì lại càng ít biết chính xác về đại lượng kia.
          Nguyên lý bất định đã phát tín hiệu về sự cáo chung cho giấc mơ về một nguyên lý khoa học, một mô hình của vũ trụ hoàn toàn có tính chất tất định. Như thế có nghĩa là, người ta không thể tiên đoán những sự kiện tương lai một cách chính xác.
          Đầu thế kỷ XX, Heisenberg (1901 – 1976) nhà vật lý nổi tiếng người Đức đã cùng hai nhà vật lý người Ý và Áo, xây dựng lại lý thuyết Cơ học lượng tử trên cơ sở của nguyên lý bất định: “Các hạt không có vị trí và vận tốc tách bạch và hoàn toàn xác định. Thay vì thế, chúng có một trạng thái lượng tử là tổ hợp của vị trí và vận tốc.”
          Do đó cơ học lượng tử đã đưa vào khoa học một yếu tố không thể tránh khỏi yếu tố ngẫu nhiên (hay không thể tiên đoán). Cơ học lượng tử là cơ sở cho hầu hết các ngành khoa học và công nghệ hiện đại. Nó điều khiển hành vi của transto và các mạch tích hợp – thành phần cơ bản của công nghệ điện tử như: tivi, computer… nền tảng của khoa học công nghệ hiện đại cũng là nền tảng của hóa học và sinh học hiện đaị. Tuy nhiên, có một khu vực mà cơ học lượng tử không thể xâm nhập được một cách hiệu quả – đó là hấp dẫn và cấu trúc của vũ trụ ở quy mô lớn. Phải chăng đây chính là miền còn bỏ ngỏ.
          Einstein đã có lý khi nói rằng: “Chúa không chơi trò xúc xắc”. Vũ trụ không phải được điều khiển bởi sự may rủi, nó được điều khiển theo quy luật tối ưu của tạo hóa.
          Sự bế tắc của cách tiếp cận từ lý thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử, những khát vọng
          Cho đến nay, khó có thể xây dựng được một lý thuyết mô tả được toàn thể vũ trụ trong tổng thể của nó.
          Nhiều ngàn năm trôi qua, càng ngày càng sáng tỏ một điều: Vũ trụ không phải là tùy tiện, mà nó được điều khiển bởi quy luật tối ưu xác định.
          Vũ trụ bao la huyền bí của chúng ta giống như một tư duy vĩ đại hơn là một cỗ máy vĩ đại.
          Liệu thế giới không thể phân chia? Liệu tồn tại các thế giới song song?
          Aristotle, nhà triết học Hy Lạp (384 – 322 TCN) tin rằng toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành từ bốn yếu tố cơ bản: Đất, Không khí, Nước và Lửa. Các yếu tố này được tác động bởi hai lực hút và đẩy.
          Triết lý của quan điểm này của cấu trúc vật chất trong vũ trụ, trùng với triết lý cấu trúc vũ trụ của phương Đông, mà điển hình là của Kinh Dịch, đó là Âm – Dương, Ngũ hành tồn tại từ ba nghìn năm (TCN) cho đến nay. Theo đó, năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cơ bản tạo thành vật chất của vũ trụ.
          Triết lý của vấn đề là:
          - Thế giới là một thể thống nhất, không thể phân chia. Cấu trúc của vật chất trong vũ trụ là một khối thống nhất,… Không thể phân chia, tức không có phần tử nhỏ nhất, không có viên gạch cuối cùng mà hàng trăm năm, ngành cơ học lượng tử cố công tìm kiếm.
          - Giữa các vật thể luôn luôn tồn tại các trường, biểu hiện bằng lực hút, lực đẩy hay gọi chung là lực tương tác.
          - Vật chất luôn vận hành, luôn biến đổi không ngưng nghỉ, theo quy luật Âm – Dương, Ngũ hành. Theo Kinh Dịch, trong vũ trụ có một điều không thay đổi đó là sự vận hành không ngưng nghỉ.
          Song hành tồn tại với quan điểm của Aristotle là một quan điểm đối lập, điển hình là Democristus nhà bác học Hy Lạp (460 – 370) cho rằng vật chất vốn có dạng hạt mà hạt nhỏ nhất (hạt cơ bản) là nguyên tử không thể phân chia được nữa.
          Hai quan điểm đối nghịch trên cứ song hành tồn tại cho đến tận những năm đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận tưởng đã ngã ngũ với phần thắng thuộc những người theo nguyên tử luận.
          Nguyên tử luậnNhững thành công và bế tắc
          Trong suốt thế kỷ XX, các nhà bác học đã sôi nổi đi tìm cấu trúc của hạt cơ bản và người ta nhận thấy hạt cơ bản bị phân chia từ Electron> Proton> Nơtron> tới dạng hạt Quark – cũng chưa phải là nhỏ nhất, vì hạt Quark có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng. Điều huyền bí là chúng lại có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với các hạt mà từ đó chúng sinh ra và đặc biệt là những hạt này phân rã rất nhanh để lại thành Proton và Nơtron.
          Niềm tin của những nhà “nguyên tử luận” bị lung lay… và họ tiếp tục tìm ra lý thuyết” Dây” và “siêu Dây” – dạng vật chất của vũ trụ trước đây được xem như hạt, thì giờ đây được biểu diễn như những sóng chạy dọc theo “dây”. Nhưng lý thuyết “Dây” chỉ đúng khi khi không gian, thời gian phải có tới mười chiều, hoặc mười sáu chiều, chứ không phải là không gian chỉ có bốn chiều như chúng ta hiện nay (ba chiều không gian, một chiều thời gian). Nếu quả thật có sự tồn tại nhiều chiều không gian, thời gian, tại sao chúng ta không cảm nhận được?
          Phải chăng tồn tại những vũ trụ song song? Liệu vật chất là liên tục và thế giới không thể phân chia? Nền vật lý hiện đại có một ảnh hưởng sâu đậm hầu như trên mọi hình thái của xã hội loài người. Nó đã trở thành cơ sở của nền khoa học tự nhiên và sự liên hệ tương hỗ giữa khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Nó làm biến đổi sâu sắc điều kiện sống của chúng ta, cả tốt/xấu. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về thế giới nguyên tử nửa cuối thế kỷ XX đã phát hiện một cách bất ngờ các quan niệm cổ điển, buộc ta phải có sự sửa đổi triệt để về nhiều khái niệm.
          Thế giới quan của chúng ta cũng bắt đầu thay đổi, dù muốn hay không muốn. Thế kỷ XXI. Khởi đầu cho sự thắng thế của quan niệm vũ trụ không thể phân chia của nhà triết học vĩ đại Aristotle. Đó là vũ trụ là đồng nhất thể, vật chất là liên tục và không thể phân chia, và vận hành không ngưng nghỉ theo quy luật Âm – Dương, Ngũ hành. Thế giới (dù tầm vi mô hay vĩ mô) cũng là một thể thống nhất không thể phân chia.
          Mặt khác ngày nay, chưa có lý do để phủ nhận sự tồn tại của những thế giới song song theo bất kỳ nghĩa nào. Người ta thấy rằng, vũ trụ ngày nay giống như là một tư duy vĩ đại hơn một cỗ máy vĩ đại.
          Và, phải chăng đó là con đường của trái tim?
 

Tác giả bài viết: MAI THỤC

Tổng số điểm của bài viết là: 131 trong 31 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 31 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây