Trí giả không tranh biện

Thứ tư - 28/02/2018 05:07
“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc Giác giả và Trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.
Trí giả không tranh biện
Khổng Tử
 
       Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.
       Hai người nghe nói Khổng Tử là một bậc thánh hiền, họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn phải cấp thú săn cho người thợ săn cao. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. Ông chỉ có hư danh!”
       Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai, 3 lần 8 là 24, và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?”. Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
       Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì, chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ, dù sớm hay muộn.

Tác giả bài viết: QUÁN MINH

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • phan quang

    Đồng ý với câu chuyện này ở góc độ gần như "vô thưởng vô phạt", bởi vì: người thợ săn lùn kia cũng chỉ mất chút ít thực phẩm săn được và vấn đề 3 lần 8 là 24 hay 23 cũng không quan trọng gì, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của anh ta cả.
    Tuy nhiên, trong cuộc sống rất rất nhiều cái lại cần phải phân rõ đúng - sai, đen - trắng chứ không thể thế nào cũng được, bởi cái đúng sai ấy nó ảnh hưởng tới đồng tiền bát gạo của ta, nó ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của ta, thậm chí ảnh hưởng tới sinh mạng chính trị của con người (đúng sai trong các vụ án).
    Vậy nên, câu chuyện này chỉ có ý nghĩa giúp người ta nên tránh tranh luận trong những chuyện vô thưởng vô phạt mà thôi, hoặc giúp người ta học cách nhẫn nhịn những cái không đáng tranh luận.

     phan quang  siphubacha2105@gmail.com  13/04/2017 10:45
  • guess

    Thật chưa hiểu hết ý nghĩa câu chuyện, nhưng nếu là tôi thì sẽ đưa cho ông kia 23 đồng và yêu cầu anh ta trả lại ba lần, mỗi lần 8 đồng. Mất đồng tiền, anh ta sẽ tự nhiên hiểu.
    Thật tôi chỉ mới học xong thpt và không học đại học nhưng tự thấy, theo sự tiến hóa của khoa học kỹ thuật thì bậc trí giả thời xưa chưa bằng một lao động phổ thông bây giờ! Nhưng khuyên đừng chạm mặt lại anh 8*4 = 23 đó!
    Vui tí!

     guess  guess@gmail.com  03/02/2017 20:31
    • @guess Khổng Tử chơi đểu nó thế, nền văn hóa Trung Hoa nó thế, dậy thằng khôn thôi, còn thằng ngu kệ nó cho nó chết, ko như văn hóa xã hội phương Tây là dậy cho thằng ngu nó khôn ra, còn thằng khôn thành thằng giỏi.

       hoang nam  traitimcuarong_968@yahoo.com.vn  28/02/2017 12:18
Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây