Chuyện của tôi

Thứ năm - 24/10/2013 05:39

Chuyện của tôi

Cứ như vậy tôi tự động viên mình và cố gắng luyện tập mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối. Thời gian đầu, tôi tự đặt mục tiêu mức ngồi hoa sen 60 phút rồi nâng dần lên. Nếu chưa đạt mức quy định, phải nghiêm túc tự kiểm điểm xem nguyên nhân vì đâu? Tại sao mình không vượt qua được chính mình?

        Gần 36 năm công tác trong ngành giáo dục, đến lúc chuẩn bị về hưu nghĩ đến việc phải xa rời công việc mình yêu thích, xa đồng nghiệp, học sinh, xa mái trường thân yêu mà tôi đã gắn bó từ thuở ấu thơ, tôi rất buồn. Nhưng có lẽ buồn nhất vẫn là khi nghĩ đến việc về hưu gắn liền với tuổi già đã ập đến, đã đến giai đoạn lão bệnh. Tôi thường nói đùa với các đồng nghiệp: Thế là giờ đây tôi đã sức tàn, lực kiệt, vũ khí hoen rỉ, không còn đủ sức chiến đấu, không còn ở vị trí tuyến đầu nữa, phải lui về tuyến sau an dưỡng.


 
        Bởi yêu thích các môn thể thao, ngoài giờ chuyên môn, tôi đều tham gia tập luyện các môn cầu lông, bóng bàn, chạy bền… đặc biệt ham thích bóng chuyền. Là cầu thủ có hạng… của trường, tôi thường xuyên tham gia các giải thi đấu do ngành và địa phương tổ chức. Nhìn bề ngoài, tôi là người khỏe mạnh, ít bệnh tật. nhưng có ai biết tôi đang bị các bệnh kinh niên hành hạ như: thần kinh tọa, dạ dày, đại tràng, trĩ nội… Rất khổ mỗi khi đại tiện, thường là một tuần (hay hơn nữa) mới “đi” được một lần, nhưng rất vất vả, bị táo bón, thậm chí ra cả máu tươi, hậu môn có lúc bị phồng lên như xăm xe dùng lâu bơm căng,… Tôi rất sợ mỗi khi phải đại tiện, lại còn phải kiêng cữ đủ thứ... Vì vậy, tôi rất tích cực tập luyện thể dục đồng thời điều trị các loại thuốc tây, đông, nam, bắc,… Hễ ai bày cho thuốc gì, lá gì, hoặc xem trên mạng là tôi bắt tay vào thực hiện ngay. Nhờ vậy, tôi rất quen với các loại lá thuốc như: kim ngân, ngải cứu trời, cứt lợn, chuối chát,… Ở quê tôi rất sẵn những thứ này, nên cứ hái nấu nước uống thay nước trà giải khát cả ngày. Tuy vậy, bệnh tình nó chỉ lui binh chờ thời cơ chứ nó không chịu buông tha tôi, cứ đeo bám dai dẳng hễ có cơ hội là chúng lại tấn công.
        Đã vậy, vào tháng 3 năm 2011, tôi bị bệnh clômcô, dân gian gọi thiên đầu thống (sau này tôi mới biết). Tôi điều trị kết hợp thuốc tây và thuốc nam, cắt được cơn đau đầu. Tôi cứ tưởng đau đầu, viêm não gì đấy (vì rất đau), mắt tôi sưng mọng, đồng tử giãn hết, thật khó chịu. Tôi tiêm thuốc tây và uống thuốc nam, mắt không còn sưng nhưng nhìn không rõ như trước. Tôi xuống phòng khám mắt của bác sĩ Nam ở Cầu Giát, ông bảo tôi bị clômcô cả 2 mắt. Ông còn nói thêm: “Phúc nhà chị lớn nên không bị hư mắt, chị phải được điều trị và mổ mắt. Tùy chị quyết định”. Tôi đã xin phép ông ra về.
        Tối hôm đó, tôi được người nhà đưa ngay đi Viện Mắt ở Hà Nội. Sáng thứ Hai vào khám, bà giáo sư khám cho tôi cũng bảo y như bác sỹ Nam và cho tôi nhập viện ngay. Buổi chiều, tôi được làm các xét nghiệm, mắt tôi chỉ còn 2/10, 3/10. Ngày thứ Hai và thứ Ba tôi mổ liên tiếp cả 2 mắt, thay thủy tinh thể và nằm lại điều trị tại Viện Mắt 10 ngày. Một tuần lễ sau khi ra viện phải kiểm tra lại, cứ hàng tháng lại ra kiểm tra. Sang năm 2012, cứ 2 tháng 1 lần tôi lại ra Hà Nội khám bệnh, mỗi lần đi kiểm tra ít nhất cũng phải có 2 triệu đồng. Sau này tôi đã xin được kiểm tra tại phòng khám chất lượng cao ở Thị xã Thái Hòa.
        Cuối năm 2012, cơ duyên cho tôi được biết có lớp học thiền Trường Sinh học Năng lượng ở Bình Định, Bình Dương,… Tôi đã tìm hiểu và đăng ký nhưng chưa có điều kiện để đi, vả lại cũng đã giáp tết rồi nên tôi quyết định ra tết ngày rộng tháng dài sẽ học. May thay, tháng 3 năm 2013, tôi đã có đủ nhân duyên được nhập học Cấp 1 và Cấp 2 tại chùa Thượng (Hà nội). Và rồi, tôi về quê tập luyện tại nhà theo hướng dẫn. Đến tháng 8 năm 2013 tôi được học lớp Cấp 3 (khai mở âm dương).
        Cho đến nay, sau 7 tháng luyện tập, nhiều hôm hai chân đau như bị ai bẻ ngang ống quyển, như có mủ trong khớp bàn chân. Nhưng cứ nghĩ đến những cơn đau của bệnh, nghĩ đến việc các vị giảng huấn, hướng dẫn viên, tình nguyện viên không quản đường xá xa xôi từ Nam ra Bắc, vất vả, mệt nhọc, tốn cả thì giờ và tiền bạc, chỉ với một mục đích giúp mọi người. Mình cần phải cố gắng, tự mình chữa bệnh cho bản thân mọi lúc, mọi nơi. Mình phải làm sao cho “bác sĩ” trong con người mình thức dậy và tự giác làm nhiệm vụ chữa bệnh cho mình. Mỗi một Luân xa được khai mở là mình đã có thêm một bác sĩ, với tủ thuốc thiên nhiên khổng lồ sẵn sàng phục vụ 24/24 – vậy thì tại sao mình lại không biết sử dụng nhỉ. Tôi lại nhớ đến  sư thầy ở chùa Thượng, sau mỗi bữa cơm tối lại xuống nhà ngang gọi chúng tôi: “Mọi người ơi! Đi tập nào!”. Lời mời gọi vừa ngọt ngào vừa như mệnh lệnh, thế là chúng tôi lại vui vẻ theo sư thầy lên đại điện để luyện tập và được phụ bệnh… Không biết tôi có còn cơ hội để học tiếp ở chùa Thượng nữa không, có còn nghe tiếng gọi của sư thầy? Vì quê tôi đã có cơ duyên vừa mở được một lớp học. Một vị giảng huấn đã nói với tôi: vui, buồn, suy nghĩ, tính toán, tham vọng,… mỗi thứ bớt đi một tí… cuộc sống sẽ tốt lên biết bao. Lại nghĩ đến hình ảnh của Đức Tổ sư Đasira Narada trải qua 18 năm tu luyện trong hang đá, quên đi thân phận cao quý, những ham muốn của bản thân, nhịn đói, nhịn khát cũng chỉ vì muốn tìm ra con đường chữa bệnh cho nhân loại đơn giản nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất… thì đau đớn của thể xác có là gì đâu. Tôi nhớ, Bác Hồ đã từng viết:
                  “Gạo đem vào giã bao đau đớn
                Gạo giã xong rồi trắng tựu bông
                Sống ở trên đời người cũng vậy
                Gian nan rèn luyện mới thành công”.

        Nếu không biết bỏ chút công sức, không chịu đổ ít mồ hôi, thậm chí là cả nước mắt, thì làm sao có được thành quả, làm sao đẩy lùi bệnh tật!? Phải:
                  “Kiên trì và nhẫn nại
                Quyết không lùi một phân
                Vật chất tuy đau khổ
                Không nao núng tinh thần”.

        Cứ như vậy tôi tự động viên mình và cố gắng luyện tập mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối. Thời gian đầu, tôi tự đặt mục tiêu mức ngồi hoa sen 60 phút rồi nâng dần lên. Nếu chưa đạt mức quy định, phải nghiêm túc tự kiểm điểm xem nguyên nhân vì đâu? Tại sao mình không vượt qua được chính mình? Mọi lời nói, cử chỉ, hành động,… có vấn đề gì chưa chuẩn để tự điều chỉnh? Hoặc lúc đó mần (tiếng quê tôi) chưa đạt phải mần lại.
        Hiện nay tình trạng bệnh của tôi đã ổn định. Chỉ có tôi tấn công chúng chứ nhất định không cho chúng có cơ hội tấn công lại tôi. Sau lần kiểm tra gần đây nhất bác sĩ bảo mắt tôi tái tạo và phát triển rất tốt. Hễ thấy đau ở đâu là tôi lại tập, lại huy động “bác sĩ” của mình để chữa bệnh cho mình. Hiện tôi chỉ còn cảm giác hơi bị tê chân mỗi khi luyện tập nữa thôi. Tôi đã “ngộ” ra được rằng: Tiếp thu bài học lý thuyết và kinh nghiệm, cần kiên trì luyện tập trong bất cứ tình huống nào. Hãy tạo cho mình thói quen cứ đến giờ là ngồi tập, khi đã ngồi tập thì ai gọi hay có việc gì cũng không quan tâm, chưa tập được chưa yên. Tôi tự bảo mình phải nỗ lực luyện tập để đẩy lùi bệnh tật, giúp con cháu yên tâm hơn trong công việc, chí ít cũng làm gương cho chúng noi theo để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể thanh thản ra đi mà không phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí.
        Nhân dịp kỷ niệm 167 năm ngày sinh của Đức Tổ sư Đasira Narada, tôi muốn qua trang viết này gởi lòng biết ơn của mình đối với tất cả các vị giảng huấn, hướng dẫn viên, tình nguyện viên, Ban Biên tập trang thông tin điện tử của CLB Trường Sinh học Dưỡng sinh, những người đồng môn tâm huyết, những môn sinh tích cực, những vị Mạnh Thường Quân âm thầm lặng lẽ đã hết mình chăm lo để môn Trường Sinh học đến được với mọi người và phát triển không ngừng. Quý vị đã đem đến niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình.
 

Tác giả bài viết: Môn sinh NGÔ ĐÌNH PHƯƠNG HẢO (Cựu Giáo chức Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0972478657. Email: haonghiathuan@gmail.com)

Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng  ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 108 trong 25 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 25 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Luyện tập Dưỡng sinh Trường Sinh học phải đảm bảo 4 yêu cầu: Tập đúng, tập đủ, tập đều và tập đạt, theo 4 chữ Tâm là: Thành tâm, thiện tâm, quyết tâm và tịnh tâm,… Dưỡng sinh ứng dụng Trường Năng lượng Sinh học đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho rất nhiều trường hợp hàng ngày phải chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là với người nghèo mang bệnh trọng.

  • Trần Đại Thắng

    Tôi muốn bác có thể chia sẻ phương pháp nào mà bác có thể tập thiền có kết quả cao nhất. Bản thân tôi cũng mới theo môn Trường Sinh học nên trong tập luyện vẫn chưa tập trung được nhiều. Mong bác cho biết một vài kinh nghiệm của bản thân. Xin cám ơn bác!
    Hộp thư: nguoichienthangungthu@yahoo.com.vn

     Trần Đại Thắng  nguoichienthangungthu@yahoo.com.vn  19/11/2013 09:58
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây