Hãy thận trọng khi nói về tâm linh

Thứ năm - 24/11/2016 17:07
"Xin nhấn mạnh rằng, niềm tin vào sự huyền bí là nhu cầu có thật của con người, và theo các nhà khoa học, nó lớn hơn mọi chứng cớ phản bác".
Hãy thận trọng khi nói về tâm linh
        Nếu là nhà khoa học thực thụ thì người ta sẽ dễ dàng hiểu "niềm tin lớn hơn mọi chứng cớ phản bác" là kết luận chưa đủ để suy diễn ra một khẳng định mới là "không có sự huyền bí".
        Tiền đề của "niềm tin vào sự huyền bí" không phải bắt nguồn từ "nhu cầu có thật của con người" mà bắt nguồn từ:
        1/- Sự tồn tại có thật của nhiều hiện tượng huyền bí.
        2/- Nhiều trường hợp huyền bí khoa học chưa đủ khả năng chứng minh cụ thể lẫn lý luận minh triết để phản bác nhưng lại cố gắng đưa ra GIẢ THUYẾT CHỦ QUAN để phản bác. Thái độ cực đoan này của chính nhà khoa học đã trở thành phản khoa học và củng cố thêm niềm tin vào huyền bí đó, thậm chí đẩy người ta đến mê tín.

        Các nhà khoa học phê bình những người tin huyền bí là dân mê tín "cái có, sự khẳng định", ngược lại nhiều người tin có huyền bí phê bình các nhà khoa học là dân mê tín "cái không, sự phủ định", như vậy đều là dân mê tín chê nhau cả mà thôi.
        3/- Để trình bày vấn đề được thuyết phục thì người ta phải đi tổng hợp và phân tích, đối chiếu, phản biện hàng loạt hiện tượng tâm linh để nắm vững bản chất, nguồn gốc của tâm linh rồi người ta mới có kiến thức và lý luận giải thích các hiện tượng tâm linh. Các nhà khoa học hiện nay lại làm ngược đời : đi giải thích các hiện tượng rồi nhân tiện khẳng định bản chất của tâm linh. Như vậy các nhà khoa học càng nói nhiều người ta càng không chịu nghe.
        4/- Hiện tượng huyền bí thực ra cũng đã có những hệ thống kiến thức, triết lý từ xa xưa giải thích và trải nghiệm của con người qua nhiều nghìn năm chứng minh – điển hình là triết Phật và các nhà sư.
        Tôi xin nêu lại tình huống nghiên cứu về luân hồi.
        Trước các hiện tượng luân hồi đã xảy ra cụ thể, chính xác, các nhà khoa học đã giải thích gượng ép bằng học thuyết tâm lý tâm thần và thần kinh của mình. 
        Các nhà khoa học quy kết rằng luân hồi là quan điểm duy tâm, trong khi bản chất thuyết luân hồi không phải duy tâm. Những người chứng kiến và những người nghe không chấp nhận được cách giải thích đó vì thấy các nhà khoa học rõ ràng là đã có sự hiểu sai lầm và cảm thấy lý lẽ nhà khoa học rất nguỵ biện (trong khi các nhà khoa học lại tự tin về sự sáng suốt của mình).
        Khi các nhà nghiên cứu trẻ sơ sinh đã thấy những hiện tượng chỉ giải thích được bằng thuyết luân hồi chứ không thể giải thích bằng tâm lý học, thần kinh học được (trẻ vừa mới sinh ra không có thời gian trải nghiệm để xây dựng tâm sinh lý phức tạp của hoạt động thần kinh).
        Trước tình huống này các nhà khoa học "mê tín phủ nhận" im re và lờ đi. Cũng giống như họ lờ đi khi xét Khái niệm luân hồi về mặt khoa học thì nó hoàn toàn phù hợp tính có quy luật của thế giới. Xét xa hợn nữa ta sẽ thấy nghiên cứu về luân hồi chịu sự can thiệp ngấm ngầm nhưng rất kịch liệt của các tôn giáo khác đạo Phật.
        Không phải nhà khoa học nào cũng giữ được bản lĩnh không tôn giáo, nhà khoa học cũng có năm bảy đường nhà khoa học. Các nhà khoa học VN nên nghiên cứu một cách khách quan để có kết quả nhận định cụ thể của mình, chỉ nên coi kết quả nghiên cứu trên thế giới là tài liệu tham khảo.
        Cứ ngồi đọc tổng hợp về một vấn đề nhạy cảm, rồi suy diễn thì nguy cơ sai lệch so với thực tiễn là rất lớn. Đây chính là lý do tôi ủng hộ sự thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người của nước ta, mặc dù bước đầu có những va vấp khuyết điểm. Tôi nghĩ nhiệm vụ của trung tâm này không phải là cố gắng phủ nhận hay đả phá sự huyền bí mà là cố gắng hiểu huyền bí một cách khách quan.
        Giữ được lập trường khoa học thực sự khách quan là cực kỳ khó, đòi hỏi nhà khoa học không được định kiến mù quáng – khái niệm trong triết Phật là tránh chấp trước và phải giỏi (không vô minh). Không như vậy sẽ đi vào vết xe đổ "nhiệt tình cộng với ngu dốt là kẻ phá hoại".
        Những người theo triết Phật và những nhà sư chân chính rất không đồng tình với sự mê tín, mê tín là vô minh. Cũng không đồng tình với những nỗ lực chống mê tín nhưng lại làm tăng mê tín.

Tác giả bài viết: ĐẠO TRƯỜNG

Nguồn tin: www.phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 111 trong 26 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 26 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây