Trường Sinh học ở một miền quê xứ Nghệ

Thứ sáu - 26/10/2012 05:47

Trường Sinh học ở một miền quê xứ Nghệ

Câu lạc bộ Trường Sinh học xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được thành lập từ năm 2009. Những người tham gia Câu lạc bộ này không chỉ là người dân xã Quỳnh Giang mà còn là những người dân ở các xã lân cận như Cầu Giát, Quỳnh Hồng. Quỳnh Giang là một trong những xã có tiếng của huyện Quỳnh Lưu về phong trào học môn Trường Sinh học.

          Câu lạc bộ Trường Sinh học xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được thành lập từ năm 2009. Những người tham gia Câu lạc bộ này không chỉ là người dân xã Quỳnh Giang mà còn là những người dân ở các xã lân cận như Cầu Giát, Quỳnh Hồng.
 

Môn sinh Hồ Trọng Tú

          Quỳnh Giang là một trong những xã có tiếng của huyện Quỳnh Lưu về phong trào học môn Trường Sinh học. Theo thống kê sơ bộ, đến nay cả xã có khoảng 200 người đã theo học môn học này, trong đó có 2 người đã học Cấp 4 và 30 người đã học Cấp 3. Hầu hết những môn sinh ở đây đều học ở CLB Trường Năng lượng Sinh học Hội Vân, Phù Cát, Bình Định do cô Hồ Thị Thu phụ trách.
          Vì sao Quỳnh Giang lại là nơi có nhiều người học môn học này như vậy? Bởi “tiếng lành đồn xa”, bắt đầu chỉ là một vài người đi học, sau đó thấy hiệu quả rất rõ rệt nên họ mách bảo lẫn nhau. Người đi học cứ đông dần, cho dù đường sá xa xôi, cách trở, đi lại vất vả, từ Quỳnh Lưu vào Bình Định phải vượt quãng đường hơn 800 cây số. Vất vả như thế nhưng vẫn nhiều người đi, vì họ nhìn thấy hiện thực là hiệu quả của môn học đã đem lại sức khỏe, hạnh phúc cho nhiều người, nhiều gia đình. Có người bệnh nặng, đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác vẫn không chữa khỏi bệnh, đến khi học Trường Sinh học về nhà ngồi tập một thời gian thì bệnh khỏi. Thật không thể nói hết niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của người bệnh.
          Cô Phan Thị Trúc một người có thâm niên vào loại lâu năm nhất của môn học này ở Quỳnh Giang (cô đã ngồi được 4 năm), kể: “Khi vào Hội Vân học tuần đầu, mình biết rằng vậy là mình đã sống, bởi vì tôi đã đi chữa ở nhiều bệnh viện, đã học nhiều môn học như “vẫy tay” (Đạt Ma dịch cân kinh), tập dưỡng sinh… nhưng bệnh vẫn chưa khỏi. Bây giờ lúc nào tôi cũng vui vẻ tự tin, học được môn học này tôi cảm thấy như mình đã “được vàng”. Và, có lẽ còn quý hơn cả vàng vì trong 4 năm nay tôi không phải dùng thuốc mà dùng năng lượng sinh học đẩy lùi được 8 loại bệnh liên quan như: tim, áp huyết, khớp, thiểu năng tuần hoàn não…” Cô còn khẳng định đầy tự hào khi cả nhà cô đều tham gia học Trường Sinh học, từ vợ chồng, các con, trai, gái, dâu, rể,… đều ngồi thiền. 
          Còn cô Lâm lại tâm tình: cô ngồi thiền mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ, chồng cô đôi lúc không bằng lòng vào bảo “Sao phải ngồi nhiều thế?”. Cô nói với chồng rằng: “Tôi ngồi thiền cũng là làm kinh tế đó ông ạ!”. Mọi người cười vui, nhưng nghĩ ra cũng đúng như vậy thật. Cô bệnh nhiều, ngồi thì không phải uống thuốc, hàng tháng đỡ được mấy triệu đồng do không phải mua thuốc, lại không phải khổ sở đến “thăm” bệnh viện. Và còn bao nhiêu người nữa, mỗi người một bệnh, nhưng sau một thời gian ngồi tập thu năng lượng sinh học đều có kết quả tốt.

 

Các môn sinh ở Quỳnh Giang trong giờ luyện Thiền Trường Sinh học

          Mỗi lần đến Câu lạc bộ, chúng tôi trao đổi với nhau về kinh nghiệm ngồi thế nào cho đạt hiệu quả cao, cách phụ bệnh, người bệnh nhẹ phụ giúp cho người bệnh nặng – một Câu lạc bộ ấm áp tình người. Đến với môn học Trường Sinh học ai cũng nhận ra rằng: Phải chiến thắng chính bản thân mình, vượt qua đau đớn, kiên trì tu tập thì mới đạt được hiệu quả. Đặc biệt, môn học giúp mọi người hướng thiện, giàu lòng yêu thương con người, không so đo tính toán khi giúp đỡ người khác mà xem việc giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc của mình. Thật đúng như tư tưởng của môn học và tâm nguyện của Đức Tổ sư Đasira Narada và những gì mà cô Thu đã truyền dạy. Quả là một môn học đầy tính nhân văn.
          Tôi tuy không phải là người Quỳnh Giang nhưng lại là giáo viên dạy học ở Trường THCS Quỳnh Giang. Nhờ đó mà tôi có được cơ duyên đến với môn học này. Trường chúng tôi hiện nay đã có 6 giáo viên tham gia môn học. Mỗi ngày đến trường gặp nhau ai cũng nở nụ cười hạnh phúc vì ngày càng khỏe và an vui hơn.
          Mong rằng môn học này đến được với nhiều miền quê hơn nữa, để họ có được niềm vui, niềm hạnh phúc, không phải đau đớn bệnh tật kéo dài một thời như chúng tôi.

Tác giả bài viết: Môn sinh HOÀNG THỊ HƯỜNG & HỒ TRỌNG TÚ (Trường THCS Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An. ĐT: 0917318199. E-mail: hotrongtu@gmail.com)

Tổng số điểm của bài viết là: 233 trong 57 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 57 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Ngô Đình Phương Hảo

    Tôi muốn bạn Hồ Trọng Tú cho biết ở CLB Quỳnh Giang có tổ chức khai mở Luân xa hay không? hay là vẫn phải vào Hội Vân? Để tôi và các bạn sẽ về Quỳnh Giang xin gia nhập CLB. Xin cảm ơn !?

     Ngô Đình Phương Hảo  haonghiathuan@gmail.com  26/01/2013 10:32
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây