1. Hãy tắt điện thoại, nói với mọi người bạn không muốn bị xáo trộn. Đóng cửa lại và bỏ tất cả thế giới phía sau. Đừng để cho buổi tập thiền bị gián đoạn. Để đạt tới trạng thái “tịnh tâm vô thức” cao hơn, điều quan trọng là tạo nên thói quen tập ngồi thiền hằng ngày. Bạn nên tập ngồi thiền ít nhất 2 lần/ngày, người bệnh nặng được khuyên nên ngồi nhiều lần hơn và nên tăng thời gian mỗi lần ngồi tập.
2. Thời gian tốt nhất để bạn tập ngồi thiền là lúc mặt trời mọc và lặn (trước bữa ăn sáng và trước bữa tối), giữa trưa hoặc nửa đêm. Trong sự yên bình của ban đêm, trước khi bạn đi ngủ và lúc mới ngũ dậy là thời gian ngồi thiền tốt nhất. Nên ngồi tập thiền vào một giờ nhất định, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình.
3. Sắp xếp một vị trí thuận lợi cho việc ngồi tập thiền. Luôn giữ nơi ngồi thiền sạch sẽ và thoáng mát là được. Nếu có điều kiện thì trang trí bằng cây cảnh, tĩnh vật,… nhưng phải thật đơn giản, không nên quá cầu kỳ hình thức. Treo ảnh của Đức Tổ sư Đasira Narada theo đúng hướng dẫn ở lớp, không tự ý sử dụng tranh, ảnh, tượng, phù điêu,… không đúng quy cách.
4. Khi ngồi tập luôn giữ cột sống thẳng. Khi thiền sâu, có dòng năng lượng đi từ cột sống tới não, nếu ta gục xuống hay ủ rũ với lưng cong làm ngăn cản dòng năng lượng này, suy giảm hơi thở và làm giảm quá trình “tịnh tâm vô thức” của tâm trí. Vì vậy, phải ngồi thẳng lưng trên mặt phẳng cố định như mặt sàn, không nên ngồi trên giường nệm hay ngồi trên gối nhỏ.
5. Khi tập thiền bạn không nên quá nôn nóng, muốn đạt hiệu quả ngay. Chú ý tìm đọc sách nâng cao về thiền. Hàng tuần nên đến tụ điểm tập thiền để được hưởng lực và chia sẻ kinh nghiệm. Tốt nhất là tự chọn cho mình một người trực tiếp hướng dẫn mà bạn tin tưởng.
Chú ý: Quý vị đăng lại bài viết ở Website hoặc phương tiện truyền thông khác xin vui lòng ghi rõ nguồn http://truongsinhhocds.com -Cám ơn!
Nếu không học cấp 4 có sao không ạ
Xin hỏi có nhất định phải ngồi dưới đất không ạ. Tôi có thể ngồi trên ghế hoặc trên giường không dùng đệm có được không. Hiệu quả có như nhau không a?
Cho tôi hỏi, ở TP HCM ở đâu co trung tâm Thiền Trường Sinh vậy?
Cháu tên là Đào Thị Hiền, ở Thái Bình. Cho cháu hỏi là giờ cháu muốn học ngồi thiền Trường Sinh học thì cháu cần đến địa chỉ nào ở Thái Bình. Cháu xin cảm ơn.
Sau khi đọc bài của ông Bảy Hạnh ở Vũng Tàu và bài của bà Hồ Thị Thu ở Đắk Lắk. Tôi cảm kích về tinh thần luyện tập của các môn sinh, thấy được lòng tự tin trong luyện tập, tinh thần vượt qua khó khăn ban đầu để thu được kết quả thật sự bất ngờ. Người đời nếu không theo, hoặc không để ý thì cho đây loạt truyện hoang tưởng thêu dệt. Nhưng sự kiên nhẫn, lòng tin đã làm nên điều không thể thành có thể. Đây là những điển hình sống để cho các môn sinh học tập và phải kiên nhẫn hàng ngày hàng giờ trong các buổi tập. Không ngừng tuyên truyền cho mọi người áp dụng để nâng cao sức khỏe cho bản thân gia đình và công đồng. Tôi chúc cho mọi môn sinh của Trường Sinh học Dưỡng sinh sang năm mới có nhiều sức khỏe. Năm mới thắng lợi mới. Sẽ gặp nhau nhiều nhiều.