Những điều các bậc đại nhân đã Giác Ngộ

Chủ nhật - 31/08/2014 05:26

Những điều các bậc đại nhân đã Giác Ngộ

Những điều Giác Ngộ của các bậc đại nhân. Họ là những vị đã tinh tấn hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được bến Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, các vị đều dùng tám điều Giác Ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến cho chúng sanh ai cũng Giác Ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh.

          1. Giác Ngộ rằng cuộc đời là vô thường, những cấu tạo của bốn đại đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ,… Con người do tập hợp của năm ấm mà có, sinh diệt thay đổi không ngừng. Tâm ta là một nguồn suối phát sinh điều ác và thân ta là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như vậy thì dần dần thoát được cõi sinh tử.
          2. Giác Ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, bao nhiêu cực nhọc trong cõi sinh tử đều do ham muốn mà có. Người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh sai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái.
          3. Giác Ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi ta cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đời đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ.
          4. Giác Ngộ rằng thói quen lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc. Vì vậy, con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới.
          5. Giác Ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử. Các vị Bồ Tát thường xuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hóa cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn.
          6. Giác Ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra có nhiều oán hận và căm thù, vì thế lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác.
          7. Giác Ngộ rằng năm thứ dục vọng gây nên tội lỗi và hoạn nạn. Người xuất gia tuy sống trong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằng tài sản của mình chỉ là ba chiếc áo ca sa và một chiếc bình bát, tất cả đều là pháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp xử với tất cả mọi người.
          8. Giác Ngộ rằng vì lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Đại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sinh đều đạt tới niềm vui cứu cánh.


 
          Tám điều nói trên là những điều Giác Ngộ của các bậc đại nhân. Họ là những vị đã tinh tấn hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được bến Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, các vị đều dùng tám điều Giác Ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến cho chúng sanh ai cũng Giác Ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh.
 

Nguồn tin: Sưu tầm.

Tổng số điểm của bài viết là: 140 trong 32 đánh giá

Xếp hạng: 4.4 - 32 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây