Duyên và Nợ

Chủ nhật - 30/11/2014 05:18

Duyên và Nợ

(HDPT) – Trong sự tái sinh luân hồi, duyên này cũng sẽ tồn tại như một linh hồn. nhân quả của ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau.

          (HDPT) – Trong sự tái sinh luân hồi, duyên này cũng sẽ tồn tại như một linh hồn. nhân quả của ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau.
          Trong thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện  hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau. Lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ con nữa. Họ đem lòng yêu nhau vì thấy có cái gì đó quyến luyến đối với họ.
          Đến ngày họ làm lễ thành thân thì cũng lúc đó Phật đi ngang nhìn thấy và cố tình ngăn cản cuộc tình đó, Đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài phải dùng pháp thiên nhãn thông (ngày nay khoa học gọi là ngoại cảm) cho họ thấy quá khứ của họ là mẹ con và họ đã nhận ra nhau.
          Trong Đạo Phật, kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một. Một sự chuyển đổi của một linh hồn từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.
          Duyên và Nợ
          Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên mới đến với nhau. Đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước. Ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội lên án là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Nhưng đối với  Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó  phải trả. Đến với tinh thần Phật Pháp, phải chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự Đạo Pháp mới mong được giải thoát nợ duyên đó.
          Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của Đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng. Vì vậy mà nghiệp vẫn còn, suốt kiếp vẫn sống trong luân hồi duyên và nợ.
          Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như: Vì sao ở  thế gian  có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng  chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay? Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?...
          Duyên Nợ đã hết
          Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm? Vì sao có đôi vợ chồng, người vợ bị chồng đánh đập, mắng chửi tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng, không rời bỏ được? Vì sao có người luôn quan tâm lo lắng và hết mực yêu thương người bạn ngoài đời hơn cả vợ, chồng của mình?


 
          Tất cả câu hỏi trên là vì nợ duyên đó vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ. Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp. Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không giải thoát. Như vậy chúng ta phải  tu tập từ kiếp này để sống cho thân tâm an lạc. Để tìm đến sự giải thoát trong hiện tại và tương lai.
 

Tác giả bài viết: THIỆN TÂM

Nguồn tin: www.huongdanphattu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 142 trong 33 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 33 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Thị Hoài Thảo

    Có duyên mới gặp được nhau, có nợ mới ở được với nhau. Nếu không ở được với nhau nữa có nghĩa là đã hết nợ. Ở được với nhau cũng đừng nghĩ là trả nợ cho nhau. Mà hãy sống tốt với nhau để kiếp sau không phải... trả nợ nữa.

     Nguyễn Thị Hoài Thảo  hoaithaoqt@gmail.com  30/11/2014 10:17
. "Sức khỏe là vốn quý nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mọi người dân; là trách nhiệm ... "
(Trích NQ TW4, Khóa VII) .
Bình luận mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây